Năng lực văn học của chủ thể HS

Một phần của tài liệu một số biện pháp rèn luyện năng lực cảm thụ theo hướng coi học sinh là chủ thể tiếp nhận trong dạy học đọc – hiểu truyền thuyết ở lớp 6 (Trang 56)

Về nă ng lực văn học của HS, có nhiều cách hiểu được đưa ra nhưng cách hiểu chung nhất đó chính là trình độ vận dụng kiến thức, kĩ năng cơ bản về văn học và tiếng Việt để thực hành giao tiếp trong đời sống. Theo quan điểm dạy học hiện nay, năng lực văn học của HS bao gồm năng lực sáng tạo và năng lực tiếp nhận văn học. Tương ứng với hai trục chính trong dạy văn là làm văn và đọc hiểu.

- Năng lực sáng tạo văn học:là năng lực tạo lập ra những văn bản theo yêu cầu.Nó được thể hiện ở khả năng vận dụng tổng hợp kiến thức về các kiểu văn bản, với ý thức và tình yêu tiếng Việt, văn học, văn hóa cùng kĩ năng thực hành tạo lập văn bản theo các phương thức biểu đạt khác nhau, theo hình thức trình bày miệng hoặc viết. Ở chương trình THCS, HS được rèn luyện tạo lập các kiểu văn bản: tự sự, miêu tả, nghị luận, hành chính-công vụ, biểu cảm và thuyết minh.

- Năng lực tiếp nhận văn học (bao gồm năng lực CTVH):là năng lực đọc, lĩnh hội các thông tin và từ nền móng đó để thấy được cái hay, cái đẹp củacác văn bản được cung cấp và các văn bản cùng kiểu loại (năng lực đọc – hiểu văn bản). Năng lực này được thể hiện ở khả năng vận dụng tổng hợp các kiến thức về tiếng Việt, về các loại hình văn bản (bao gồm các văn bản văn học và văn bản thông tin) và kĩ năng, phương pháp đọc, khả năng thu thập các thông tin, cảm thụ cái đẹp và các giá trị của tác phẩm văn chương nghệ thuật.

Ở đây, do yêu cầu của luận văn, chúng tôi đề cập rõ đến năng lực CTVH

Một phần của tài liệu một số biện pháp rèn luyện năng lực cảm thụ theo hướng coi học sinh là chủ thể tiếp nhận trong dạy học đọc – hiểu truyền thuyết ở lớp 6 (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)