Phân tích tình hình hoạt động marketing của Công ty

Một phần của tài liệu HOẠCH ĐỊNH CHIẾN lược KINH DOANH tại CÔNG TY sản XUẤT KINH DOANH vật LIỆU xây DỰNG LONG THỌ GIAI đoạn 2006 2010 (Trang 78 - 82)

II- Cơ cấu lao động

10. Nhu cầu xi măng tăng cao trong

4.2.3. Phân tích tình hình hoạt động marketing của Công ty

Hiện tại kênh phân phối của công ty chủ yếu là kênh gián tiếp, kênh gián tiếp được công ty xem trọng nên việc tuyển chọn các thành viên tham gia vào kênh đã được công ty chú trọng như một tổ chức, chính sách hợp đồng

qui định cụ thể. Việc làm ăn với các trung gian, kênh phân phối là một vấn đề mà ban lãnh đạo công ty rất quan tâm. Tuy nhiên, tiêu chuẩn một trung gian phân phối sản phẩm của công ty đưa ra như sau:

- Trung gian phải có tài chính đủ mạnh để đảm bảo khả năng thanh toán tín dụng Công ty đưa ra.

- Trung gian phải có giấy bảo lãnh của ngân hàng, đặc biệt là các trung gian ở xa

Trong những năm vừa qua công ty đã đưa ra nhiều chính sách khuyến khích các trung gian của mình. Các chính sách đó phần nào kích thích được nổ lực bán hàng của các trung gian phân phối. Các chính sách chủ yếu mà công ty đưa ra là chiết khấu cho khách hàng.

Chiết khấu thanh toán: Nếu khách hàng thanh toán trong tháng thì khách hàng được hưởng 3,3% trên số tiền được thanh toán đúng hạn( trong đó 2% chiết khấu thanh toán & 1,3% trợ giá vận chuyển). Nếu thanh toán trong tháng sau thì không được hưởng chiết khấu thanh toán và trợ giá vận chuyển.Nếu sang tháng thứ 3 kể từ tháng mua hàng, khách hàng không thanh toán thì công ty nhờ cơ quan pháp luật can thiệp để thu nợ.

Chiết khấu đặc biệt: Hàng tháng khách hàng tiêu thụ và thanh toán đầy đủ đúng hạn thì được hưởng chiết khấu như sau:

Số lượng Số tiền được hưởng chiết

khấu(đồng/ tấn)

100-200 tấn 2000

201-300 tấn 4000

301 tấn trở lên 6000

Các chính sách marketing nhằm hỗ trợ hoạt động phân phối - Chính sách sản phẩm:

Sản phẩm của công ty thuộc nhóm vật liệu xây dựng, chất lượng của sản phẩm có tầm quan trọng quyết định chất lượng các cấu kiện công trình xây dựng nên chất lượng là một yếu tố quan trọng để người tiêu dùng so sánh và quyết định mua.

Sản phẩm của Công ty có chất lượng đảm bảo yêu cầu, song không ổn định, do thành phần các yếu tố đầu vào luôn luôn biến động, do công tác quản lý chất lượng nhiều khi còn thiếu sót..

- Chính sách giá:

Dựa vào chi phí sản xuất, tiêu thụ và cung cầu thị trường Công ty đưa ra mức giá dự kiến và tổ chức bán thử sản phẩm, rồi tuỳ vào sự chấp nhận của thị trường mà Công ty tăng giảm giá bán so với mức giá dự kiến.

Trên thị trường giá cả luôn luôn biến động theo cung cầu sản phẩm. Định giá theo quan hệ cung cầu trên thị trường là hợp lý. Tuy nhiên không phải lúc nào cầu tăng Công ty cũng tăng giá bán mà còn tuỳ thuộc vào sự co giản của cầu đối với giá. Với đặc tính mùa vụ trong hoạt động tiêu thụ của Công ty, chính sách giá cần được xây dựng trên cơ sở quy luật mùa vụ. Một quyết định tăng giảm giá không đúng lúc sẽ gây hậu quả xấu cho hoạt động kinh doanh của Công ty. Bên cạnh đó thay đổi giá nhiều lần còn gây khó khăn cho công tác hạch toán kế toán, nhất là kế toán tiêu thụ.

- Chính sách khuyến mãi:

Trong thời gian vừa qua Công ty đã sử dụng các hoạt động khuyến mãi sau:

- Quảng cáo giới thiệu sản phẩm

Quảng cáo là cơ hội vàng để cho các doanh nghiệp nâng cao uy tín của mình góp phần đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá thúc đẩy sản xuất phát triển.

Nhận thức được tầm quan trọng của quảng cáo, ngoài việc thực hiện tốt các mục tiêu và chính sách chất lượng, Công ty Long Thọ còn tích cực trong công tác đẩy mạnh quảng cáo sản phẩm của mình. Tham gia tài trợ và quảng cáo; Quảng cáo trên tạp chí ngành và địa phương; Công tác tuyên truyền quảng cáo về hoạt động kinh doanh của Công ty trên các phương tiện thông tin đại chúng. Lắp dựng và thay mới hai bảng quảng cáo tại phía Bắc và Nam thành phố Huế. Tham gia các hội chợ để gặp gỡ và thưởng cho các khách hàng tiêu biểu của công ty.

4.2.4.Phân tích tình hình tài chính của Công ty

Bảng 11: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY THỜI KỲ 2003 - 2005

Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Giá trị (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ lệ (%) A- Tài sản 53.158 100,00 71.177 100.00 63.733 100,00 I- TSLĐ & ĐTNH 34.287 64,50 59.626 83,77 52.179 81,87 1. Tiền mặt 3.401 6,40 27.590 38,76 26.439 41,48

2. Khoản phải thu 11.920 22,42 2.919 4,10 7.957 12,493. Hàng tồn kho 18.309 34,44 29.045 40,81 17.774 27,89 3. Hàng tồn kho 18.309 34,44 29.045 40,81 17.774 27,89

4. TSNH khác 654 3,58 71 0,25 8 0,05

II- TSCĐ & ĐTDH 18.871 35,50 11.550 16,23 11.553 18,13

1. TSCĐ 18.871 35,50 11.550 16,23 11.553 18,13

2. Đầu tư dài hạn 0 0,00 0 0,00 0 0,00

B- Nguồn vốn 53.158 100,00 71.177 100,00 63.733 100,00I- Nợ phải trả 24.437 45,97 37.893 53,24 21.637 33,95 I- Nợ phải trả 24.437 45,97 37.893 53,24 21.637 33,95

1. Nợ ngắn hạn 5.526 10,40 19.956 28,04 14.842 23,29

2. Nợ dài hạn 18.910 35,57 17.937 25,20 6.794 10,66

II- Nguồn vốn CSH 28.721 54,03 33.283 46,76 42.095 66,05

(nguồn số liệu tại công ty)

Qua các năm ta thấy tổng tài sản tăng, năm 2004 tăng hơn so với năm 2003 là 1, 34 lần thể sự phát triển của công ty lớn mạnh của công ty. Trong đó lượng tiền mặt tăng cao nhất là năm 2004 tăng so với năm 2003 đến 8,11 lần. các khoản phải thu giảm mạnh ở các năm là năm 2003 khoản phải thu: 11.920 (triệu đồng) đã giảm mạnh ở các năm 2004 là: 2.919 (triệu đồng) và năm 2005 là 7.957 (triệu đồng). Đây là điều cố gắng rất lớn của công ty trong việc thu hồi nợ. Các khoản tiền mặt được thanh toán lớn và đột biến trong các năm thể hiện doanh thu và lợi nhuận lớn mạnh của công ty.

Nguồn vốn của công ty tăng khá nhanh nhất lừ nợ phải trả. Công ty cũng như các doanh nghiệp khác rất cần vốn lưu động trong đó vốn kinh doanh phần lớn công ty phải huy động từ vốn vay. Các khoản nợ ngắn hạn được giảm đáng kể từ năm 2003: 18.910 (triệu đồng); năm 2004: 17.937 (triệu đồng); năm 2005: 6.794 (triệu đồng). Khả năng thanh toán của công ty cao, đây thể hiện tính hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhìn vào bảng nguồn vốn của công ty, ta thấy điều là tại sao công ty không đầu tư vào tương lai cái gì cả? Ý nghĩ tại chổ vì sự đã có và cơ hội của ngành đạt được tăng trưởng đã làm cho công ty an phận và không cần đầu tư nhiều hơn nữa hay sao? Đây là điều cần phải suy nghĩ trong chiến lược phát triển công ty sau này.

Trong các năm này, khi sự phát triển lớn mạnh của công ty, khi đã được cổ phần hoá và sự quản lý kinh doanh được đi vào quy củ. Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tăng mạnh thật sự qua các năm. Đây là tín hiệu rất vui của hoạt động SXKD, đặt biệt nguồn vốn chủ sở hữu được huy động từ cán bộ công nhân viên chức nhà nước. Nó thể hiện sự phát triển là lớn mạnh thật sự của doanh nghiệp.

Bảng 12: Các chỉ tiêu tài chính

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Một phần của tài liệu HOẠCH ĐỊNH CHIẾN lược KINH DOANH tại CÔNG TY sản XUẤT KINH DOANH vật LIỆU xây DỰNG LONG THỌ GIAI đoạn 2006 2010 (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w