2.1.3.1. Khái niệm
Là khả năng cảm nhận được những giá trị nổi bật về nội dung và nghệ thuật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm hay một bộ phận của tác phẩm. Là khả năng tạo được mối giao cảm đặc biệt với tác giả. Đó chính là khả năng kết hợp hài hòa giữa việc hiểu và rung động trong quá trình cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc tế nhị và đẹp đẽ của một văn bản nghệ thuật.
2.1.3.2. Các mức độ của năng lực CTVH
Năng lực CTVH có ba mức độ: năng lực bình thường, tài năng và thiên tài.
- Năng lực cảm thụ bình thường trong CTVH là năng lực nắm bắt những đặc điểm chính của nội dung, nghệ thuật tác phẩm.
- Tài năng trong CTVH là khả năng nắm bắt nhanh, nhạy, chính xác những đặc điểm, bản chất, đặc trưng về nội dung, nghệ thuật, phát hiện được những vẻ đẹp riêng biệt, phong phú của hình tượng, của phong cách tác giả.
- Thiên tài trong CTVH là sự thăng hoa của tài năng. Đây là hiện tượng hiếm thấy và cũng thường gắn liền với các thiên tài trong các lĩnh vực khác.
2.1.3.3. Những năng lực CTVH
* Năng lực CTVH bao gồm nhiều năng lực khác nhau. Ở đây xin kể một số năng lực cơ bản:
- Năng lực tri giác ngôn ngữ: là khả năng đọc chính xác ngôn ngữ văn bản-tác phẩm; khả năng nhận biết các hình ảnh, kí hiệu, biểu tượng, dấu hiệu nghệ thuật nổi bật trên các ngôn từ trong quá trình đọc, khả năng tập hợp, nối kết các kí hiệu, biểu tượng đó vào những phạm trù nội dung, ý nghĩa nhất định để bước đầu nhận biết được ý tứ, giọng điệu từng phần, đoạn, chương, tác phẩm.
- Năng lực tái hiện hình tượng: là khả năng làm hiện lại trong đầu những hình ảnh của nhân vật, hoàn cảnh…được miêu tả trong tác phẩm
- Năng lực liên tưởng: Là khả năng chuyển ngôn ngữ bên ngoài vào ngôn ngữ bên trong. Cơ chế chuyển mã của nó: từ mã ngôn ngữ nghệ thuật của văn bản tác phẩm sang mã hình tượng thẩm mỹ trong hình dung của bạn đọc - HS. Với việc học tác phẩm nghệthuật ngôn từ, cơ chế liên tưởng và tưởng tượng vận hành theo cơ chế chuyển mã: từ mã ngôn ngữ sang mã hình tượng.
- Năng lực cảm xúc thẩm mĩ: Là khả năng rung cảm của HS trước những ấn tượng thẩm mĩ được nhận thức, là sự rung động của tâm hồn người học trải qua qúa trình thụ cảm cái đẹp, cái cao cả, cái bi, cái hài, trong tác phẩm văn học.
- Năng lực nhận biết loại thể: Là khả năng nhận diện loại thể và khả năng vận dụng thi pháp từng loại thể vào việc chiếm lĩnh tác phẩm văn học.
- Năng lực đánh giá: Là năng lực nhìn nhận phát hiện giá trị các tác phẩm ở tầm khái quát, vĩ mô trong nhiều quan hệ giữa tác phẩm với tác giả, với những tác phẩm khác của các tác giả khác, với đời sống xã hội phát sinh của tác phẩm…
Để HS có được năng lực CTVH sâu sắc và tinh tế, GV cần có những biện pháp thích hợp nhằm kích thích sự say mê, hứng thú ở các em khi tiếp xúc với thơ văn; có biện pháp giúp các em chịu khó tích lũy vốn hiểu biết từ thực tế cuộc sống và trong văn học. Rèn thói quen bộc lộ những suy nghĩ tình cảm của mình với thầy cô, bạn bè, những người xung quanh trước những vui buồn trong cuộc sống cũng như khi tiếp xúc với tác phẩm văn chương.
HS có năng lực CTVH tốt thì mới hiểu được hết ý nghĩa của bài văn, bài thơ, đoạn văn, đoạn thơ...và mới thấy được nét đẹp của thơ văn làm cho tâm hồn các em thêm phong phú.
* Nghị quyết BCH trung ương Đảng lần thứ 8 (Khóa XI) đã nêu rõ yêu cầ u đổi mới căn bản , toàn diện nền giáo dục Việt Nam . Nội dung trọng tâm của việc đổi mới là phát triển năng lực người học . Đó là phát triển khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ... phù hợp với lứa tuổi và vận hành chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho chính các em trong cuộc sống. Trong dạy học ngữ văn c ần phát triển năng lực cốt lõi (năng lực giao tiếp ) và năng lực đặc thù (năng lực cảm thụ, thưởng thức văn học). Việc rèn luyện năng lực cho HS trong dạy học Ngữ văn đòi hỏi sự nổ lực, kiên trì của cả người dạy và người học . Bản thân GV phải là những nhà sư phạm khéo léo để đảm bảo mối quan hệ h ợp lí giữa việc cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng cho HS.