Tình hình hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty trong (2000-2005)

Một phần của tài liệu HOẠCH ĐỊNH CHIẾN lược KINH DOANH tại CÔNG TY sản XUẤT KINH DOANH vật LIỆU xây DỰNG LONG THỌ GIAI đoạn 2006 2010 (Trang 56 - 58)

II- Cơ cấu lao động

3.1.2.Tình hình hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty trong (2000-2005)

10 Máy lọc bụi tĩnh điện xưởng thành phẩm Cái 1

3.1.2.Tình hình hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty trong (2000-2005)

(2000-2005)

Hằng năm, dựa trên số liệu báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của năm trước, kết hợp phân tích thị trường nhu cầu xi măng, tình hình tăng trưởng kinh tế và tình hình cạnh tranh các sản phẩm xi măng cạnh tranh trên thị trường. Các phòng Ban, xí nghiệp thảo luận cùng Ban Giám đốc công ty để đưa ra kế hoạch kinh doanh cho các năm tiếp theo. Những kế hoạch sẽ lập cụ thể bao gồm: Kế hoạch giá trị sản lượng; Kế hoạch lực lượng lao động; Kế hoạch tiền lương; Kế hoạch đào tạo nhân lực; Kế hoạch tài chính, nguồn vốn, vốn đầu tư; Kế hoạch vật tư, nhiên liệu, nguyên liệu; Kế hoạch tài sản (đầu tư, sửa chữa, khấu hao....); Kế hoạch giá thành sản phẩm (chi phí sản xuất kinh doanh/giá thành); Kế hoạch Marketing, tiêu thụ sản phẩm và tổng hợp kế hoạch sản xuất kinh doanh.

Trên cơ sở các kế hoạch trên, các phòng Ban, xí nghiệp nghiên cứu đề xuất tham mưu cho lãnh đạo công ty trong các phương án lập kế hoạch của đơn vị.

- Phòng kế hoạch và thị trường: Tham mưu cho Tổng Giám đốc công tác kế hoạch. Thu thập và phân tích thông tin làm cơ sở xây dựng kế hoạch. Lập kế hoạch marketing, tiếp cận thị trường làm cơ sở cho việc xây dựng tổ chức bán hàng và khai thác mua hàng. Soạn thảo và thực hiện các thủ tục cho việc ký kết các hợp đồng quốc tế. Nghiên cứu và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, lập kế hoạch mở rộng và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Phòng tài chính kế toán: Dựa vào kế hoạch trên, phòng xây dựng giá trị sản lượng, kế hoạch khấu hao TSCĐ, kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản, sử dụng vốn, kế hoạch xây dựng giá thành sản phẩm. Lập báo cáo tài chính theo định kỳ.

- Phòng kỹ thuật: Dựa vào kế hoạch sản lượng, tính toán năng lực máy móc thiết bị, tình hình hiện tại máy móc, có phương án sửa chữa và thay thế.

- Phòng vật tư: Với kế hoạch sản lượng tiêu thụ sản phẩm, chuẩn bị nhu cầu vật tư, nhiên liệu, nguyên liệu.

- Phòng tổ chức nhân sự: Dựa vào kế hoạch sản lượng, tính toán hao phí lao động để xác định nhu cầu lao động của đơn vị. Xây dựng kế hoạch bố trí lao động, nhu cầu đào tạo trình độ lao động, sắp xếp đội ngũ lao động.

- Phòng hành chính: Dựa vào tình hình thực tế hằng năm, xây dựng kế hoạch chăm lo sức khoẻ cho công nhân lao động, quản lý các công trình phúc lợi, xây dựng công tác thi đua sản xuất, thi đua khen thưởng.

- Từ cơ sở xây dựng kế hoạch từng bộ phận, phòng kế hoạch và thị trường tổng hợp chung lại thành kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của công ty. Xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn và định hướng tiếp theo cho từng loại sản phẩm.

Tổng công ty có Quy hoạch điều chỉnh phát triển ngành công nghiệp xi măng Việt Nam và định hướng mục tiêu phát triển của ngành công nghiệp xi măng là: đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng xi măng (cả về số lượng, chất lượng, chủng loại) cho nhu cầu trong nước, dành một phần xuất khẩu và nhanh chóng đưa ngành xi măng Việt Nam thành một ngành công nghiệp mạnh, có công nghệ sản xuất hiện đại, đủ sức cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của nước ngoài, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Từ những yêu cầu trên, công ty phân bổ kế hoạch theo hàng tháng, hàng quý và 6 tháng, năm và hoạch định chiến lược dài hạn của công ty. Điều này được thông tin đến cho các Phòng ban chức năng, các Xí nghiệp xem xét

lương, định mức sử dụng vật tư, nguyên nhiên vật liệu và trình Ban giám đốc xem xét và điều chỉnh.

Công tác kiểm tra tình hình hoạch định chiến lược và kế hoạch sản xuất kinh doanh được công ty kiểm tra, xem xét và có thông tin phản hồi cụ thể: kế hoạch sản xuất do Ban quản lý điều độ sản xuất thực hiện có nhiệm vụ theo dõi ca từng ngày, từng tháng và báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch cho lãnh đạo công ty để có biện pháp kịp thời chỉ đạo công ty thực hiện các chỉ tiêu đã được xây dựng; Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm được phòng Phòng kế hoạch và thị trường: theo dõi thông qua: cán bộ phòng, các đại lý trung gian, khách hàng và cung ứng nhu cầu của thị trường.

Xây dựng, nghiên cứu hoạch định chiến lược được lãnh đạo báo cáo kịp thời để có phương án: Hoạch định chiến lược mở rộng và sản xuất kinh doanh của công ty, tìm kiếm thị trường tiềm năng, quảng bá sản phẩm, điều chỉnh và tăng giảm giá bán.... để thực sự đảm bảo các chỉ tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra. Công ty họp, xem xét đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu mà công ty đã đặt ra qua đó tìm hiểu các nguyên nhân khách quan và chủ quan của thực tế dẫn đến tìm ra các giải pháp chủ yếu để đánh giá nhằm tạo các điều kiện thuận lợi để các bộ phận chức năng thực hiện. Kích thích tính tự lập, tự phân tích, tính tự giác cao độ và có các hình thức phần thưởng cho các bộ phận có thành tích xuất sắc.

Một phần của tài liệu HOẠCH ĐỊNH CHIẾN lược KINH DOANH tại CÔNG TY sản XUẤT KINH DOANH vật LIỆU xây DỰNG LONG THỌ GIAI đoạn 2006 2010 (Trang 56 - 58)