CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY 1.Căn cứ chức năng nhiệm vụ của Công ty

Một phần của tài liệu HOẠCH ĐỊNH CHIẾN lược KINH DOANH tại CÔNG TY sản XUẤT KINH DOANH vật LIỆU xây DỰNG LONG THỌ GIAI đoạn 2006 2010 (Trang 86 - 91)

- Lợi nhuận sau thuế triệu đồng 7.902 8.716 9.088 2 Chỉ tiêu về cơ cấu vốn

13. Chưa mở rộng đầu tư

4.3. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY 1.Căn cứ chức năng nhiệm vụ của Công ty

4.3.1.Căn cứ chức năng nhiệm vụ của Công ty

4.3.1.1. Định hướng phát triển của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam.

Đã được Chính phủ phê duyệt Quy hoạch điều chỉnh phát triển ngành công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020

ngày 16 tháng 05 năm 2005 của Thủ Tướng Chính phủ, với mục tiêu phát triển : Mục tiêu phát triển của ngành công nghiệp xi măng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 là: đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng xi măng (cả về số lượng, chất lượng, chủng loại) cho nhu cầu trong nước, có thể xuất khẩu khi có điều kiện; nhanh chóng đưa ngành xi măng Việt Nam thành một ngành công nghiệp mạnh, có công nghệ sản xuất hiện đại, đủ sức cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của nước ngoài, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

4.3.1.2. Dự báo nhu cầu thị trường 4.3.1.2.1. Nhu cầu thị trường năm 2005.

Mặc dù đang trong mùa xây dựng nhưng lượng xi măng tiêu thụ trong những tháng cuối năm 2005 giảm so với cùng kỳ. Điều này khiến cho kế hoạch tiêu thụ 29 triệu tấn xi măng trong năm 2005 khó có khả năng hoàn thành. Tính đến hết tháng 11, lượng xi măng tiêu thụ của toàn Hiệp hội mới đạt được 25,7 triệu tấn, bằng 86,7% kế hoạch năm.

Trong năm 2005, ngành xi măng đã thực hiện tốt vai trò bình ổn thị trường, đảm bảo đủ lượng xi măng cho nhu cầu, không để xảy ra tình trạng sốt giá. Đây được coi là nhiệm vụ quan trọng nhất của ngành xi măng trong năm 2005. Hiện cả nước có 13 nhà máy xi măng lò quay và 53 nhà máy xi măng lò đứng với tổng công suất thiết kế hơn 22 triệu tấn/năm từ nguồn clinker trong nước. Ngoài ra, còn có cơ sở nghiền xi măng với tổng công suất trên 5 triệu tấn/năm, sử dụng clinker nhập khẩu. Có thêm 21 dự án xi măng với tổng công suất thiết kế hơn 30 triệu tấn từ nay đến năm 2008. Lượng xi măng dự trữ của VNCC và các liên doanh sản xuất xi măng vào khoảng trên 1,5 triệu tấn, cộng với lượng xi măng sản xuất của các nhà máy thì thị trường sẽ vẫn có nguồn dồi dào cung ứng nhu cầu xi măng cho đầu năm 2006.

Vào năm 2006 do nhu cầu xi măng tại Trung Đông và Bắc Mỹ tăng mạnh sẽ làm giá xi măng thế giới tăng từ 4-8% và kéo theo giá clinke nhập khẩu sẽ tăng. Điều đó sẽ gây thêm áp lực tăng giá xi măng trong nước vì lượng nhập khẩu clinke của Việt Nam khá lớn.

Theo Viện vật liệu xây dựng, dự báo nhu cầu xi măng trong năm 2005 trung bình là 29 triệu tấn, năm 2010: 46,8 triệu tấn, năm 2015: 62,5 triệu tấn và năm 2020: 68-70 triệu tấn. Như vậy, nhu cầu từ nay đến năm 2015 và 2010 liên tục tăng. Điều này đòi hỏi phải có sự cố gắng rất lớn của các bộ ngành, Chính phủ và của các doanh nghiệp để đầu tư sản xuất. Phải khẳng định rằng Việt Nam có lợi thế về sản xuất xi măng, có nguồn tài nguyên đá vôi, đất sét và các phụ gia làm xi măng dồi dào, có thị trường, kinh nghiệm trong việc đầu tư, vận hành có hiệu quả các nhà máy xi măng nhưng cái khó nhất là vốn cho đầu tư phát triển.

Hiệp hội xi măng đang tích cực phối hợp với Bộ Xây dựng rà soát lại chi phí sản xuất và lưu thông sản phẩm xi măng, xây dựng chiến lược đầu tư hợp lý cho toàn ngành, nâng cao hiệu quả của đầu tư. Đặc biệt, chủ động xây dựng các phương án chi tiết về giá đầu ra của sản phẩm xi măng trên cơ sở giá các nguyên liệu đầu vào có khả năng tăng cao trong năm 2006 nhằm tích cực tham gia bình ổn thị trường và đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của ngành.

Bảng 14: Nhu cầu và kế hoạch huy động sản lượng các nhà máy xi măng

Giai đoạn 2002-2005.

Năm Đvt 2002 2003 2004 2005

- Tốc độ tăng tiêu thụ (%) 20 15 14 13

- Nhu cầu xi măng (triệu tấn) 19,70 22,60 25,70 29,10

Giai đoạn 2006-2010 và 2015, 2020

Năm Đvt 2006 2007 2008 2009 2010 2015 2020

- Nhu cầu (triệu tấn) 32,60 36,50 40,10 44,20 48,60 63-65 68-70 - Dự kiến sản lượng (triệu tấn) 27,95 35,30 42,05 47,60 49,80 62,80 64 - Dự kiến sản lượng (triệu tấn) 27,95 35,30 42,05 47,60 49,80 62,80 64

(nguồn từ Tổng công ty xi măng Việt Nam)

Bảng 15: Dự báo về nhu cầu xi măng trong nước

Vùng kinh tế Đvt 2005 2010 2015 1. Tây Bắc 1000 tấn 430.000 700.000 940.000 2. Đông Bắc 1000 tấn 2.410.000 3.980.000 5.320.000 3. Đồng bằng Sông Hồng 1000 tấn 7.950.000 13.100.000 17.500.000 4. Bắc Trung Bộ 1000 tấn 2.980.000 4.920.000 6.560.000 5. Nam Trung Bộ 1000 tấn 2.270.000 3.740.000 5.000.000 6. Tây Nguyên 1000 tấn 720.000 1.170.000 1.560.000 7. Đông Nam Bộ 1000 tấn 7.780.000 12.170.000 16.250.000 8. ĐB sông Cửu Long 1000 tấn 4.460.000 7.020.000 9.370.000

Tổng 1000 tấn 29.000.000 46.800.000 62.500.000

Tốc độ tăng 1,6% 1,33%

Tốc độ tăng kv Nam Trung Bộ 1,64% 1,34%

(nguồn từ Tổng công ty xi măng Việt Nam)

4.3.1.2.3. Nhu cầu theo năm của Công ty và dự báo sản lượng xi măng tiêu thụ của công ty trong các năm tới

Để dự báo khả năng tiêu thụ xi măng của công ty trong vài năm tới, ta có thể dựa vào sản lượng tiêu thụ xi măng của công ty trong các năm 2001-2005 và sử dụng phương pháp ngoại suy dự đoán.

Bảng 16: Số lượng tiêu thụ xi măng của công ty trong các năm qua

Năm ĐVT 2001 2002 2003 2004 2005

Hình 12: Tình hình tiêu thụ trong các năm qua

Nhu cầu theo tháng của Công ty:

Để xác định nhu cầu theo tháng trong năm, ta có thể căn cứ vào sản lượng tiêu thụ hàng tháng năm 2004 và 2005 để làm cơ sở.

Bảng 17: Số lượng tiêu thụ xi măng của công ty trong các năm qua

Tháng Đvt Sản lượng tiêu thụ 2004 Sản lượng tiêu thụ 2005 Sản lượng tiêu thụ TB

1 tấn 8.984 11.902 10.443 2 tấn 14.165 16.323 15.244 3 tấn 12.645 18.259 15.452 4 tấn 13.864 16.247 15.055,5 5 tấn 13.269 17.387 15.328 6 tấn 18.903 18.860 18.881,5 7 tấn 17.241 18.999 18.120 8 tấn 16.174 16.875 16.524,5 9 tấn 10.017 15.826 12.921,5 10 tấn 8.593 9.881 9.237

11 tấn 9.210 10.876 10.043

12 tấn 9.119 9.790 9.454,5

Tổng tấn 152.184 153.000 152.592

Một phần của tài liệu HOẠCH ĐỊNH CHIẾN lược KINH DOANH tại CÔNG TY sản XUẤT KINH DOANH vật LIỆU xây DỰNG LONG THỌ GIAI đoạn 2006 2010 (Trang 86 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w