Tình hình dạyhọc ngữ vă nở trường phổ thông hiện nay

Một phần của tài liệu một số biện pháp rèn luyện năng lực cảm thụ theo hướng coi học sinh là chủ thể tiếp nhận trong dạy học đọc – hiểu truyền thuyết ở lớp 6 (Trang 48 - 50)

1.2.1.1. Tình hình hoạt động học của HS

Học sinh chán học Văn. Đó là một thực tế đáng lo ngại của tình hình dạy học văn trong nhà trường hi ện nay. Và đây cũng là nỗi trăn trở của nhiều bậc phụ huynh, các thầy cô giáo dạy văn, những người làm công tác giáo dục… Nhưng tình hình trên còn tùy thuộc tùy vào từng lớp , từng cấp và từng hoàn cảnh cụ thể . Số liệu mà chúng tôi điều tra được đã cho thấy đa s ố HS khối 6 hứng thú với môn Văn (83%); 86% HS cho rằng giờ học văn lôi cuốn, hấp dẫn các em. Từ thực tế giảng dạy cùng dự giờ thăm lớp tôi thấy kết quả điều tra trên không có gì bất ngờ. Giải thích về hiện tượng này, cô Đoàn Thị Kim Yến- GV dạy văn của trường Trần Quốc Tuấn, Q. Tân Phú cho rằng: “ Các em HS lớp 6 vừa mới bước qua tiểu học với bao điều bỡ ngỡ và háo hức đón chờ điều mới lạ ở cấ p II. Hơn nữa, các em còn r ất ngây thơ, chưa bị tác động nhiều từ xã hội, gia đình cũng chưa định hướng nghề nghiệp nên phần lớn các em chưa có sự “phân biệt đối xử” giữa các môn học. Các em chỉ thích và không thích theo cảm tính chứ chưa có sự can thiệp nhiều của lí tính như ở HS các lớp lớn. Vì thế khi học Văn

các em thấy thú vị, hấp dẫn”. Như vậy có nhiều lí do để HS lớp 6 thích học văn nhưng chúng tôi nhận thấy có hai yếu tố quan trọng nhất là chương trình học và người thầy. Ta thấy chương trình ngữ văn 6 với những văn bản hay, dễ hiểu, rất gần gũi với tuổi thơ và phù hợp với tâm lí lứa tuổi các em. Phần tập làm văn là văn tự sự và miêu tả - hai kiểu bài khá quen thuộc thời tiểu học nên môn văn không “làm khó” được các em. Thử làm một phép so sánh nhỏ với chương trình ngữ văn lớp 7 ta thấy có một độ chênh rất lớn. Ở chương trình lớp 7, các văn bản thơ Đường và văn bản nghị luận rất khó tiếp nhận, cùng với Tập làm văn biểu cảm về tác phẩm văn học ở HKI và văn nghị luận ở HKII thật không dễ để các em tạo lập được văn bản theo đúng yêu cầu. Vì vậy cũng là những HS ấy nhưng nếu năm trước các em hào hứng với môn văn thì giờ đây các em rất “oải” khi đến giờ văn. Và yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến tâm lí học văn của HS là người thầy. 68% HS cho rằng các em thích học văn vì giờ học sinh động, thầy cô dạy vui vẻ dễ hiểu. Ở bất kì môn học nào cũng vậy, GV dạy hay, lôi cuốn, hấp dẫn là sức hút để HS yêu thích môn học. Vì thế vai trò của GV trong việc đem lại niềm say mê, hứng thú học tập ở các em là rất lớn.

Mặc dù thích học văn nhưng trong giờ học chỉ có 54% HS tập trung nghe giảng, tích cực phát biểu ýkiến; 38% HS nghe giảng một cách thụ động. Điều đó cho thấy HS còn thiếu sự chủ động, tích cực trong học tập. Các em cũng chưa có những phương pháp học tập hiệu quả. Đa số HS chỉ học bài khi có giờ văn và chỉ học những gì được ghi chép vào vở, rất ít tìm đọc thêm những văn bản, sách tham khảo, tài liệu ngoài chương trình.

1.2.1.2 Tình hình hoạt động dạy của GV

Kết quả điều tra ta thấy, 71% GV cho rằng nguyên nhân khiến HS không thích học văn là vì thầy cô dạy khó hiểu, giờ học nhàm chán. Như vậy, GV ý thức rất rõ vị trí, vai trò của mình trong việc đem lại niềm say mê hứng thú học tập cho HS. Hơn ai hết GV chính là người thắp lên và thổi bùng ngọn lửa tình yêu văn học ở các em. Các thầy cô cũng đã sử dụng nhiều phương pháp dạy học nhằm phát huy năng lực học tập ở HS cũng như vai trò của chủ thể tiếp nhận trong giờ văn.

Qua dự giờ thăm lớp, chúng tôi cũng nhận thấy nhiều GV dạy rất nhiệt tình, sử dụng nhiều phương pháp và hình thức dạy học phong phú và đặc biệt họ rất có nghệ

thuật và có duyên thu hút học trò. Khi khảo sát về hứng thú học tập ở những lớp này, chúng tôi thấy hầu như tất cả HS trong lớp đều rất thích học văn. Đây là thành công mà không phải GV nào cũng làm được. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số GV sử dụng phương pháp và phương tiện dạy học quá đơn điệu. Nhiều GV vẫn dạy theo phương pháp truyền thống đọc chép. Thậm chí khi đứng lớp có GV chưa xác định được đúng mục tiêu giờ dạy. Dạy cho hết tiết, hết bài theo đúng phân phối chương trình chứ chưa quan tâm đến việc HS được những gì sau giờ học. Dạy nhằm mục đích cung cấp kiến thức để HS vượt qua các kì thi chứ chưa chú ý đến việc các em cảm nhận thế nào qua một tiết học. Nhưng ai cũng biết rằng dạy văn không chỉ cung cấp kiến thức mà còn rèn luyện năng lực, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho HS. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng giờ dạy học văn diễn ra khô khan, tẻ nhạt, thầy đọc trò chép, thầy giảng trò nghe một cách thụ động.

Một phần của tài liệu một số biện pháp rèn luyện năng lực cảm thụ theo hướng coi học sinh là chủ thể tiếp nhận trong dạy học đọc – hiểu truyền thuyết ở lớp 6 (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)