Một số giải pháp để hoàn thiện và hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty Cổ phần Long Thọ giai đoạn (2006-2010).

Một phần của tài liệu HOẠCH ĐỊNH CHIẾN lược KINH DOANH tại CÔNG TY sản XUẤT KINH DOANH vật LIỆU xây DỰNG LONG THỌ GIAI đoạn 2006 2010 (Trang 106 - 112)

II. Các yếu tố môi trường bên trong

21 Hạn chế trong kinh doanh xuất

4.6.1. Một số giải pháp để hoàn thiện và hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty Cổ phần Long Thọ giai đoạn (2006-2010).

doanh tại công ty Cổ phần Long Thọ giai đoạn (2006-2010).

4.6.1.1. Giải pháp phát triển các nhóm mặt hàng chủ lực.

Sản phẩm Xi măng ngành chủ lực của công ty đã phát triển lâu, song đã sớm xâm nhập thị trường và có tính cạnh tranh cao của khu vực và quốc tế (xi măng Bỉm Sơn, Xi măng Kim Đỉnh...). Hiện nay Công ty sản xuất ở Huế có công nghệ tiên tiến chất lượng sản phẩm đạt ISO và hoàn toàn có khả năng cạnh tranh được hàng ngoại. Mặt khác đây là nhóm sản phẩm tiêu dùng có đến 70-80% nguyên liệu (đất sét, thạch cao, cát...) trong nước. Nếu tập trung khai thác tốt thị trường Tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh Miền Trung, Tây Nguyên, sản phẩm này sẽ có giá trị gia tăng cao. Đồng thời theo định hướng phát triển của Tổng Công Ty Xi măng Việt Nam đến năm 2010, sản phẩm Xi măng mác cao là sản phẩm mũi nhọn phục vụ trong nước và xuất khẩu. Định hướng phát triển thị trường cho nhóm này: thị trường Tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh Miền Trung, Tây Nguyên... Hiện nay giá trị sản lượng đạt 100.800 (triệu đồng). Mục tiêu đến năm 2005 đạt 500.800(triệu đồng) và đến năm 2010 đạt 1.000.000 (triệu đồng).

- Xây dựng, phát triển hạ tầng và có cơ chế đầu tư sản xuất các mặt hàng xi măng có mác cao các xí nghiệp có chương trình liên doanh, liên kết với các đơn vị khác để đầu tư vùng nguyên liệu, phối hợp cung ứng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất; Có chính sách hỗ trợ và phát huy nội lực của công

ty nhằm đổi mới, mở rộng và gia tăng đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại để sản xuất xi măng, nên đầu tư 1 nhà máy mới xi măng ở xa thành phố, có nguồn nguyên việt và vật tư dồi dào.

- Nghiên cứu thị hiếu tiêu dùng của một số thị trường (các Tỉnh Miền Trung, Tây Nguyên, và tinh bạn Lào) để đa dạng hóa mặt hàng, nâng cao chất lượng, bảo vệ uy tín sản phẩm, xây dựng thương hiệu và nhãn hiệu hàng hóa để thâm nhập sâu và ổn định;

- Đầu tư mới một nhà máy sản xuất đồng bộ với công nghệ sản xuất kỹ thuật hiện đại, đủ khả năng về vốn, kỹ thuật và tạo sản phẩm để định hướng dẫn dắt thị trường, đảm bảo chất lượng ổn định với số lượng lớn;

- Phát triển, duy trì và ổn định thị trường truyền thống (Tỉnh Thừa Thiên Huế) đồng thời gia tăng nỗ lực thâm nhập vào những thị trường mới đặc biệt các Tỉnh Miền Trung, Tây Nguyên, và các tỉnh bạn Lào).

- Phát triển thị trường cổ phiếu: Niêm yết Trung tâm giao dịch chứng khoán (Hà Nội hoặc tp Hồ Chí Minh) ;

- Phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất và quản lý. Xây dựng mô hình doanh nghiệp với hình thức quản lý chuyên nghiệp;

- Mở rộng kho bãi chứa hàng, trang bị các phương tiện bốc dỡ hàng hoá hiện đại, công suất lớn, nghiên cứu áp dụng công nghệ tiên tiến trong quản lý, theo dõi hàng xuất, hàng nhập. Xây dựng mức giá hợp lý như chi phí, cước phí, kho bãi, cước phí vận tải... Hình thành các khu kho ngoại quan phục vụ cho hàng hóa trung chuyển, quá cảnh, tạm nhập - tải xuất...

4.6.1.2. Giải pháp huy động tổng thể các nguồn lực phục vụ chiến lược phát triển.

4.6.1.2.1. Gia tăng đầu tư trong công ty.

- Định hướng đầu tư chiều sâu rộng đối với mặt hàng chủ lực chủ lực. - Nguồn đầu tư từ vốn vay của các Ngân hàng hoặc từ Quỹ đầu tư của Tỉnh (nếu có thể).

4.6.1.2.2.Giải pháp phát triển một số thị trường trọng điểm.

Theo phương châm: Tập trung vào một số thị trường có sức mua lớn, đa dạng hóa thị trường, mở rộng thị trường mới, giữ vững và ổn định thị trường truyền thống (Huế).

Hiện nay Việt Nam đang nhập siêu từ ASEAN. Vấn đề quan trọng là tính tương đồng trong sản phẩm của Công ty có nghĩa là những mặt hàng ta có thế mạnh thì khi hội nhập AFTA cũng có thể cạnh tranh mạnh.

Xây dựng chiến lược quảng bá mặt hàng thông qua hệ thống các cửa hàng, trung tâm thương mại, trên các phương tiện thông tin đại chúng (Báo hình, Báo Viết, Báo mạng...); mở rộng hợp tác với các công ty như: Công ty sản xuất vỏ bao, Công ty sản xuất Clanhke...đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp đén các đại ký, chi nhánh của công ty, phát triển mạnh hoạt động Marketing, tập trung đầu tư các trang thiết bị máy móc kỹ thuật; xây dựng thương hiệu và tăng cường hợp tác với các đối tác để tiêu thụ tại thị trường mới. Tham gia tích cực các cuộc hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao được tổ chức thường niên tại tỉnh thành và địa phương.

4.6.1.3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ công tác hoạch định chiến lược.

- Ưu tiên đào tạo cán bộ đầu đàn làm công tác quản lý kinh tế, tài chính, kỹ thuật, tin học. Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giám đốc xí nghiệp để hình thành lớp doanh nhân trẻ có năng lực, trình độ, có khả năng xử lý linh hoạt các vấn đề thị trường; tận dụng tốt các cơ hội; đồng thời có chính sách khuyến khích các nhân viên giỏi có năng lực thật sự, thực hiện tính nhất quán trong quản lý một cách xác thực... nhằm đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nhân sự trong thời kỳ mới.

- Chú trọng chất lượng đào tạo cho công nhân lành nghề bậc cao, có thể tiếp cận và thành thạo các dây chuyền kỹ thuật hiện đại, tự động hóa... hướng đào tạo tập trung vào các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: Khai thác Đá, đất sét, Xi măng Gạch lát.

- Đào tạo cho được nguồn nhân lực cung ứng cho doanh nghiệp có nghiệp vụ và tay nghề vững vàng .

4.6.1.4. Tăng cường năng lực, hiện đại hóa doanh nghiệp.

- Thời gian tới cần có hướng đầu tư mới thiết bị công nghệ mới nguồn từ các nước có nền công nghệ phát triển, dây chuyền nhập khẩu để sản xuất cần phải đồng bộ theo hướng tự động hóa cho việc sản xuất các sản phẩm chủ lực hiện nay.

- Tập trung xử lý dứt điểm các tồn tại để lành mạnh cơ chế quản lý doanh nghiệp tránh chồng chép; sắp xếp và hình thành Công ty đủ mạnh cả về tổ chức lẫn nội dung, phương thức hoạt động nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường tới.

- Nghiên cứu thành lập Quỹ tín dụng thường xuyên cho công ty; Quỹ Hỗ trợ cho các cán bộ công nhân viêc.

- Thực tiện tốt các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư của Chính phủ và UBND tỉnh đã ban hành, tiến hành đồng thời các biện pháp như: hoàn thiện cơ sở hạ tầng và dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh; tạo thêm nhiều nguồn vốn tín dụng, ưu đãi để mở rộng sản xuất.

4.6.1.5. Nâng cao năng lực cạnh tranh và xây dựng thương hiệu hàng hóa.

+ Năng lực cạnh tranh:

- Năng lực cạnh tranh của công ty và sản phẩm được đo bằng khả năng duy trì và mở rộng thị phần của sản phẩm; lợi nhuận của công ty trong môi trường cạnh tranh trong và ngoài khu vực.

- Năng lực cạnh tranh của sản phẩm được quyết định bởi công nghệ, chất lượng giá cả, thời hạn, điều kiện giao hàng, độ tin cậy và ổn định của sản phẩm, tính độc đáo.

- Hiện nay năng lực cạnh tranh của công ty còn thấp và vì vậy trong thời gian tới để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty, sản phẩm công ty cần phải: + Thực hiện việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế cho các sản phẩm như: ISO, SA 8000, HACCP để giảm chi phí sản xuất gồm: chi phí nguyên nhiên vật liệu, nhân công, năng lượng, nâng cao năng suất lao động nhằm giảm giá thành, chú trọng chiến lược xây dựng giá thành.+ Công ty cần phải tự nghiên cứu, thiết kế mẫu mã bao bì có tính đặc trưng riêng phù hợp với thị hiếu tiêu dùng cho từng thị trường và sự chuyên môn hóa về sản phẩm.

+ Xây dựng thương hiệu hàng hóa.

- Thương hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp, tuỳ thuộc vào thị trường mục tiêu, chiến lược của công ty, vị thế cạnh tranh và các yếu tố môi trường tiếp thị, công ty có thể xây dựng thương hiệu của mình. Về kỹ thuật có thể cân nhắc một số nguyên tắc cơ bản khi quyết định:

- Thương hiệu dễ nhớ: đây là điều kiện cần thiết tạo nhận thức thương hiệu đối với người tiêu dùng.

- Thương hiệu phải có ý nghĩa: nhằm gây ấn tượng và tác động tâm lý đến người tiêu dùng.

- Thương hiệu phải có tính dễ bảo hộ: thực hiện khía cạnh pháp lụật và cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, hạn chế tính bắt chước.

- Thương hiệu dễ thích ứng, phát triển và khuếch trương.

Như vậy công ty phải nhanh chóng xây dựng, hình thành và tiến hành đăng ký: thương hiệu, biểu trưng (logo), mã vạch (bar code), nhãn hiệu hàng hóa (trademark) của mình tại các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước và tại các tổ chức Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trên toàn thế giới.

Một khi doanh nghiệp có ý thức đầu tư đúng mức cho quảng bá thương hiệu thì uy tín, hình ảnh và giá trị niềm tin của khách hàng sẽ được củng cố và do đó tài sản vô hình của doanh nghiệp sẽ tăng lên tương ứng.

4.6.1.6. Tăng cường mối quan hệ với các Bộ, ngành trung ương, địa phương Nắm bắt kịp thời những cơ chế, chính sách ưu đãi, nguồn vốn, nguồn quỹ phát triển... cho hoạt động sản xuất kinh doanh như : Nguồn từ Quỹ hỗ trợ các doanh nghiệp của tỉnh; Quỹ hỗ trợ phát triển của Chính phủ và các nguồn khác; Phối hợp đồng bộ giữa các ngành chức năng: Bộ Xây dựng, Tổng Công ty Xi măng Việt Nam, hướng công ty kinh doanh theo đúng định hướng phát triển.

Một phần của tài liệu HOẠCH ĐỊNH CHIẾN lược KINH DOANH tại CÔNG TY sản XUẤT KINH DOANH vật LIỆU xây DỰNG LONG THỌ GIAI đoạn 2006 2010 (Trang 106 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w