TN đề tài được thực hiện bằng hai giáo án với tổng số tiết là 2 (Thánh Gióng 1; Sơn Tinh, Thủy Tinh 1).
Thiết kế giáo án “Thánh Gióng” và “Sơn Tinh, Thủy Tinh” dựa trên các biện pháp rèn luyện năng lực CTVH theo hướng coi HS là chủ thể tiếp nhận với hệ thống câu hỏi theo đặc trưng thể loại truyền thuyết. Bài dạy kết hợp nhiều biện pháp, phương pháp, nhiều loại câu hỏi khác nhau để kích thích khả năng tư duy độc lập, tính tích cực chủ động, sáng tạo trong việc chiếm lĩnh tri thức, rèn năng lực CTVH cho HS… nhằm đạt được mục tiêu về kiến thức và kĩ năng đã đề ra.
Giáo án coi trọng hoạt động tích cực, chủ động của HS. Trong tiết học, HS sẽ thảo luận trao đổi theo từng nhóm nhỏ. Bất kì HS nào trong nhóm cũng có thể phát biểu, đưa ra ý kiến tranh luận. Bên cạnh chú trọng việc hình thành kiến thức, giáo án còn thiết kế để phát triển toàn diện cho HS: về kỹ năng, về thái độ đối với những người đã hi sinh vì đất nước, về cách giải thích các hiện tượng thiên nhiên và ước mơ chống lại thiên tai bão lũ của người Việt cổ… Giáo án còn thiết kế nhằm phát triển năng lực cảm thụ, kích thích lòng hăng say học tập của HS. Do nội dung bài học khá nhiều mà thời gian ngắn (45 phút) nên nội dung ghi bảng rất ít. HS phải tự ghi chép thêm theo lời phát biểu của các bạn trong lớp, theo lời giảng của thầy cô.
Giáo án được thiết kế gồm 5 hoạt động chính. Mỗi hoạt động chúng tôi sử dụng nhiều biện pháp và phương phương pháp khác nhau để đạt được mục tiêu mỗi phần, từ đó hướng đến mục tiêu chung của cả bài.
3.3.4.1. Thuyết minh giáo án bài Thánh Gióng
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
-Mục tiêu : Giúp HS hình dung sơ lược về hình tượng Thánh Gióng, kích thích sự tò mò, ham học hỏi, khám phá đồng thời tạo tâm thế đón nhận kiến thức ở HS.
-Phương pháp, biện pháp: Thuyết giảng, gợi mở -Thời gian : 3 phút
* Hoạt đông 2:Đọc-hiểu từ ngữ, bố cục
-Mục tiêu: Nhằm giúp HS nắm được khái quát giọng đọc của bài, biết được trong bài gồm có những nhân vật nào, bố cục của bài ra sao,… trên cơ sở đó giúp HS bước đầu có cái nhìn tổng quát về văn bản. Điều này sẽ giúp cho các em dễ dàng thâm nhập và từng bước cảm thụ tác phẩm.
Để đạt được mục tiêu trên, chúng tôi sử dụng các phương pháp, biện pháp: Đàm thoại, thuyết trình, đọc diễn cảm, kể chuyện…
+ Đọc diễn cảm toàn bộ câu chuyện: GV đọc đoạn đầu làm mẫu, hai HS đọc các đoạn còn lại. Với việc đọc diễn cảm, các em có được những xúc cảm ban đầu, tạo hứng thú để bước vào câu chuyện một cách chủ động, thoải mái. HS nắm được khái quát nội dung, thuận tiện cho việc đọc- hiểu tác phẩm ở bước tiếp theo.
+ Kể tóm tắt câu chuyện: Nhằm giúp HS nắm được những nội dung cơ bản của truyện, từ đó dễ dàng phân chia bố cục của văn bản. Kể tóm tắt là hoạt động phát hiện và phát triển được khả năng cảm thụ câu chuyện của HS. Vì có hiểu, có nhớ, có cảm sâu sắc nội dung câu chuyện HS mới tóm tắt và kể lại được một cách lưu loát. Đồng thời, việc cho kể chuyện trước lớp sẽ rèn cho HS kỹ năng diễn đạt trước đám đông, kỹ năng mạnh dạn trình bày những vấn đề mà mình quan tâm.
-Thời gian: 10 phút
*Hoạt động 3: Đọc –Hiểu văn bản
- Mục tiêu: Nắm được hình tượng thánh Gióng và ý nghĩa của việc xây dựng hình tượng ấy
- Phương pháp, biện pháp: Đọc, kể, đàm thoại, thảo luận, thuyết trình, giải thích, trực quan, bình giảng, nêu vấn đề…
+ Đọc diễn cảm:
Yêu cầu HS đọc diễn cảm đoạn 3: Việc đọc đoạn văn này sẽ giúp HS nắm được nội dung về sự lớn nhanh kì lạ của Gióng. Có thể với việc đọc một lần đầu tiên chưa làm các em nhớ kĩ nội dung từng phần. Với lần đọc này sẽ giúp các em nắm nội dung bài cụ thể hơn, để các em một lần nữa tri giác với từng con chữ tìm ra những gì ẩn chứa đằng sau nó.
Cho HS xem bức tranh Gióng nhổ bụi tre bên đường quật vào giặc. Sau đó GV đặt câu hỏi: Bức tranh minh họa cho sự việc nào? Hãy kể lại sự việc đó?
Việc cho HS xem tranh và kể lại câu chuyện giúp cho học sinh phát triển khả năng quan sát, kích thích lòng hăng say học tập của HS, tránh sự nhàm chán trong học tập. Qua quan sát HS sẽ lĩnh hội và tự mình chiếm lĩnh tri thức bài học và tái hiện lại hình tượng Thánh Gióng lẫm liệt, oai phong nhổ tre quật vào giặc. Qua việc nhìn tranh kể lại chuyện, học sinh sẽ cảm thụ câu chuyện không những bằng lời đọc của GV, của bạn, của bản thân mà còn bằng cả sự quan sát bằng mắt. Việc tự mình tái hiện lại nhân vật và kể lại cho các bạn cùng nghe đã giúp cho HS nhẹ nhàng thấm sau vào trí óc cuả mình những ý nghĩa tốt đẹp mà câu chuyện mang lại, chính những xúc cảm trong sáng ấy làm cho tâm hồn các em xúc động nên việc đọc trở nên diễn cảm, có hồn hơn, cảm thụ tốt hơn, có những sáng tạo tinh tế hơn về ý nghĩa nhân văn cao đẹp của câu chuyện. Qua lời kể của các em. một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc sống dậy, những hàng động anh hùng xả thân đánh giặt Ân cũng trở nên sống động hơn. Điều đó không những giúp cho giờ học lôi cuốn, nhẹ nhàng, mà còn giúp cho những HS yếu nhớ câu chuyện dễ dàng hơn, và nâng dần khả năng CTVH của mình.
+ Thảo luận nhóm : Câu hỏi tình huống: “Ra đời kì lạ, nhưng Gióng lại là con của một bà mẹ nông dân chăm chỉ làm ăn và phúc đức. Em nghĩ gì về nguồn gốc đó của Gióng?”. Đây là câu hỏi tình huống tương đối khó, chúng tôi tiến hành tổ chức HS thảo luận nhóm đôi. Cách làm này sẽ giúp cho HS nắm và giải quyết vấn đề đặt ra thuận lợi hơn. Tại sao một câu bé với sự ra đời kì lạ như vậy lại sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo mà không sinh ra trong một gia đình thuộc tầng lớp khác? Điều
đó có ý nghĩa gì? Với việc thảo luận nhóm sẽ giúp cho mọi thành viên trong lớp đều tham gia phát biểu, trình bày ý kiến, đồng thời nâng cao tính tương tác hỗ trợ, nâng cao khả năng tự đánh giá của mỗi HS. HS tự mình khám phá vấn đề đã nêu ra ở câu hỏi. Giờ học sẽ không bị thô cứng áp đặt. Qua việc thảo luận nhóm, HS sẽ thấy hứng hứng thú hơn khi tìm hiểu câu chuyện, khả năng cảm thụ sẽ tốt hơn. Chính hoạt động này đã giúp HS cảm nhận được sâu sắc tư tưởng của Hồ Chí Minh: Nhân dân là nguồn gốc của sức mạnh bảo vệ Tổ quốc.
Việc sử dụng câu hỏi tình huống, nhằm giúp HS không thụ động tiếp nhận mọi thông tin, câu hỏi tình huống gợi ra nhiều vấn đề, HS phải tự tìm hiểu khám phá tri thức mới. Mỗi HS động não suy nghĩ, tự mình đưa ra cách giải quyết. Hơn nữa, sẽ rèn cho HS kỹ năng ứng phó với các tình huống xảy ra trong cuộc sống.
+ Sử dụng lời bình:
GV bình về ý nghĩa chi tiết Gióng cất lên tiếng nói đầu tiên là tiếng nói yêu nước. “Gióng là hình ảnh nhân dân. Nhân dân lúc bình thường thì âm thầm, lặng lẽ cũng giống như Gióng ba năm không nói, chẳng cười, nhưng khi nước nhà gặp cơn nguy biến, thì họ rất mẫn cảm, đứng ra cứu nước đầu tiên, cũng như Gióng, vua vừa kêu gọi, đã đáp lời cứu nước, không chờ đến lời kêu gọi thứ hai.”
GV bình về cái vươn vai thần kì của Thánh Gióng:
“Trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta, biết bao tấm gương tuổi trẻ mang khác vọng “vươn vai” của Thánh Gióng đã xuất hiện: Trần Quốc Toản bóp nát quả cam, hận vì mình chưa đến tuổi tòng quân, về nhà tập hợp gia binh, gia tướng, phất cờ đào đánh giặc. Những thanh niên thời chống Pháp, chống Mĩ giấu gạch, giấu sắt trong người để đủ cân, khai tăng thêm tuổi để đủ tuổi ghi tên nhập ngũ. Truyền thống của dân tộc ta là vậy! Tuổi trẻ Việt Nam là vậy! Trước giờ phút Tổ quốc lâm nguy, nghe tiếng gọi cứu nước, thì em bé ba tuổi đến mỗi người dân dù già, dù trẻ cũng đều “vươn lên”, dồn sức trỗi dậy để đuổi giặc, giữ nước và dựng nước.”
GV bình về, chi tiết “Gióng nhổ những cụm tre bên đường để quật vào giặc” khi roi sắt gãy”.
Cả những vật bình thường nhất của quê hương cũng cùng Gióng đánh giặc. Tre là sản vật của quê hương, cả quê hương sát cánh cùng Gióng đánh giặc.
Ở nước ta đến cả cỏ cây cũng thành vũ khí giết thù, đúng như lời Bác Hồ: “Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc thuổng, gậy gộc”.
Việc sử dụng lời bình trong những trường hợp trên là vô cùng cần thiết, nó là chất xúc tác để giúp cho tâm hồn các em ngân lên niềm tự hào, thán phục về lòng yêu nước, tinh thần buất khuất, quật cường –một truyền thống quý báu, đẹp đẽ bao đời của nhân dân ta -khi tổ quốc lâm nguy. Nếu chỉ sử dụng những câu hỏi khô khan khó lòng các em cảm thụ được hết cái đẹp trong mỗi hình ảnh trên
- Thời gian : 15 phút:
* Hoạt động 4 : Tổng kết
-Mục tiêu : Nắm lại nội dung và nghệ thuật của truyện -Phương pháp, biện pháp: Thaỏ luận nhóm, đàm thoại.
Thảo luận nhóm: Với câu hỏi: Truyền thuyết thường liên quan đến sự thật lịch sử.Theo em truyện “Thánh Gióng” có liên quan đến sự thật lịch sử nào? Tương đối khó, cần huy động nhiều nguồn kiến thức cũng như khả năng am hiểu lịch sử của HS, nên việc thảo luận nhóm giúp các thành viên trong nhóm hỗ trợ nhau để hoàn thành nhiệm vụ, để tránh trường hợp một số HS thấy câu hỏi khó mà nản không thấy hứng thú.
Đàm thoại: Bài học nào được rút ra từ truyền thuyết Thánh Gióng? Đây là câu hỏi cần thiết để rút ra bài học từ câu chuyện, trên cơ sở sở đó kích thích lòng yêu nước trong mỗi HS. Giúp các em hiểu được khi tổ quốc lâm nguy mỗi người dân chúng ta cần phải làm gì. Trên cơ sở đó, các em sẽ hiểu sâu sắc hơn ý nghĩa nội dung câu chuyện.
-Thời gian: 7 phút
* Hoạt động 5: Luyện tập
-Mục tiêu : Rèn năng lực cảm thụ, liên hệ thực tế, giáo dục lòng yêu nước và kỹ năng sống cho HS.
-Phương pháp, biện pháp: Đàm thoại, trưng bày tranh ảnh + Đàm thoại: Với hệ thống câu hỏi:
1/ Theo em tại sao hội thi thể thao trong nhà trường phổ thông lại mang tên “Hội khỏe Phù Đổng”?
2/Truyền thuyết Thánh Gióng kết thúc với hình ảnh Gióng cùng ngựa sắt bay lên trời. Còn kịch bản phim “ Ông Gióng” của Tô Hoài thì kết thúc với hình ảnh “Tráng sĩ Gióng cưỡi ngựa sắt thu nhỏ dần dần thành em bé cỡi trâu về trên đường làng mát rượi bóng tre. Em hãy so sánh và nêu nhận xét về hai cách kết thúc ấy. (Câu hỏi tình huống).
Với câu hỏi 1. Giúp HS liên hệ thực tế của bản thân, của xã hội ngày hôm nay, ảnh hưởng của Gióng đối với mỗi người con đất Việt. Khơi gợi lòng tự hào dân tộc, lòng yêu nước của mỗi HS. Rèn kỹ năng sống cho các em. Với câu hỏi này HS biết được yêu nước ngày nay không chỉ là ra trận đánh giặc mà học tập thật tốt, trau dồi đạo đức, rèn luyện bản thân để trở thành người có ích cho xã hội.
Việc sử dụng câu hỏi tình huống (Câu hỏi 2) nhằm giúp HS so sánh đối chiếu giữa hai cách kết thúc khác nhau của câu chuyện. Hiểu được ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà mỗi cách kết thúc mang lại. Từ đó giúp HS nắm vững hơn cũng như có cái nhìn sâu sắc hơn ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng. Và với việc giới thiệu các em một kết thúc hoàn toàn khác với kết thúc truyện mà bấy lâu nay các em được biết đến sẽ tạo nên sự bất ngờ, hứng thú ở HS.
+ Trưng bày tranh ảnh: Việc tái hiện hình tượng bằng cách nhớ lại câu chuyện hoặc một chi tiết trong truyện và thể hiện nó ra bằng chính nét vẽ của bản thân sẽ giúp HS nắm vững các chi tiết trong truyện hơn, làm cho óc sáng tạo của HS được bay bổng,. Từ đó giúp HS xác định được giá trị bản thân: có trách nhiệm với vận mệnh đất nước, dân tộc đồng thời tự nhận thứcđược truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc. Có như vậy giờ học mới mang tính nhân văn sâu sắc.
-Thời gian: 7 phút
+ Phần hướng dẫn học bài ở nhà và chuẩn bị bài mới:
Chúng tôi yêu cầu HS về nhà viết đoạn văn cảm thụ. Câu hỏi: “Hình ảnh nào của Gióng đẹp nhất trong em? Vì sao? Hãy trình bày suy nghĩ của mình bằng một đoạn văn ngắn từ 5-7 câu.” Với yêu cầu này, GV sẽ đo được mức độ hiểu và cảm của HS về truyện đến mức nào. Biết được những suy nghĩ, quan niệm về vẻ đẹp hình tượng người
anh hùng thông qua lăng kính của thiếu niên ngày nay. Đồng thời điều chỉnh, uốn nắn kịp thời những suy nghĩ còn lệch lạc nếu có xảy ra.
Ở phần này chúng tôi cũng yêu cầu HS nhập thân vào nhân vật Thánh Gióng kể lại câu chuyện nhằm giúp các em nắm vững nội dung câu chuyện, hiểu sâu sắc ý nghĩa truyện, Với việc nhập thân sẽ giúp các em sống với đời sống của nhân vật, cảm được những gì mà Gióng đã trải qua. Từ đó nắm vững hơn ý nghĩa hình tượng nhân vật Thánh Gióng và nhờ thế việc cảm thụ của các em sẽ tốt hơn.
-Thời gian: 2 phút
3.3.4.2. Thuyết minh giáo án bài “Sơn Tinh, Thủy Tinh” Hoạt động 1: giới thiệu bài
- Mục tiêu: tạo tâm thế cho HS vào bài
- Phương pháp:Thuyết trình: Kích thích sự tò mò của HS để biết câu trả lời cho câu hỏi: Người xưa đã giải thích hiện tượng mưa to, lũ lụt và bão lớn hằng năm ở nước ta như thế nào?
- Thời gian:2 phút
- Hoạt động 2: Đọc –hiểu từ ngữ, bố cục
- Mục tiêu: Bước đầu có cái nhìn khái quát về toàn bộ tác phẩm.
-Phương pháp, biện pháp: Đàm thoại, gợi mở, đọc diễn cảm, kể tóm tắt...
+ Đàm thoại: Với hệ thống câu hỏi gợi mở HS sẽ tự mình khám phá ra giọng đọc của bài, chủ động tìm hiểu thể loại của câu chuyện cũng như thời đại lịch sử mà truyện nói đến.
Với phương pháp đàm thoại cùng với các câu hỏi rõ ràng, gợi mở khơi gợi trong các em lòng say mê khám phá, các em sẽ rất hứng thú đọc văn bản thật kỹ để tìm hiểu về bố cục văn bản, các nhân vật có trong văn bản, thể loại văn bản. Các em nhẹ nhàng chiếm lĩnh tri thức một các nhẹ nhàng không gò bó áp đặt.
+ Đọc diễn cảm: Đem lại cho các em những rung cảm ban đầu về truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”. Là bước đầu tiên đưa các em vào thế giới của tác phẩm
+ Kể tóm tắt truyện: Là bước cần thiết để phát triển khả năng cảm thụ văn bản. Bởi các em phải đọc thật kỹ văn bản " Sơn Tinh- Thủy Tinh", phải nắm được nội dung của câu chuyện, ghi nhớ các sự kiện diễn ra trong chuyện, từ đó các em mới có thể kể
tóm tắt, cô đọng được chuyện. Việc các em tóm tắt truyện trước lớp cũng rèn cho các em kỹ năng diễn đạt trước đám động, mạnh dạn, tự tin hơn trong cuộc sống. Bên cạnh đó, truyện " Sơn Tinh- Thủy Tinh" tương đối dài, nhiều chi tiết, sự kiện diễn ra, vì vậy