Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu HOẠCH ĐỊNH CHIẾN lược KINH DOANH tại CÔNG TY sản XUẤT KINH DOANH vật LIỆU xây DỰNG LONG THỌ GIAI đoạn 2006 2010 (Trang 63 - 69)

II- Cơ cấu lao động

10 Máy lọc bụi tĩnh điện xưởng thành phẩm Cái 1

4.1.1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô

Thông qua phân tích ngoại cảnh vĩ mô để nghiên cứu các triển vọng và các nguy cơ trong tương lai của doanh nghiệp, giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp đề ra được những chiến lược, mục tiêu và hành động của doanh nghiệp đúng hướng và đứng vững được trong môi trường cạnh tranh của nền kinh tế thị trường. Dưới đây, chúng ta đi sâu phân tích các bộ phận của ngoại cảnh vĩ mô: kinh tế, công nghệ, xã hội, dân cư, chính trị-pháp luật và quốc tế. 4.1.1.1. Yếu tố môi trường kinh tế

Ngoại cảnh kinh tế của doanh nghiệp được xác định thông qua tiềm lực của nền kinh tế quốc gia. Các nhân tố quan trọng nhất để đánh giá tiềm lực này bao gồm: Mức tăng trưởng kinh tế, lãi xuất và xu hướng của lãi xuất, tỷ

giá hối đoái, mức độ lạm phát, mức độ tiêu dùng, mức độ thất nghiệp, hệ thống thuế và mức thuế, các khoản nợ. Đây là những yếu tố rất quan trọng, tác động mạnh hơn so với một số yếu tố khác của ngoại cảnh vĩ mô.

Mức tăng trưởng kinh tế hàng năm được đánh giá thông qua mức tăng GDP và mức tăng thu nhập bình quân đầu người/năm. Mức tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô và đặc trưng của các cơ hội cũng như các thách thức đối với doanh nghiệp.

Nền kinh tế nước ta trong những năm qua tăng trưởng ổn định và đạt ở mức cao đã kéo theo khả năng tiêu thụ hàng hóa trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, từ đó tạo ra triển vọng phát triển cho các doanh nghiệp và làm giảm đi áp lực cạnh tranh trong phạm vi của những ngành riêng biệt, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đồng đều các ngành kinh tế nói chung và ngành công nghiệp vật liệu xây dựng nói riêng. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước GDP bình quân tăng 7,5%/năm. GDP bình quân đầu người những năm qua cũng tăng lên rõ rệt.

Điểm thuận lợi đáng chú ý là nền kinh tế nước ta trong giai đoạn vừa qua đang chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng dần tỷ trọng GDP về lĩnh vực công nghiệp-xây dựng. Vốn đầu tư cho ngành công nghiệp xây dựng trong những năm qua tăng lên không ngừng.

Một khi kinh tế ổn định, thu nhập đuợc nâng cao, tất yếu kéo theo nhu cầu của con người ngày càng cao hơn và hoàn thiện hơn, trong đó nhu cầu xây dựng của người dân là một đòi hỏi không thể thiếu, có nghĩa là nhu cầu về sản phẩm xi măng hứa hẹn rất sôi động và tăng trưởng rất nhanh để đáp ứng thị trường. Đây cũng là một cơ hội đối với Công ty và nó cũng đặt ra nhiều thách thức liệu Công ty có đủ khả năng cạnh tranh với sản phẩm Xi

măng trong nước, và các Xi măng nhập khẩu, mà các đối thủ cạnh tranh đã có bề dày lịch sử nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất Xi măng.

Mặc dù việc dự đoán hệ số mức tăng trưởng kinh tế là rất khó đạt được mức độ chính xác cao, nhưng nghiên cứu và dự báo chiều hướng phát triển của nó là hết sức cần thiết để xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp.

- Nhiều năm qua, giá bán xi măng của ngành vẫn ổn định nhưng giá vật tư thiết bị, than, xăng dầu, bao bì, ngoại tệ, clinker và thạch cao nhập khẩu lại liên tục tăng cao và không ổn định, khiến giá thành sản xuất của ngành ngày càng tăng cao. Cụ thể, giá clinker nhập khẩu đầu năm 2004 là 25 USD/tấn thì nay tăng lên 28 USD/tấn đây là điều bất lợi cho công ty trong khi giá thành của sản phẩm không thay đổi bao nhiêu.

- Công ty sử dụng công nghệ xi măng lò đứng chủi yếu sử dụng nhiên liệu Than, việc đang phải mua than với mức giá cao là điều không thể. Từ đầu năm đến nay, ngành than đã tăng giá bán than cho công ty xi măng lò đứng thêm 36% so với cuối năm 2004, trong khi đó sản lượng xi măng lò đứng của công ty hiện không thay đổi so với thị phần xi măng của cả nước. Từ đầu năm đến nay, một số nguyên vật liệu đầu vào của sản xuất xi măng nói chung có xu hướng tăng như thạch cao, giấy krapt làm vỏ bao, nhựa ...; trong đó, riêng giá nhập Clinker tiếp tục tăng trên dưới 4 USD/tấn và đạt mức hiện nay là 26 USD/tấn; ngoài ra, do giá xăng dầu tăng, đẩy cước phí vận chuyển tăng thêm 4-5 USD/tấn... Tuy nhiên, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các ngành không tăng giá bán trong năm 2005 đối với sản phẩm của một số ngành công nghiệp chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân (điện, than, xi măng ...). Tổng Công ty Xi măng Việt Nam đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị thành viên không được tăng giá bán xi măng, thực hiện nghiêm chỉnh việc niêm yết công khai giá bán xi măng; đồng thời phối hợp với các đơn vị trong

ngành thực hiện các biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh. Đây là những khó khăn lớn của công ty.

- Lãi suất và xu hướng của lãi suất cho vay từ các ngân hàng thương mại trong nền kinh tế. Mức lãi suất tăng sẽ là mối nguy cơ phát triển chiến lược của công ty, ngược lại nếu nó giảm sẽ làm tăng triển vọng phát triển doanh nghiệp lâu dài.

- Sự dao động của giá ngoại tệ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động xuất nhập khẩu. Tỷ giá hối đoái giảm sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu, nhưng đồng thời lại gây ra bất lợi cho các doanh nghiệp nhập khẩu.

- Mức độ lạm phát cao có thể làm mất ổn định nền kinh tế, hạn chế nhịp độ phát triển kinh tế, thúc đẩy việc nâng cao tỷ lệ phần trăm cho vay tiền và tăng sự giao động về giá trao đổi ngoại tệ, việc đầu tư của các doanh nghiệp trở nên rất mạo hiểm. Những dự đoán liên quan tới tăng trưởng kinh tế rất dễ bị nhầm lẫn và tạo căn cứ không chắc chắn lắm trong việc xây dựng chiến lược của doanh nghiệp.

- Hệ thống thuế và mức thuế là những căn cứ để Nhà nước điều khiển mối quan hệ cung cầu các sản phẩm hàng hóa khác nhau trong nền kinh tế. Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của các doanh nghiệp, tạo ra những nguy cơ hoặc triển vọng phát triển của doanh nghiệp.

4.1.1.2. Yếu tố chính trị và pháp luật

Những nhân tố chính trị và pháp luật ảnh hưởng rất lớn tới việc hình thành các triển vọng và mối đe dọa đối với doanh nghiệp. Những nhân tố này gồm hệ thống các chủ trương, chính sách của chính phủ, hệ thống pháp luật hiện hành, các mối quan hệ ngoại giao trong thương mại của chính phủ với các nước trong khu vực và toàn cầu. Một trong những khuynh hướng rõ nét

nhất mà chúng ta thấy được là "khuynh hướng điều chỉnh" thông qua việc ban hành các lệnh cấm, các hạn chế, các rào chắn luật pháp, chính sách thuế nhập khẩu..., khuynh hướng này sẽ làm thay đổi các điều kiện cạnh tranh trên thị trường.

- Sự đầu tư mạnh mẽ của nước ngoài về vốn, kỹ thuật, công nghệ có xu hướng tiếp tục tăng tạo điều kiện cho nền kinh tế ngày càng phát triển nhưng cũng tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

- Những sự kiện trong quan hệ quốc tế như: Việt Nam gia nhập AFTA, gia nhập WTO, ký hiệp định hợp tác với EU, ký hiệp định thương mại Việt Mỹ, bình thường hoá quan hệ với Mỹ...đã mở ra những thị trường lớn đầy triển vọng và thách thức đối với công ty trong những năm tiếp theo.

- Sự quan tâm hổ trợ của nhà nước đối với sự phát triển của doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiẹp sản xuất xi măng nói riêng sẽ tạo thuận lợi cho việc đầu tư phát triển thị trường và mở rộng sản xuất.

4.1.1.3. Môi trường văn hóa và xã hội

Ngoại cảnh văn hóa và xã hội cũng đem lại cho doanh nghiệp những cơ hội và cả những mối đe dọa. Một trong các hiện tượng ấy mà chúng ta nhận thấy rõ nhất trong thời gian qua là sự xuất hiện các công ty cổ phần làm cho vai trò của các cổ đông trong quá trình quản lý doanh nghiệp tăng lên. Cổ đông có ảnh hưởng lớn đến việc xác định đúng mục tiêu, chiến lược và phương pháp quản lý công ty, đòi hỏi ban lãnh đạo công ty phải thực hiện các chương trình cắt giảm chi phí, nâng cao chất lượng thông tin cho cổ đông, v.v..

- Các hiện tượng xã hội có ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp như: Bảo hiểm y tế, bảo hiểm tài sản cá nhân, phát triển đời sống văn hóa cho dân cư.

- Trình độ học vấn người dân ngày càng cao, vì vậy nhu cầu về sản phẩm xi măng đòi hỏi ngày càng cao về chất luợng sản phẩm.

- Xu hướng toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ thì ngày càng làm thay đổi lôgic quản lý, thay đổi các nhu cầu tiêu dùng của mọi người và chính điều này đang thúc đẩy các công ty phải tìm mọi biện pháp giảm giá thành sản xuất.

- Mỗi một sự thay đổi ảnh hưởng đến trào lưu tiêu dùng của xã hội sẽ đem lại triển vọng phát triển của công ty này nhưng cũng đem lại nguy cơ đe dọa sự tồn tại và phát triển cho công ty khác.

- Nhà quản lý chiến lược phải hết sức chú ý để nắm bắt nhanh chóng các thông tin từ những biến động xã hội ảnh hưởng đến doanh nghiệp của mình trong tương lai.

4.1.1.4. Yếu tố tự nhiên

Ngoại cảnh tự nhiên luôn luôn là yếu tố đặc biệt quan trọng không chỉ đối với đời sống của con người mà còn là yếu tố đầu vào hết sức quan trọng của các ngành kinh tế, nhất là các ngành nông nghiệp, khai khoáng, vận tải, du lịch, v.v.. Ngoại cảnh tự nhiên bao gồm: Vị trí địa lý, khí hậu, đất đai, sông biển, tài nguyên khoáng sản, rừng, môi trường sinh thái.

Nhận biết được các nhân tố ngoại cảnh tự nhiên sẽ giúp cho các nhà quản trị chiến lược hướng những hoạt động nhằm khai thác tốt nhất các lợi thế của vị trí địa lý. Đồng thời quan tâm tới ngoại cảnh thiên nhiên doanh nghiệp sẽ có chiến lược hành động đúng trong việc nghiên cứu phát triển công nghệ chế tạo sản phẩm phù hợp, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

Trình độ phát triẻn công nghệ sản xuất sản phẩm xi măng hiện nay trên thế giới rất cao, công nghệ sản xuất xi măng được phát triển mạnh ở các nước như: Nhật, Pháp, Đan mạch, Mỹ...với các chủng loại xi măng mác cao. Việc chuyển giao công nghệ sang các nước đang phát triển có xu hướng thuận lợi tuy giá thành công nghệ tiên tiến rất cao.

- Khoa học công nghệ phát triển và sự chuyển giao công nghệ tạo điều kiện cho công ty tiếp thu các công nghệ tiên tiến của các nước trên thế giới, đây là một thuận lợi cho công ty trong việc đổi mới công nghệ.

- Trình độ công nghệ của các công ty sản xuất xi măng hiện nay còn thấp so với các nước (các nhà máy sản xuất xi măng lò đứng còn nhiều), do các doanh nghiệp thiếu vốn đầu tư. Việc đầu tư mang tính chắp vá, không đồng bộ, thiết bị có loại khai thác hết năng lực có loại thừa năng lực dẫn đến chi phí sử dụng máy móc thiết bị cao. công ty sẽ gặp khó khăn lơn khi Việt Nam gia nhập AFTA và WTO. Do đó, công ty tìm biện pháp thu hút vốn đầu tư, chuyên giao công nghệ hiện đại, tiếp thu những kinh nghiệm quản lý tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm.

Đây là một nhân tố rất năng động, chứa đựng nhiều cơ hội và đe dọa đối với công ty. Những thay đổi công nghệ có thể dẫn đến sự sụp đổ rất nhanh chóng một ngành công nghiệp và hình thành một ngành mới. Vì vậy, nó có thể tạo ra những cơ hội và triển vọng cho công ty này nhưng lại là nguy cơ đe dọa đối với công ty khác.

Một phần của tài liệu HOẠCH ĐỊNH CHIẾN lược KINH DOANH tại CÔNG TY sản XUẤT KINH DOANH vật LIỆU xây DỰNG LONG THỌ GIAI đoạn 2006 2010 (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w