Đặt những câu hỏi tình huống

Một phần của tài liệu một số biện pháp rèn luyện năng lực cảm thụ theo hướng coi học sinh là chủ thể tiếp nhận trong dạy học đọc – hiểu truyền thuyết ở lớp 6 (Trang 72 - 75)

2.3.4.1.Dạy học nêu vấn đề là tư tưởng dạy học hiện đại. Lúc mới ra đời, nó được đặt ra một cách dè dặt trong dạy học văn. Nhưng cho đến nay, vai trò của tư tưởng này đã dần được khẳng định.

V. Ôkôn cho rằng: Dạy học nêu vấn đề là tập hợp những hoạt động như tổ chức các tình huống có vấn đề, phát biểu vấn đề, giúp đỡ cần thiết cho HS trong việc giải quyết vấn đề, kiểm tra phép giải đó và cuối cùng điều khiển quá trình hệ thống hóa, củng cố kiến thức tiếp thu được. Như vậy dạy học nêu vấn đề gồm hai phần cơ bản: nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.Đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học này là HS được đặt vào một tình huống có vấn đề. Nó gợi ra cho HS những khó khăn mà các em cảm thấy cần và có khả năng vượt qua nhưng không thể ngay lập tức mà phải trải qua quá trình tích cực suy nghĩ.

M.Gorki đã từng nói: “Tác phẩm văn học nào cũng có vấn đề”. Điều đó có nghĩa là mỗi tác phẩm đều được tác giả đặt ra một vấn đề nào đó. Vì thế trong quá trình dạy học văn, GV nên đưa HS vào các tình huống (Nêu vấn đề) để giải quyết những vấn đề mà đặt ra. Từ đó, các em mới có thể khám phá và chiếm lĩnh trọn vẹn tác phẩm. “Sự cảm thụ văn học bao giờ cũng mang tính chất cá nhân rất sâu đậm. Một giờ giảng văn, một bài phân tích văn học muốn có thể thành công, nhất thiết phải xây dựng được một hay những tình huống có vấn đề và được tiếp nhận một cách có ý thức” [34, tr.277]. Xây dựng được tình huống có vấn đề trong dạy văn vừa là hoạt động sư phạm phù hợp với mục đích dạy học mới hiện nay vừa thích ứng với qui luật CTVH và đặc trưng của văn học. Tình huống có vấn đề trong dạy học là trạng thái tâm lí đặc biệt của HS khi các em gặp mâu thuẫn khách quan của bài toán nhận thức giữa cái đã biết và cái phải

tìm, tự các em chấp nhận và có nhu cầu, có khả năng giải quyết mâu thuẫn đó bằng tìm tòi tích cực, sáng tạo, kết quả là HS nắm được cả kiến thức và phương pháp giành kiến thức.

Vấn đề trong tác phẩm văn chương là mâu thuẫn giữa tri thức văn học, phương thức phân tích, cắt nghĩa, bình giá tác phẩm ở HS với các giá trị nội dung tư tưởng và giá trị thẩm mĩ cần tìm của tác phẩm. Mâu thuẫn này chỉ được giải quyết bằng những nỗ lực hoạt động sáng tạo và cảm xúc thẩm mĩ của HS. Nhưng điều quan trọng là làm thế nào để vấn đề trong tác phẩm trở thành tình huống có vấn đề với HS. Muốn xây dựng được tình huống có vấn đề cần xây dựng được hệ thống câu hỏi nêu vấn đề. Khi đặt câu hỏi, cần phải bám sát tác phẩm đồng thời am hiểu đối tượng và những dữ kiện cho việc tiếp nhận câu hỏi để câu hỏi có thể biến thành tình huống có vấn đề.

2.3.4.2. Trong dạy học truyền thuyết, câu hỏi là chìa khoá GV trao cho HS để các em tự mở cửa văn bản từ những đặc sắc của yếu tố tự sự như cốt truyện đến hiểu (nhận biết, cắt nghĩa) nhân vật và lời văn đặc sắc trong văn bản. Hệ thống các câu hỏi tình huống đặt ra phải đáp ứng được các yêu cầu tích hợp kiến thức, tích cực khơi gợi sự liên tưởng , tưởng tượng ở HS để các em sống với thế giới hoang đường, kì ảo của truyền thuyết. Đồng thời đặt tác phẩm trong mối liên hệ, gắn bó với lịch sử. Ở đây xin lược thuật giáo án tiết 13 “Sự tích Hồ Gươm” bằng các hoạt động đặc biệt là hệ thống câu hỏi phân tích tác phẩm để minh họa cho vấn đề trên.

Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới: GV trình chiếu một số hình ảnh về Hồ Gươm

sau đó dẫn dắt: Giữa thủ đô Hà Nội, Hồ Gươm nổi lên như một lẳng hoa lộng lẫy, duyên dáng. Những tên gọi đầu tiên của nó là hồ Lục Thủy, hồ Tả Vọng,…Đến thế kỷ XV hồ mới mang tên là Hồ Gươm, hay còn gọi là hồ Hoàn Kiếm gắn với sự tích nhận và trả gươm của người anh hùng đất Lam Sơn-Nguyễn Huệ.

Hoạt động 2:

Hướng dẫn HS phần đọc- hiểu văn bản bằng đọc diễn cảm, phân tích bố cục và bài tập tìm hiểu các chú thích, kể tóm tắt truyền thuyết.

Hoạt động 3:

GV hướng dẫn HS thảo luận và trả lời câu hỏi phân tích tác phẩm. Có thể xây dựng hệ thống câu hỏi như sau:

(1): Vì sao Đức Long Quân lại cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần ? (2): Việc Long Quân quyết định cho mượn gươm có ý nghĩa gì? (HS kể tóm tắt

chi tiết này).

(3): Em thấy việc trao gươm và nhận gươm có gì đặc biệt? (4): HS thảo luận nhóm và ghi câu trả lời vào phiếu học tập:

- Vì sao tác giả dân gian không để Lê Lợi trực tiếp nhận cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc? Cách Long Quân cho mượn gươm có ý nghĩa gì?

(5): Căn cứ vào phần học thêm (Ấn kiếm Tây Sơn- SGK trang 43)

Em có thể thấy rõ tính lặp lại và ý nghĩa của chi tiết trao gươm thần trong các truyền thuyết Việt Nam như thế nào?

(6): Hãy phân tích sức mạnh kì diệu của gươm thần đối với nghĩa quân Lam Sơn bằng cách quan sát phim và đối chiếu:

buổi đầu khi có gươm thần Thực lực non yếu

-Nhiều lần bị thua

-Tung hoành ngang dọc - Đánh trần ra mãi.

- Giặc bạt vía kinh hồn kgông còn một bóng. (HS quan sát và đọc thầm đoạn truyện “Một năm sau” … đến hết.)

(7): Khi nào Long Quân đòi gươm? Cảnh đòi và trả gươm diễn ra như thế nào? (HS tưởng tượng bức tranh minh hoạ trong sách giáo khoavà kể lại cảnh đòi gươm, trả gươm).

(8): HS thảo luận:

a- Tại sao không phải là con vật khác mà lại là Rùa vàng mới được thay mặt Long Quân lên nhận gươm từ tay người anh hùng dân tộc?

b- Nếu cho rằng sự việc đòi, trả gươm giúp truyện kết thúc có đầu, có cuối em có đồng ý không? Vì sao?

Hoạt động 4: HS đọc ghi nhớ- yêu cầu nhắc lại.

Hoạt động 5: Luyện tập củng cố và hướng dẫn về nhà.

Bài tập về nhà với dụng ý tiếp tục duy trì hứng thú tìm tòi khám phá của HS. Có thể yêu cầu HS làm hai bài tập sau.

Bài 1: Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hoá nhưng lại trả gươm ở Hồ Gươm, nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hoá thì ý nghĩa của truyền thuyết sẽ khác đi như thế nào? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bài 2: Truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm” gợi cho em niềm tự hào gì về Thăng Long – Hà Nội xưa và nay?

Cách tổ chức cho HS thảo luận nhóm (câu 4, câu 8 VD) và bài tập 1 phần củng cố và hướng dẫn về nhà được khởi xướng từ những câu hỏi nêu vấn đề cần được vận dụng trong dạy văn bản truyền thuyết vì tính cộng đồng của sự tiếp nhận văn hóa dân gian.

Khi đưa ra các câu hỏi tình huống, GV cần bình tĩnh, nhẹ nhàng, tạo điều kiện thời gian để cho HS trả lời trọn vẹn ý. Phải tôn trọng và chấp nhận ý kiến thông minh của HS và cần biểu dương sự trả lời thành thật của các em. Phải biết uốn nắn, bổ sung khi cần thiết với những ý kiến chưa đầy đủ và đúng đắn. Phải tạo điều kiện tốt để HS vừa trả lời vừa đặt câu hỏi cho GV một cách đúng đắn. GV có trách nhiệm trả lời những câu hỏi đặt ra của HS một cách nghiêm túc, không lảng tránh, bịa đặt,..

Khi đưa HS vào những tình huống có vấn đề, các em phải đọc kĩ tác phẩm, tranh luận để hiểu sâu sắc tác phẩm, nắm được cốt truyện, nhân vật… để có thể trình bày ý kiến riêng của mình trước những tình huống có vấn đề. Học xong tác phẩm, ấn tượng về cốt truyện, nhân vật …lưu lại khá sâu đậm trong tâm trí các em. Nhiều hình tượng nhân vật đã bước ra ngoài trang sách đi vào đời sống tâm hồn và trở thành những người gần gũi, thân quen như Thánh Gióng, Sơn Tinh, Thủy Tinh…Mỗi tác phẩm đã giúp các em trưởng thành hơn về nhận thức đồng thời nâng cao hơn nữa năng lực cảm thụ.

Một phần của tài liệu một số biện pháp rèn luyện năng lực cảm thụ theo hướng coi học sinh là chủ thể tiếp nhận trong dạy học đọc – hiểu truyền thuyết ở lớp 6 (Trang 72 - 75)