Phối hợp W-T

Một phần của tài liệu HOẠCH ĐỊNH CHIẾN lược KINH DOANH tại CÔNG TY sản XUẤT KINH DOANH vật LIỆU xây DỰNG LONG THỌ GIAI đoạn 2006 2010 (Trang 95 - 99)

- Lợi nhuận sau thuế triệu đồng 7.902 8.716 9.088 2 Chỉ tiêu về cơ cấu vốn

4. Phối hợp W-T

W 1,2,6,7 - T 3,6,7,8: Đầu tư đa dạng hoá sản phẩm để đáp ứng nhu cầu đòi hoá sản phẩm để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của khách hàng về chất lượng sản phẩm trong tình hình thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

W 3,4,5 - T 1,2,4,5: Khai thác vật tư trong nước thay thế hàng nhập khẩu; trong nước thay thế hàng nhập khẩu; giảm các chí phí sản xuất. Có kế hoạch sản xuất phù hợp với môi trường. Tăng cường công tác marketing, nắm bắt kịp thời các kênh thông tin của thị trường và của đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn.

4.4.1.2. Hoạch định các phương án chiến lược kinh doanh:

Sau khi phân thích ma trận SWOT và các mục tiêu xác định được của công ty, tác giả đã đề xuất phương án chiến lược kinh doanh sau đây:

PHƯƠNG ÁN 1: Chiến lược tăng trưởng tập trung: Phối hợp (S 1,2,6 - O 2,5,6,7; W 1,2,6,7 - T 3,6,7,8; S 2.3,4,6 - T 2,3,5,6; W 3,4,5, - O 5,6,7)

Công ty cần đầu tư mở rộng sản xuất để khai thác nhu cầu thị trường xi măng đang tăng cao. Đầu tư đa dạng hoá sản phẩm để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của khách hàng về chất lượng sản phẩm trong tình hình thị trường cạnh tranh gay gắt. Đa dạng hoá sản phẩm, tổ chức hoạt động marketing thật sự chuyên

nghiệp, xây dựng hình ảnh thương hiệu của công ty. Cần khai thác hết khả năng hiện có; quản lý tốt các yếu tố tạo nên giá thành sản phẩm, giảm chi phí giá thành sản phẩm.

PHƯƠNG ÁN 2: Chiến lược liên doanh liên kết: Phối hợp (W 1,2,6,7 - O 1,2,3,4; W 3,4,5 - T 1,2,4,5): Tập trung năng lực sản xuất, liên kết với các nhà đầu tư để thâm nhập và mở rộng thị trường trong điều kiện lượng nhu cầu xi măng ngày càng cao. Tiếp nhận kỹ thuật công nghệ tiên tiến; Có kế hoạch sản xuất phù hợp với môi trường mới. Tăng cường công tác marketing, nắm bắt kịp thời các kênh thông tin của thị trường và của đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn.

PHƯƠNG ÁN 3: Thu hẹp mặt hàng khai thác: Phối hợp (S 1,4,5,6 - T 1,7,8): Nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã phong phú để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi cao của khách hàng, tạo thế mạnh trong cạnh tranh sản phẩm. Thu hẹp các mặt hàng khác, tập trung phát triển xi măng mặt hàng chủ lực của công ty.

Phân tích các ưu điểm và nhược điểm của các phương án: PHƯƠNG ÁN 1:

Ưu điểm:

- Mở rộng sản xuất để khai thác nhu cầu thị trường xi măng.

- Khai thác năng lực kinh doanh của công ty và các cơ hội nếu có.

- Tăng doanh thu, lợi nhuận của công ty.

- Đa dạng hoá sản phẩm để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của khách hàng về chất lượng sản phẩm trong tình hình thị trường cạnh tranh.

Nhược điểm:

- Yêu cầu về Tài chính lớn.

- Thay đổi cơ cấu sản phẩm và thị trường PHƯƠNG ÁN 2:

Ưu điểm:

- Tập trung năng lực sản xuất, liên kết với các nhà đầu tư để thâm nhập và mở rộng thị trường.

- Tiếp nhận kỹ thuật công nghệ tiên tiến; Có kế hoạch sản xuất phù hợp với môi trường mới.

- Công tác marketing, nắm bắt kịp thời các kênh thông tin của thị trường nhanh chóng; đa dạng hoá sản phẩm.

- Giữ được vị trí trong cạnh tranh.

Nhược điểm:

- Yêu cầu về tài chính lớn.

- Có sự can thiệp của đối tác bên ngoài vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty do vậy có sự thay đổi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bấy lâu nay.

- Lợi nhuận sẽ bị chia sẽ. PHƯƠNG ÁN 3:

Ưu điểm:

- Nguồn lực (nhân sự, tài chính, tài sản...) không bị dàn trãi.

- Phát huy được thế mạnh hiện có, đáp ứng được một số mặt hàng hiện tại của công ty.

- Bình yên, có thể không cạnh tranh nhiều lắm đối với các đối thủ hiện tại và tiềm ẩn.

Nhược điểm:

- Không mở rộng sản xuất để khai thác hết nhu cầu thị trường xi măng đang tăng lên.

- Chưa khai thác năng lực kinh doanh của công ty và các cơ hội nếu có.

- Doanh thu, lợi nhuận của công ty không tăng lên đáng kể.

- Việc đa dạng hoá sản phẩm để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của khách hàng về chất lượng sản phẩm trong tình hình thị trường cạnh tranh không cao.

4.4.2. Đánh giá và lựa chọn chiến lược kinh doanh của Công ty

Sau khi phân tích các yếu tố môi trường vĩ mô, vi mô ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh và dự báo nhu cầu của thị truờng trong các năm tiếp theo của Công ty, xác định các mục tiêu thích hợp để tiến hành hoạch định chiến lược kinh doanh; và từ đó có những cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu của công ty mà tác giả xây dựng qua ma trận SWOT; Phân tích ma trận phối hợp cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu của công ty và từ đó đánh giá các phương án tối ưu. Đây là các phương án loại trừ lẫn nhau.

Từ các phương án 1, 2, 3 tác giả lựa chọn phương án chiến lược kinh doanh. Vận dụng ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng để đánh giá mỗi phuơng án đã nêu ở trên dựa trên các yếu tố ảnh hưởng của môi trường bên ngoài, môi trường bên trong được lấy từ bảng dữ liệu đã phân tích; kết quả phối hợp cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu của ma trận SWOT; các yếu tố ưu và nhược điểm của các phương án. Từ đó lựa chọn phương án chiến lược kinh doanh tối ưu của Công ty qua ma trận QSPM (Quantitative Strategic Planning Matrax).

Quy trình thiết lập ma trận QSPM như sau: - Liệt kê các yếu tố ảnh hưởng.

- Đánh giá tầm quan trọng của mỗi yếu tố và xác định hệ số quan trọng các yếu tố: 0,0 (không quan trọng) cho đến 0,1 là (quan trọng).

- Điểm đánh giá phù hợp từng phuơng án theo các mức độ: 4 (Tốt), 3 (khá), 2 (trung bình), 1 (yếu).

- Điểm quy đổi được tính bằng hệ số quan trọng nhân với điểm đánh giá.

- Tính tổng điểm. Phương án nào có số điểm cao nhất là phương án chiến lược tối ưu.

Bảng 21: Đánh giá và lựa chọn chiến lược kinh doanh của Công ty

Số Các tiêu thức đánh giá Hệ số Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3 Điểm đánh giá Điểm quy đổi Điểm đánh giá Điểm quy đổi Điểm đánh giá Điểm quy đổi

Một phần của tài liệu HOẠCH ĐỊNH CHIẾN lược KINH DOANH tại CÔNG TY sản XUẤT KINH DOANH vật LIỆU xây DỰNG LONG THỌ GIAI đoạn 2006 2010 (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w