6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
3.2.5. Giải pháp về thị trường
Phải xây dựng thương hiệu đủ mạnh, đóng vai trò chủ đạo trên thị trường để thống nhất tổ chức, quản lý xuất khẩu, tránh tình trạng cạnh tranh lẫn nhau giữa các doanh nghiệp Lâm Đồng với doanh nghiệp Việt Nam và trên thị trường chè thế giới.
Tập trung việc quản lý xuất khẩu vào các đầu mối lớn, tránh tình trạnh các doanh nghiệp không đủ năng lực cũng tham gia xuất khẩu, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, cải tiến mẫu mã để đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Tăng cường hoạt động tiếp thị và giới thiệu sản phẩm mới, thực hiện đồng bộ các khâu tiếp thị, quảng cáo, thiết lập mạng lưới phân phối. Tăng cường các hình thức liên kết liên doanh với các đối tác có kinh nghiệm và truyền thống.
Các công ty cần có quy hoạch và phát triển vùng nguyên liệu cụ thể, giải quyết tình trạng mất cân đối giữa các nhà máy và vùng nguyên liệu để giảm bớt việc cạnh tranh không lành mạnh trong thu mua chè búp tươi, tạo cân đối giữa công suất chế biến với khả năng cung cấp nguyên liệu.
Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm trong khâu chế biến bằng cách: - Hoàn thiện nhà xưởng sản xuất chè xuất khẩu
- Áp dụng phương pháp và quá trình sản xuất mới , tạo sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế về thuỷ phần và ngoại hình
- Xây dựng chương trình quản lý để hạ giá thành sản phẩm, nhân rộng phương pháp quản lý theo HACCP, ISO 9000…
Các doanh nghiệp chế biến ra sản phẩm từ chè khô bán thành phẩm, các doanh nghiệp mua chè và xuất khẩu chè cần tập trung nghiên cứu để mở rộng các kênh phân phối bán buôn, bán lẻ chè thương phẩm đến tận tay người tiêu dùng.
Cần có chính sách để tìm kiếm, bồi dưỡng đội ngũ luật sư am hiểu về luật pháp, thông lệ quốc tế, am tường thông lệ kinh doanh chè, giỏi ngoại ngữ để tư vấn cho các
doanh nghiệp chè về lĩnh vực chè về lĩnh vực thương mại và hợp tác đầu tư với các nước trên thế giới; trực tiếp thay mặt, bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp khi có tranh chấp xảy ra.
Theo dõi giá cả để đề xuất kịp thời với các cấp có thẩm quyền về những biến động về giá cả và giúp nông dân ổn định sản xuất các nông sản chính.
Xây dựng các trung tâm thương mại ở cấp huyện và các trung tâm tiểu vùng, giúp các xã xây dựng mới hoặc mở rộng chợ. Kết hợp với các ngành khác để tổ chức các hội chợ nhằm tạo điều kiện tốt cho tiêu thụ nông lâm sản.
Muốn phát triển thị trường cho sản phẩm chè Lâm Đồng, cần phải tạo ra sản phẩm mang thương hiệu Lâm Đồng, sản phẩm đó phải có sức cạnh tranh và phù hợp với yêu cầu của thị trường.
Để có thể xây dựng thành công thương hiệu cho sản phẩm chè Lâm Đồng, trước tiên phải kiểm soát được chất lượng chè, không để cho những sản phẩm không đảm bảo chất lượng, dư lượng thuốc trừ sâu, hóa chất, tạp chất vô cơ… lọt ra thị trường. Hơn nữa, đối với những sản phẩm đồ uống như chè, có tác động trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng, do đó việc kiểm soát chất lượng phải đặt lên hàng đầu. Do đó ngành chè phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy trình kỹ thuật, quy trình công nghệ từ khâu sản xuất nguyên liệu đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Song song đó phải xây dựng các biện pháp kiểm soát về chất lượng ở tất cả các khâu: từ công đoạn canh tác chè, chế biến, khâu đóng bao, khâu bảo quản, vận chuyển, tiêu thụ.
Khi xây dựng thương hiệu cần lưu ý như sau:
Nghiên cứu khách hàng mục tiêu nhằm tìm hiểu cảm nhận của họ đối với sản phẩm chè, về độ nhận biết thương hiệu, mức độ sử dụng và trung thành đối với thương hiệu; nghiên cứu các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng; xác định hình ảnh công ty lý tưởng trong ngành hàng; xác định sự thật ngầm hiểu hay thấu hiểu khách hàng... Đây là cơ sở tiền đề giúp ngành chè cũng như các doanh nghiệp xây dựng định vị thương hiệu nhằm tạo ra sự khác biệt và phù hợp đối với khách hàng trong từng phân khúc thị trường.
Coi trọng việc đăng ký bản quyền tại các thị trường trong và ngoài nước nhằm tránh phải bị động trong các tranh chấp về quyền sở hữu thương hiệu.
Áp dụng các hình thức quảng bá, xúc tiến thương hiệu theo đúng các quy định của các nước nhập khẩu nhằm tạo ấn tượng mạnh mẽ cho khách hàng về những nét độc đáo của sản phẩm và thương hiệu của các doanh nghiệp chè Lâm Đồng.
Cần xây dựng một hệ thống quả lý từng khâu, đảm bảo giao hàng đúng hợp đồng, đúng chất lượng, thu thập phản hồi từ phía khách hàng để có biện pháp giải quyết những vấn đề bất cập. Làm tốt những hoạt động trên là doanh nghiệp đã nâng cao uy tín của sản phẩm cũng như bản thân doanh nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Ngoài ra, việc đa dạng hoá các mặt hàng là rất cần thiết để sản phẩm chè có thể đáp ứng được nhu cầu của các phân đoạn thị trường khác nhau. Có như vậy năng lực cạnh tranh của sản phẩm mới được nâng cao.
Trong chiến lược mặt hàng các doanh nghiệp cần chú ý đầu tư cho khâu thiết kế mẫu mã bao bì, đóng gói sản phẩm. Khâu này hiện vẫn chưa được quan tâm đúng mức, do đó chỉ tiêu thẩm mỹ của sản phẩm vẫn chưa được thoả mãn. Bao bì sản phẩm phải tuân thủ các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, cần thiết kế cho hấp dẫn, thu hút sự chú ý của khách hàng.
Việc đăng ký mã vạch EAN cũng cần được thực hiện trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.
Điều không thể không nhắc đến trong quá trình xây dựng chiến lược mặt hàng là việc xúc tiến và quảng bá thương hiệu của các công ty chè Lâm Đồng.
Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, tạo ra các sản phẩm đặc trưng, phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng là hết sức quan trọng.
Các hoạt động xúc tiền thương mại, đầu tư cho quảng các giới thiệu sản phẩm, nghiên cứu chế thử sản phẩm mới, tổ chức hội chợ triển lãm, tuần văn hoá chè… để quảng bá hình ảnh công ty cũng như sản phẩm cần được đầu tư thích đáng để sản phẩm có thể tiềp cận khách hàng trong và ngoài nước.
Lâm Đồng cũng cần xúc tiến xây dựng sàn giao dịch để bán đấu giá nhằm tăng khả năng tiếp cận khách hàng của doanh nghiệp, đẩy mạnh xúc tiến bán hàng và cũng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm .
Thương mại điện tử (xây dựng các trang Web để bán hàng, đấu giá hàng qua mạng…) cũng là 1 biện pháp hứa hẹn mang lại nhiều hiệu quả.