Khái quát về kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: TỔ CHỨC LÃNH THỔ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÂY CHÈ TỈNH LÂM ĐỒNG (Trang 50 - 54)

6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

2.1.2.Khái quát về kinh tế xã hội

Năm 2011, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 15,03%; GDP bình quân đầu người 25,55 triệu đồng/người/năm (hơn 2 triệu đồng/người/tháng). Cơ cấu kinh tế có khởi sắc: Nông – lâm – ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất (62%), Công nghiệp - Xây dựng còn chiếm tỉ trọng nhỏ (14%), Dịch vụ chiếm 24%; Giá trị sản xuất ngành Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp năm 2011 đạt tỷ 121,150 tỷ đồng, Nông lâm nghiệp năm 2011 đạt 4.418,5 tỷ đồng

Trong lĩnh vực xã hội năm 2011, tỉnh Lâm Đồng cũng đạt được kết quả cao về nhiều mặt: Nền kinh tế đã giải quyết việc làm cho hơn 3.760 lao động. Tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 9,8% - Thấp nhất trong các tỉnh Tây Nguyên. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,42%. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưới dưới 5 tuổi còn 14,78%. Tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng điện đạt trên 96%. Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh 91%.

2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè

2.2.1. Điều kiện tự nhiên

2.2.1.1. Vị trí địa lí

Thành phố Đà Lạt là trung tâm hành chính - kinh tế - xã hội lớn nhất của tỉnh, cách các trung tâm kinh tế lớn của vùng và khu vực không xa, hướng Nam cách thành phố Hồ Chí Minh 300Km, Biên Hòa 270Km, Vũng Tàu 340Km, hướng Đông cách cảng biển Nha Trang 210Km. Vùng chè Cầu Đất thuộc địa bàn TP. Đà Lạt – có khí hậu lạnh nên rất thuận lợi cho trồng và chế biến chè Ô Long có giá trị kinh tế cao.

Thành phố Bảo Lộc là trung tâm kinh tế - xã hội lớn thứ hai của tỉnh nhưng có rất nhiều cơ sở chế biến chè hiện đại. Với vị trí chiến lược nằm ở vị trí trung chuyển hàng hoá giữa Duyên hải miền Trung – Tây Nguyên – Đông Nam Bộ, rất thuận lợi cho cho việc tiêu thụ các sản phẩm chè, tiếp thu khoa học kỹ thuật và vật tư, thiết bị cho trồng và chế biến chè.

2.2.1.2. Địa hình

Nhìn chung, địa hình của tỉnh là địa hình cao nguyên tương đối phức tạp, chủ yếu là bình sơn nguyên, núi cao (chiếm 97%) đồng thời cũng có những thung lũng

nhỏ bằng phẳng (3%) đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng, thực động vật ... và những cảnh quan kỳ thú cho Lâm Đồng.

Đặc điểm nổi bật của địa hình tỉnh Lâm Đồng là sự phân bậc khá rõ ràng từ Bắc xuống Nam. Chia làm 3 bậc địa hình chính:

- Phía Bắc tỉnh là vùng núi cao, vùng cao nguyên Lang Biang với những đỉnh cao từ 1.300m đến hơn 2.000m như Bi Đúp (2.287m), Lang Biang (2.167m). Tập trung chủ yếu ở Đà Lạt, Lạc Dương và một phần cao của huyện Đơn Dương.

- Phía Đông và Tây có dạng địa hình núi thấp (độ cao 500 – 1.000m). Trên cao nguyên Di Linh, bao gồm thành phố Bảo Lộc, các huyện Di Linh, Bảo Lâm, Lâm Hà, Đức Trọng và một phần của huyện Đơn Dương.

- Phía Nam là vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Di Linh – Bảo Lộc và bán bình nguyên (độ cao 200-500m). Thuộc các huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên.

Với địa hình phần lớn là núi cao trung bình và có các cao nguyên bằng phẳng thuận lợi cho việc canh tác và xây dựng các cơ sở chế biến chè.

2.2.1.3. Khí hậu

Lâm Đồng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo độ cao, trong năm có 2 mùa rõ rệt; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Nhiệt độ thay đổi rõ rệt giữa các khu vực, càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh dao động từ 18 – 250C, số giờ nắng trung bình cả năm 1.890 – 2.500 giờ (khoảng nhiệt độ tốt nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của cây chè), thời tiết ôn hòa và mát mẻ quanh năm, thường ít có những biến động lớn trong chu kỳ năm (Phụ lục 1).

Lượng mưa trung bình 1.750 – 3.150 mm/năm, độ ẩm tương đối trung bình cả năm 85 – 87% (Phụ lục 2,3).

Khí hậu nhìn chung rất thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp lâu năm, đặc biệt là cây chè.

2.2.1.4. Đất

Tổng diện tích đất tự nhiên của Lâm Đồng là 974.590 ha (năm 2010) trong đó đất có độ dốc trên 200 chiếm 62,78%.

Lâm Đồng có 8 nhóm đất, bao gồm 45 loại đất, chất lượng đất đai của Lâm Đồng rất tốt, khá màu mỡ, toàn tỉnh có khoảng 316.169,10ha đất có khả năng sản xuất nông nghiệp, trong đó có trên 200.000ha đất bazan tập trung ở cao nguyên Bảo Lộc - Di Linh thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao trong đó có cây chè. Do vậy, diện tích trồng chè tập trung chủ yếu ở Bảo Lâm, Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà (Bảng 2.1).

Bảng 2.1. Thống kê các loại đất của tỉnh Lâm Đồng

Hạng mục Diện tích (ha ) Tỷ lệ ( % )

Tổng diện tích tự nhiên 974.590 100

I. Diện tích các nhóm đất 965.696 98,9

Nhóm đất phù sa Nhóm đất gley

Nhóm đất mới biến đổi Nhóm đất đỏ Nhóm đất xám Nhóm đất mùn Nhóm đất xói mòn Nhóm đất đen 28.866 44.685 16.275 212.309 659.648 864 68 2.981 2,96 4,58 1,67 21,74 67,55 0,09 0,01 0,31

II. Sông, suối 10.709 1,10

III. Núi đá không cây 77 0,01 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Báo cáo quy hoạch sử dụng đất năm 2010 tỉnh Lâm Đồng

Cây chè phù hợp với đất đỏ bazan, tầng đất này dày khoảng 2-3m, có độ phì khá cao, độ ẩm điều hoà, tần mùn dày có hàm lượng 1,00 - 6,52%, hàm lượng chất dinh dưỡng cao nhất là Nitơ và lân, pHKCL = 4,0 - 6,5, kết cấu tơi xốp, thoáng khí, lại ở nơi có địa hình thoải, ít dốc, dễ cơ giới hoá do vậy rất thích hợp để cho cây chè sinh trưởng và phát triển. Tập trung nhiều ở Bảo Lộc, Di Linh, Đức Trọng, Lâm Hà.

Nhìn chung, tiềm năng đất của tỉnh có chủng loại phong phú, độ phì khá. Đất thích hợp cho phát triển sản xuất nông nghiệp tập trung thành các vùng có quy mô khá lớn, thuận lợi cho tổ chức khai thác thành vùng nguyên liệu tập trung.

Hạn chế chủ yếu là do địa hình có độ dốc lớn, lượng mưa và cường độ mưa lớn nên dễ bị xói mòn và rửa trôi, tiềm ẩn nguy cơ thoái hoá đất nếu không được quản lý và sử dụng thích hợp. Khả năng giữ nước và dinh dưỡng của đất không cao, cần có biện pháp bảo vệ và nâng cao độ phì của đất.

2.2.1.5. Nguồn nước

Lâm Đồng là tỉnh nằm trong hệ thống sông Đồng Nai, có nguồn nước rất phong phú, mạng lưới suối khá dày đặc. Mạng lưới sông suối phân bố khá đồng đều, mật độ trung bình 0,6km/km2. Phần lớn sông suối chảy từ hướng Đông Bắc xuống Tây Nam.

Do đặc điểm địa hình đồi núi và chia cắt mà hầu hết các sông suối ở đây đều có lưu vực khá nhỏ và có nhiều ghềnh thác ở thượng nguồn. Các sông lớn của tỉnh thuộc hệ thống sông Đồng Nai. Ba sông chính ở Lâm Đồng là: Sông Đa Dâng (Đạ Đờng), Sông La Ngà, Sông Đa Nhim.

Ngoài nước mặt, Lâm Đồng cũng có nguồn nước ngầm dồi dào ở vùng thung lũng có địa hình tương đối thấp, bằng phẳng, với lưu lượng lưu thông từ 0,1-0,14l/s. Trữ lượng tĩnh ước tính khoảng 1 tỉ m3, trữ lượng động tự nhiên khoảng 1,7 triệu m3/ngày với tổng lưu lượng dòng chảy năm khoảng 21 tỉ m3. Tuy nhiên, mực nước nằm ở độ sâu 90-100 dưới mặt đất nên việc khai thác gặp khó khăn. Nước ngầm tập trung trong các khối bazan lớn ở Bảo Lộc, Di Linh, Bảo Lâm, Đức Trọng.

Lượng dòng chảy có sự phân hoá theo mùa và theo diện tích. Chủ yếu tập trung vào mùa mưa, kéo dài 5-6 tháng, chiếm trên 80% lưu lượng. Vào mùa khô thì lưu lượng nước nghèo nàn, nhiều nơi bị hạn hán không thể canh tác bình thường phụ thuộc chủ yếu vào giếng khoan, ao, hồ.

Nhìn chung, nước mặt và nước ngầm của tỉnh khá phong phú, có khả năng cung cấp đủ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, do đây là nơi có địa hình tương đối cao, cắt xẻ và phụ thuộc nhiều thời tiết. Mùa mưa thì dễ bị xói

mòn, rửa trôi làm tầng đất màu bị mất nhiều, còn mùa khô thì bị thiếu nước cục bộ. Người dân đa phần là phải đào ao, hồ, giếng khoan để phục vụ cho tưới tiêu cho cây chè.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: TỔ CHỨC LÃNH THỔ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÂY CHÈ TỈNH LÂM ĐỒNG (Trang 50 - 54)