Đánh giá chung về thực trạng tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: TỔ CHỨC LÃNH THỔ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÂY CHÈ TỈNH LÂM ĐỒNG (Trang 96 - 101)

6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

2.3.4.Đánh giá chung về thực trạng tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến

lâm Đồng giai đoạn 2000-2011

2.3.4.1. Kết quả đạt được

Lâm Đồng là tỉnh có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các vùng chuyên canh cây chè đem lại hiệu kinh tế cao. Với lịch sử gần 40 năm tồn tại và phát triển, gần 20 áp dụng khoa học – kĩ thuật, chuyển đổi giống chè, tỉnh Lâm Đồng đã đạt được những thành tựu quan trọng trong việc tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè ở địa phương.

Các trung tâm nghiên cứu khoa học về các loại chè đã lai tạo thành công nhiều giống chè cho năng suất, phẩm chất cao hơn. Kĩ thuật canh tác thâm canh và công nghệ canh tác chè mới được các trung tâm khuyến nông và trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm chè Lâm Đồng chuyển giao, hướng dẫn tận tình và kịp thời cho nông dân ứng dụng vào sản xuất chè nhanh chóng. Việc đầu tư phát triển cây chè đã góp

phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, nâng cao thu nhập và làm giàu chính đáng cho các hộ dân làm chè.

Nhiều cơ sở chế biến chè ngày càng được trang bị máy móc hiện đại nhằm mục đích nâng cao chất lượng, mẫu mã thành phẩm đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng. Không chỉ sản xuất chế biến chè đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn có các công ti, doanh nghiệp với kĩ thuật tiên tiến chuyên sản xuất chế biến các loại chè chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường quốc tế.

Đội ngũ cán bộ kỹ thuật ngành chè được nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ sản xuất của nông dân được nâng lên (tiếp cận công nghệ nhân giống bằng phương pháp giâm cành, kỹ thuật thâm canh chè an toàn) tạo ra sản phẩm chè phong phú: chè đặc sản truyền thống, chè xanh chất lượng cao (chè giống mới)

Nông dân giàu kinh nghiệm sản xuất, lại cần cù, chị khó. Trồng và chế biến là ngành nghề truyền thống của nhân dân, đem lại hiệu quả kinh tế cao nên được đẩy mạnh phát triển. Nhận thức của người trồng chè đã được nâng lên, năng suất chất lượng chè được cải thiện, cây chè đã giữ được vị trí số một của kinh tế vườn đồi và là thu nhập chính của người làm chè.

Có hệ thống dịch vụ như đại lí phân bón, thuốc trừ sâu, máy móc thiết bị cho sản xuất chè khá tốt và phân bố rộng khắp cá huyện thị giúp địa phương sản xuất nhanh chóng, kịp thời đáp ứng nhu cầu của nông dân.

Ngành luôn được sự quan tâm của các cơ quan chủ quản như: Sở NN & PTNT, Sở công nghiệp luôn có những chính sách kịp thời nhằm thúc đẩy phát triển hơn nữa ngành sản xuất chè như các chính hỗ trợ vốn cho các hộ nông dân trồng các giống chè mới cho năng suất cao, cá doanh nghiệp chế biến để đổi mới công nghệ. Khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu mạnh và có chiến lược quảng bá thương hiệu để khách hàng quan tâm hơn và tin dùng. Hơn nữa, tỉnh còn có chính sách bình ổn giá, thu mua nguyên liệu chè tươi để đảm thu nhập cho các hộ sản xuất. Chính vì lẽ đó, diện tích và sản lượng chè tăng ổn định mặc dù thị trường chè chưa ổn định.

Theo điều tra của Sở NN & PTNT tỉnh Lâm Đồng. Trên địa bàn hiện có 98% cơ sở chế biến có bề mặt tiếp xúc trực tiếp với chè đảm bảo bền, nhẵn, dễ làm sạch, không ô nhiễm. Có 38/47 cơ sở có kết cấu bao chè làm bằng vật liệu ít thấm nước, không đọng nước, thuận tiện cho việc làm vệ sinh công nghiệp. 3/47 cơ sở trang bị đầy đủ hệ thống phòng chống côn trùng và động vật gây hại tại xưởng chế biến. 22/47 cơ sở có thiết bị công nghệ chế biến đồng bộ, đảm bảo công suất và an toàn vệ sinh thực phẩm [1].

Các cơ sở chế biến chè Ôlong thiết bị công nghệ chủ yếu được nhập khẩu từ Đài Loan, khá hiện đại. Các công đoạn chế biến chè đảm bảo đúng theo quy định. Khoảng 34% cơ sở giám sát chặt chẽ, có sổ nhật ký ghi chép đầy đủ quá trình sản xuất từ nguyên liệu đến thành phẩm và vệ sinh công nghiệp nhà xưởng, chủ yếu là các cơ sở áp dụng hệ thống quản lý chất lượng (ISO, HACCP).

2.3.4.2. Tồn tại và hạn chế

• Tồn tại và hạn chế chung

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, trong quá trình tổ chức lãnh thổ vẫn còn một số tồn tại và hạn chế chưa giải quyết được.

Hiện nay, các giống chè cho năng suất thấp vẫn còn chiếm khoảng 50% diện tích nên hiệu quả sản xuất đem lại chưa cao.

Những năm gần đây, tỉnh có chính sách chuyển đổi giống chè truyền thống sang trồng chè cành, chè cao sản cho năng suất, chất lượng cao nhưng đầu tư và kiến thiết cơ bản cho một ha chè cành cao gấp 10-15 lần, kĩ thuật chăm sóc phải chu đáo, đúng kĩ thuật vì chè cành khi gặp yếu tố ngoại cảnh bất lợi dễ nhiễm bệnh và dễ chết nên việc mở rộng diện tích chè cành cần nhiều vốn để đầu tư.

Thời tiết, khí hậu trong những năm qua luôn biến động nhất là mùa khô hạn hán nghiêm trọng gây thiếu nước tưới cho chè. Trong khi đó trên địa bàn các vùng trồng chè lại chưa có một hệ thống thuỷ lợi nào lớn để phục vụ tưới tiêu vào mùa khô.

Khâu chế biến gặp không ít khó khăn đó là máy móc cũ kĩ, lạc hậu gây tiêu hao nhiều nguyên nhiên liệu, chất lượng thành phẩm còn thấp, giá lại cao nên khả năng cạnh tranh với sản phẩm chè khác trên thị trường trong nước và nước ngoài còn thấp.

Thị trường chè trong những năm gần đây có nhiều biến động, đặc biệt là thị trường Irag bị đóng băng, thị trường châu Âu và châu Mỹ có nhiều khó khăn do khủng hoảng tài chính và đòi hỏi yêu cầu chất lượng cao nên khó khăn trong khâu tiêu thụ.

Công tác phục hồi giống chè trung du truyền thống triển khai nhưng kết quả còn nhiều hạn chế do nhận thức của nông dân chưa đánh giá đúng chất lượng đặc sản của vùng sinh thái tự nhiên mà thiên nhiên ưu đãi, hơn nữa Tỉnh chưa có cơ chế chính sách mạnh để triển khai chuyển đổi giống chè truyền thống.

Quy hoạch vùng chè chưa cụ thể, rõ ràng, từ công tác giống và các biện pháp kĩ thuật đến việc cơ giới hoá, đa dạng hoá sản phẩm. Công nghệ sản xuất (canh tác, chế biến, bao gói....) còn lạc hậu manh mún.

Chưa hình thành hệ thống quản lý chất lượng, đặc biệt là sản phẩm chè an toàn. Chưa tạo được khối lượng sản phẩm lớn để thúc đẩy hình thành thương hiệu chè vùng chè đặc sản.

Chỉ có Nhà máy chè Cầu Tre có vùng nguyên liệu an toàn vì nguồn nguyên liệu cung ứng cho hoạt động của hai cơ sở này được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP hoặc Global GAP. Chính sách của tỉnh trong việc hỗ trợ sản xuất chè chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn về tiến độ sản xuất.

• Tồn tại và hạn chế của các cơ sở chế biến

* Vùng nguyên liệu

Trong các cơ sở chế biến, trên toàn có 12/47 cơ sở kiểm soát được nguồn nguyên liệu đầu vào qua hợp đồng thu mua với các hộ nông dân nhưng không thể nhận biết được nguồn nguyên liệu của mình có thật sự an toàn chưa vì nguyên liệu khi các cơ sở thu mua chỉ dựa vào đánh giá cảm quan, không có trang thiết bị phân tích thành phần thuốc BVTV có trong nguyên liệu [1].

Các Doanh nghiệp, Công ty chế biến chè Ôlong hầu hết đều có nông trường riêng để tự cung cấp nguyên liệu cho chế biến, thu mua nguyên liệu của dân chỉ chiếm một phần nhỏ.

Người dân nhận thức chưa cao về thị trường, thấy cây nào có giá trị cao thì sẵn sàng chuyển đổi ngay, do vậy vùng nguyên liệu cho các cơ sở chế biến chưa được ổn định làm các cơ sở chế biến hoạt động không liên tục và chưa hết công suất thiết kế.

* Kết cấu nhà xưởng

Có 40/47 cơ sở có nhà xưởng chế biến cao hơn mặt bằng chung tối thiểu 20cm, các cơ sở không đạt hầu hết là cơ sở chế biến chè ướp hương trên địa bàn thành phố Bảo Lộc (khu chế biến nằm trong nhà ở). 23/47 cơ sở nhà xưởng được thiết kế theo nguyên tắc một chiều, các cơ sở còn lại bố trí một số vị trí không theo nguyên tắc một chiều hoặc bố trí lộn xộn [1].

Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CHÈ TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2020 VÀ CÁC

GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: TỔ CHỨC LÃNH THỔ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÂY CHÈ TỈNH LÂM ĐỒNG (Trang 96 - 101)