Truyềnthuyết về họ Hồng Bàng và thời kì thành lập nước Văn Lang

Một phần của tài liệu một số biện pháp rèn luyện năng lực cảm thụ theo hướng coi học sinh là chủ thể tiếp nhận trong dạy học đọc – hiểu truyền thuyết ở lớp 6 (Trang 58 - 61)

1. Truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”. - Nội dung:

Giải thích suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng dồng của người Việt.

-Yếu tố lịch sử: + Hùng Vương.

+ Nhà nước Văn Lang. + Thành Phong Châu. - Chi tiết tưởng tượng kì ảo:

+ Nguồn gốc cao quí của Lạc Long Quân và Âu Cơ. + Các chiến công của Lạc Long Quân.

+ Bọc trăm trứng.

* Ý nghĩa chung của các chi tiết tưởng tượng kì ảo:

Linh thiêng hóa nguồn gốc cao quí của các dân tộc Việt Nam, tô đậm tính chất kì lạ, phi thường của hình tượng nhân vật và làm tăng tính hấp dẫn cho câu chuyện.

1. Truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy”.

- Nội dung: Giải thích nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy, phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp và thể hiện sự thờ cúng trời đất, tổ tiên của nhân dân ta. - Yếu tố lịch sử:

+ Hùng Vương thứ 6. + Bánh chưng, bánh giầy. + Lang Liêu.

- Chi tiết tưởng tượng kì ảo:

+ Việc thần báo mộng cho Lang Liêu. 2. Truyền thuyết “Thánh Gióng”.

- Nội dung: Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước đồng thời là sự thể hiện quan niệm ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng chống giặc ngoại xâm.

+ Hùng Vương thứ 6. + Núi Sóc Sơn.

+ Phù Đổng Thiên Vương. + Làng Gióng.

+ Làng Cháy.

- Chi tiết tưởng tượng kì ảo: + Sự ra đời kì lạ của Gióng. + Gióng lớn nhanh như thổi. + Gióng vươn vai thành tráng sĩ.

+ Gióng đánh thắng giặc và bay về trời. * Ý nghĩa của các chi tiết tưởng tượng kì ảo:

Góp phần thần thánh hóa và linh thiêng hóa nhân vật. Nhờ các chi tiết đó, hình tượng Thánh Gióng trở nên bất tử trong trí tưởng tượng bay bổng kì diệu của mỗi người dân.

3. Truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh”.

- Nội dung: Là câu chuyện tưởng tượng kì ảo, giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.

- Yếu tố lịch sử: + Thành Phong Châu.

+ Vua Hùng Vương Thứ mười tám. - Chi tiết tưởng tượng kì ảo:

+ Tưởng tượng ra chuyện cầu hôn và tranh tài giữa hai vị thần. *Ý nghĩa của các chi tiết tưởng tượng kì ảo:

Nhận thức và giải thích các hiện tượng tự nhiên bằng trí tưởng tượng phong phú kì diệu

- Thời đại Hùng Vương là “Thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam, gắn với vấn đề nguồn gốc dân tộc và công cuộc dựng nước, giữ nước” buổi ban đầu của dân tộc. Chủ đề của các truyền thuyết đã bao quát được các vấn đề trọng đại đặt ra với cộng đồng, dân tộc lúc bấy giờ, đó là:

- Giải thích nguồn gốc giống nòi.

- Giải thích tục làm bánh chưng, bánh giầy thờ cúng ông bà. - Đề cao thành tựu văn minh buổi ban đầu.

- Ý thức và ước mơ về người anh hùng chống ngoại xâm. - Giải thích hiện tượng lũ lụt, ca ngợi chiến công dựng nước.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu một số biện pháp rèn luyện năng lực cảm thụ theo hướng coi học sinh là chủ thể tiếp nhận trong dạy học đọc – hiểu truyền thuyết ở lớp 6 (Trang 58 - 61)