2.1.1. Khái niệm chung về năng lực
2.1.1.1. Có nhiều cách hiểu khác nhau về năng lực . Theo từ điển Tiếng Việt: “Năng lực là phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao” [51]. Và theo quan điểm của các nhà tâm lý học thì: Năng lực là tổng hợp các đặc điểm, thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao.
Các năng lực hình thành trên cơ sở của các tư chất tự nhiên của cá nhân, không phải là bẩm sinh, mà nó phải được giáo dục phát triển và bồi dưỡng ở con người. Nhà sáng chế vĩ đại Thomas Edison đã từng nói: “Vĩ nhân chỉ 1 phần trăm là thiên phú còn lại 99 phần trăm là mồ hôi” . Năng lực của một người phối hợp trong mọi hoạt động là nhờ khả năng tự điều khiển, tự quản lý, tự điều chỉnh ở mỗi cá nhân được hình thành trong quá trình sống và giáo dục. Trong điều kiện bên ngoài như nhau những người khác nhau có thể tiếp thu các kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo với nhịp độ khác nhau. Có người tiếp thu nhanh, có người phải mất nhiều thời gian và sức lực mới tiếp thu được, người này có thể đạt được trình độ điêu luyện cao còn người khác chỉ đạt được trình độ trung bình nhất định tuy đã hết sức cố gắng.
2.1.1.2.Người ta thường chia năng lực thành ba mức độ khác nhau: năng lực, tài năng và thiên tài.
- Năng lực là một mức độ nhất định của khả năng con người, biểu thị khả năng hoàn thành có kết quả một hoạt động nào đó.
- Tài năng là mức độ năng lực cao hơn, biểu thị sự hoàn thành một cách sáng tạo một hoạt động nào đó.
- Thiên tài là mức độ cao nhất của năng lực, biểu thị ở mức kiệt xuất, hoàn chỉnh nhất của những vĩ nhân trong lịch sử nhân loại.
2.1.1.3. Năng lực có thể chia thành hai loại: năng lực chung và năng lực riêng biệt. - Năng lực chung là năng lực cần thiết cho nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau, chẳng hạn những thuộc tính về thể lực, về trí tuệ (quan sát, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng, ngôn ngữ…) là những điều kiện cần thiết để giúp cho nhiều lĩnh vực hoạt động có kết quả.
- Năng lực riêng biệt (năng lực chuyên biệt, chuyên môn) là sự thể hiện độc đáo các phẩm chất riêng biệt, có tính chuyên môn, nhằm đáp ứng yêu cầu của một lĩnh vực hoạt động chuyên biệt với kết quả cao chẳng hạn: năng lực toán học, năng lực thơ văn, năng lực hội hoạ, năng lực âm nhạc, năng lực thể dục, thể thao…
2.1.2. Năng lực văn học của chủ thể HS
Về nă ng lực văn học của HS, có nhiều cách hiểu được đưa ra nhưng cách hiểu chung nhất đó chính là trình độ vận dụng kiến thức, kĩ năng cơ bản về văn học và tiếng Việt để thực hành giao tiếp trong đời sống. Theo quan điểm dạy học hiện nay, năng lực văn học của HS bao gồm năng lực sáng tạo và năng lực tiếp nhận văn học. Tương ứng với hai trục chính trong dạy văn là làm văn và đọc hiểu.
- Năng lực sáng tạo văn học:là năng lực tạo lập ra những văn bản theo yêu cầu.Nó được thể hiện ở khả năng vận dụng tổng hợp kiến thức về các kiểu văn bản, với ý thức và tình yêu tiếng Việt, văn học, văn hóa cùng kĩ năng thực hành tạo lập văn bản theo các phương thức biểu đạt khác nhau, theo hình thức trình bày miệng hoặc viết. Ở chương trình THCS, HS được rèn luyện tạo lập các kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, nghị luận, hành chính-công vụ, biểu cảm và thuyết minh.
- Năng lực tiếp nhận văn học (bao gồm năng lực CTVH):là năng lực đọc, lĩnh hội các thông tin và từ nền móng đó để thấy được cái hay, cái đẹp củacác văn bản được cung cấp và các văn bản cùng kiểu loại (năng lực đọc – hiểu văn bản). Năng lực này được thể hiện ở khả năng vận dụng tổng hợp các kiến thức về tiếng Việt, về các loại hình văn bản (bao gồm các văn bản văn học và văn bản thông tin) và kĩ năng, phương pháp đọc, khả năng thu thập các thông tin, cảm thụ cái đẹp và các giá trị của tác phẩm văn chương nghệ thuật.
Ở đây, do yêu cầu của luận văn, chúng tôi đề cập rõ đến năng lực CTVH
2.1.3.1. Khái niệm
Là khả năng cảm nhận được những giá trị nổi bật về nội dung và nghệ thuật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm hay một bộ phận của tác phẩm. Là khả năng tạo được mối giao cảm đặc biệt với tác giả. Đó chính là khả năng kết hợp hài hòa giữa việc hiểu và rung động trong quá trình cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc tế nhị và đẹp đẽ của một văn bản nghệ thuật.
2.1.3.2. Các mức độ của năng lực CTVH
Năng lực CTVH có ba mức độ: năng lực bình thường, tài năng và thiên tài.
- Năng lực cảm thụ bình thường trong CTVH là năng lực nắm bắt những đặc điểm chính của nội dung, nghệ thuật tác phẩm.
- Tài năng trong CTVH là khả năng nắm bắt nhanh, nhạy, chính xác những đặc điểm, bản chất, đặc trưng về nội dung, nghệ thuật, phát hiện được những vẻ đẹp riêng biệt, phong phú của hình tượng, của phong cách tác giả.
- Thiên tài trong CTVH là sự thăng hoa của tài năng. Đây là hiện tượng hiếm thấy và cũng thường gắn liền với các thiên tài trong các lĩnh vực khác.
2.1.3.3. Những năng lực CTVH
* Năng lực CTVH bao gồm nhiều năng lực khác nhau. Ở đây xin kể một số năng lực cơ bản:
- Năng lực tri giác ngôn ngữ: là khả năng đọc chính xác ngôn ngữ văn bản-tác phẩm; khả năng nhận biết các hình ảnh, kí hiệu, biểu tượng, dấu hiệu nghệ thuật nổi bật trên các ngôn từ trong quá trình đọc, khả năng tập hợp, nối kết các kí hiệu, biểu tượng đó vào những phạm trù nội dung, ý nghĩa nhất định để bước đầu nhận biết được ý tứ, giọng điệu từng phần, đoạn, chương, tác phẩm.
- Năng lực tái hiện hình tượng: là khả năng làm hiện lại trong đầu những hình ảnh của nhân vật, hoàn cảnh…được miêu tả trong tác phẩm
- Năng lực liên tưởng: Là khả năng chuyển ngôn ngữ bên ngoài vào ngôn ngữ bên trong. Cơ chế chuyển mã của nó: từ mã ngôn ngữ nghệ thuật của văn bản tác phẩm sang mã hình tượng thẩm mỹ trong hình dung của bạn đọc - HS. Với việc học tác phẩm nghệthuật ngôn từ, cơ chế liên tưởng và tưởng tượng vận hành theo cơ chế chuyển mã: từ mã ngôn ngữ sang mã hình tượng.
- Năng lực cảm xúc thẩm mĩ: Là khả năng rung cảm của HS trước những ấn tượng thẩm mĩ được nhận thức, là sự rung động của tâm hồn người học trải qua qúa trình thụ cảm cái đẹp, cái cao cả, cái bi, cái hài, trong tác phẩm văn học.
- Năng lực nhận biết loại thể: Là khả năng nhận diện loại thể và khả năng vận dụng thi pháp từng loại thể vào việc chiếm lĩnh tác phẩm văn học.
- Năng lực đánh giá: Là năng lực nhìn nhận phát hiện giá trị các tác phẩm ở tầm khái quát, vĩ mô trong nhiều quan hệ giữa tác phẩm với tác giả, với những tác phẩm khác của các tác giả khác, với đời sống xã hội phát sinh của tác phẩm…
Để HS có được năng lực CTVH sâu sắc và tinh tế, GV cần có những biện pháp thích hợp nhằm kích thích sự say mê, hứng thú ở các em khi tiếp xúc với thơ văn; có biện pháp giúp các em chịu khó tích lũy vốn hiểu biết từ thực tế cuộc sống và trong văn học. Rèn thói quen bộc lộ những suy nghĩ tình cảm của mình với thầy cô, bạn bè, những người xung quanh trước những vui buồn trong cuộc sống cũng như khi tiếp xúc với tác phẩm văn chương.
HS có năng lực CTVH tốt thì mới hiểu được hết ý nghĩa của bài văn, bài thơ, đoạn văn, đoạn thơ...và mới thấy được nét đẹp của thơ văn làm cho tâm hồn các em thêm phong phú.
* Nghị quyết BCH trung ương Đảng lần thứ 8 (Khóa XI) đã nêu rõ yêu cầ u đổi mới căn bản , toàn diện nền giáo dục Việt Nam . Nội dung trọng tâm của việc đổi mới là phát triển năng lực người học . Đó là phát triển khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ... phù hợp với lứa tuổi và vận hành chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho chính các em trong cuộc sống. Trong dạy học ngữ văn c ần phát triển năng lực cốt lõi (năng lực giao tiếp ) và năng lực đặc thù (năng lực cảm thụ, thưởng thức văn học). Việc rèn luyện năng lực cho HS trong dạy học Ngữ văn đòi hỏi sự nổ lực, kiên trì của cả người dạy và người học . Bản thân GV phải là những nhà sư phạm khéo léo để đảm bảo mối quan hệ h ợp lí giữa việc cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng cho HS.
2.2. Những truyền thuyết trong chương trình Ngữ văn 6
1. Truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”. - Nội dung:
Giải thích suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng dồng của người Việt.
-Yếu tố lịch sử: + Hùng Vương.
+ Nhà nước Văn Lang. + Thành Phong Châu. - Chi tiết tưởng tượng kì ảo:
+ Nguồn gốc cao quí của Lạc Long Quân và Âu Cơ. + Các chiến công của Lạc Long Quân.
+ Bọc trăm trứng.
* Ý nghĩa chung của các chi tiết tưởng tượng kì ảo:
Linh thiêng hóa nguồn gốc cao quí của các dân tộc Việt Nam, tô đậm tính chất kì lạ, phi thường của hình tượng nhân vật và làm tăng tính hấp dẫn cho câu chuyện.
1. Truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy”.
- Nội dung: Giải thích nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy, phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp và thể hiện sự thờ cúng trời đất, tổ tiên của nhân dân ta. - Yếu tố lịch sử:
+ Hùng Vương thứ 6. + Bánh chưng, bánh giầy. + Lang Liêu.
- Chi tiết tưởng tượng kì ảo:
+ Việc thần báo mộng cho Lang Liêu. 2. Truyền thuyết “Thánh Gióng”.
- Nội dung: Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước đồng thời là sự thể hiện quan niệm ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng chống giặc ngoại xâm.
+ Hùng Vương thứ 6. + Núi Sóc Sơn.
+ Phù Đổng Thiên Vương. + Làng Gióng.
+ Làng Cháy.
- Chi tiết tưởng tượng kì ảo: + Sự ra đời kì lạ của Gióng. + Gióng lớn nhanh như thổi. + Gióng vươn vai thành tráng sĩ.
+ Gióng đánh thắng giặc và bay về trời. * Ý nghĩa của các chi tiết tưởng tượng kì ảo:
Góp phần thần thánh hóa và linh thiêng hóa nhân vật. Nhờ các chi tiết đó, hình tượng Thánh Gióng trở nên bất tử trong trí tưởng tượng bay bổng kì diệu của mỗi người dân.
3. Truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh”.
- Nội dung: Là câu chuyện tưởng tượng kì ảo, giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.
- Yếu tố lịch sử: + Thành Phong Châu.
+ Vua Hùng Vương Thứ mười tám. - Chi tiết tưởng tượng kì ảo:
+ Tưởng tượng ra chuyện cầu hôn và tranh tài giữa hai vị thần. *Ý nghĩa của các chi tiết tưởng tượng kì ảo:
Nhận thức và giải thích các hiện tượng tự nhiên bằng trí tưởng tượng phong phú kì diệu
- Thời đại Hùng Vương là “Thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam, gắn với vấn đề nguồn gốc dân tộc và công cuộc dựng nước, giữ nước” buổi ban đầu của dân tộc. Chủ đề của các truyền thuyết đã bao quát được các vấn đề trọng đại đặt ra với cộng đồng, dân tộc lúc bấy giờ, đó là:
- Giải thích nguồn gốc giống nòi.
- Giải thích tục làm bánh chưng, bánh giầy thờ cúng ông bà. - Đề cao thành tựu văn minh buổi ban đầu.
- Ý thức và ước mơ về người anh hùng chống ngoại xâm. - Giải thích hiện tượng lũ lụt, ca ngợi chiến công dựng nước.
2.2.2. Truyền thuyết thời phong kiến tự chủ
-Truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm”.
- Nội dung: Ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh vào đầu thế kỉ XV. Đồng thời, đề cao vai trò minh chủ của người anh hùng Lê Lợi và giải thích tên hồ Hoàn Kiếm, ngợi ca khát vọng hòa bình của dân tộc.
- Các chi tiết tưởng tượng kì ảo: + Thanh gươm thần.
+ Hình ảnh rùa vàng.
*Ý nghĩa của các chi tiết tưởng tượng kì ảo:
Nhằm góp phần thể hiện nội dung truyện và tô đậm hình tượng người anh hùng - Truyền thuyết thời kì này có phần theo sát lịch sử hơn và bớt dần chất hoang
đường, thần thoại.
Qua việc học truyền thuyết, HS được giáo dục về truyền thống dân tộc, ý thức suy tôn giống nòi, cổ vũ tinh thần đoàn kết và trách nhiệm với cộng đồng…Đó cũng là những chức năng chính, vai trò lịch sử của thể loại truyền thuyết.
2.3. Một số biện pháp rèn luyện năng lực CTVH cho HS trong dạy học truyền thuyết ở lớp 6 thuyết ở lớp 6
Truyền thuyết là sản phẩm của phương thức tự sự dân gian. Hoạt động dạy học văn bản truyền thuyết một mặt tuân theo các yêu cầu chung của phương pháp dạy học đọc- hiểu văn bản, mặt khác còn phải phù hợp với đặc trưng thể loại. Đồng thời đáp ứng yêu cầu dạy học tích cực: “Phát huy tối đa tính tích cực, tính sáng tạo của HS, chủ thể học tập, ở tất cả mọi khâu: Từ việc chuẩn bị bài, sưu tầm tư liệu, phát biểu trong tổ, nhóm, tự đánh giá và đánh giá bạn…” [8] và yêu cầu dạy học tích hợp “Tìm ra những yếu tố đồng qui giữa ba phân môn tích hợp trong từng thời điểm, theo từng vấn đề”
[8]. Từ các yêu cầu trên và xuất phát từ đặc điểm của CTVH, chúng tôi chọn một số biện pháp dạy học để giúp HS cảm nhận được giá trị nội dung và hình thức của một tác phẩm truyền thuyết. Hiểu được vẻ đẹp của truyền thuyết dân gian : Các chi tiết kì ảo được tạo ra bằng trí tưởng tượng nhằm thiêng liêng hoá sự thật lịch sử thời quá khứ. Qua việc đọc hiểu tác phẩm truyền thuyết và làm được các dạng bài tập để nâng cao kiến thức, các em sẽ từng bước nâng cao năng lực CTVH của mình.
2.3.1. Đọc diễn cảm
2.3.1.1. Xuất phát từ đặc thù của môn học, đọc là một hoạt động không thể thiếu trong dạy học văn. Bởi muốn nắm được nội dung tác phẩm nhất thiết phải đọc. Để đọc tốt thì phải đi từ đọc đúng đến đọc hay rồi tiếp đến là đọc diễn cảm. Đọc diễn cảm sẽ đưa người đọc bước vào thế giới tác phẩm, kích thích quá trình tâm lí cảm thụ, phát huy năng lực tri giác ngôn ngữ, tái hiện hình tượng, làm “vang nhạc, sáng hình” (GS. Trần Thanh Đạm). Đọc diễn cảm là con đường khuyến khích HS rung cảm nghệ thuật, phát huy cao độ vai trò chủ thể cảm thụ, phát triển tính tích cực, sáng tạo ở HS. Đồng thời kích thích liên tưởng, tưởng tượng giúp HS nhập thân vào nội dung bài đọc, làm sâu sắc thêm cảm thụ của người đọc, người nghe, gia tăng hiệu quả tiếp nhận.
Đọc diễn cảm từ lâu đã được tiến hành trong nhà trường và trở thành phương pháp cơ bản trong các giờ dạy học văn. Đọc diễn cảm là yêu cầu đặt ra khi đọc những văn bản văn chương hoặc có các yếu tố của ngôn ngữ nghệ thuật. Là việc đọc thể hiện ở kĩ năng làm chủ ngữ điệu, chỗ ngừng giọng, cường độ giọng,…để biểu đạt đúng ý nghĩ,