6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
3.1.1. Cơ sở đề xuất định hướng
3.1.1.1. Định hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh Lâm Đồng
Định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp của Lâm Đồng từ nay tới năm 2020 gắn liền với việc bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ sức khỏe của người sản xuất cũng như người tiêu dùng; Ưu tiên cho công tác nghiên cứu và chuyển giao khoa học kĩ thuật cho nông dân, định hướng cho nông dân sản xuất theo yêu cầu thị trường nhằm ổn định cho được khâu tiêu thụ nông sản, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích và tăng hiệu quả sử dụng đất.
Theo “Định hướng chiến lược Phát triển bền vững của tỉnh đến năm 2020” của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thì để đạt tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm từ 12-14% Lâm Đồng sẽ phải đẩy nhanh phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn toàn diện theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa bằng việc tập trung phát triển nông nghiệp công nghệ cao để nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích và trên đơn vị sản phẩm. Trên cơ sở hình thành các vùng nguyên liệu, đầu tư thâm canh gắn với công nghiệp chế biến và sản xuất hàng hóa xuất khẩu, tăng tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp, trong đó coi trọng phát triển cây công nghiệp năng suất cao trong đó có cây chè.
Với định hướng này, sở NN & PTNT và các địa phương sẽ vận động và tổ chức cho nông dân tập trung thâm canh 100-105 ngàn ha cà phê (trong đó có 20 ngàn ha cà phê chè), đưa năng suất cà phê toàn tỉnh lên 2,5 tấn/ ha/ năm; khoảng 12 ngàn ha cà phê già cỗi sẽ được thay thế bằng cây lâm nghiệp. Cây chè cũng sẽ được ổn định ở quy mô 27.000 tới 28.000 ha (trong đó có 50% diện tích chè chất lượng cao) và được áp dụng các biện pháp thâm canh kỹ thuật cao, thay đổi cơ cấu giống… đưa năng suất bình quân chè búp tươi 10-12 tấn ha/ năm. Cây lương thực được phát triển theo hướng giữ ổn định diện tích hiện có, tăng cường sử dụng giống mới năng suất, chất
lượng cao, tiến tới quy hoạch thu gọn địa bàn sản xuất vào các khu vực có khả năng chủ động tưới tiêu để hướng tới sản xuất 2,3 vụ/ năm.
Định hướng phát triển nông nghiệp bền vững sẽ được gắn kết hữu cơ với định hướng phát triển vùng: vùng cây công nghiệp ở Bảo Lộc, Bảo Lâm, Di Linh; vùng rau hoa ở Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng và vùng lúa, mía, dâu tằm, cây ăn quả ở 3 huyện phía Nam…
Trong giai đoạn 2010-2020 tỉnh tiếp tục phát triển nông nghiệp công nghệ cao; thúc đẩy nhanh phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp kinh tế trang trại, hợp tác xã trồng trọt - chăn nuôi có trình độ chuyên môn hóa và thâm canh cao; gắn chặt các khâu giống - công nghệ - thị trường trong quá trình sản xuất. Để nâng cao hiệu quả kinh tế và giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích, cung cấp nguyên liệu chất lượng cao cho công nghiệp và xuất khẩu, đưa Lâm Đồng trở thành trung tâm ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao của cả nước, kể cả công nghệ biến đổi gien, trước mắt là ở các giống cây - con địa phương có ưu thế cạnh tranh cao như rau - hoa, bò sữa, cá nước lạnh...
3.1.1.2. Định hướng phát triển sản xuất chè của quốc gia
Việt Nam có đầy đủ yếu tố để trở thành một nước sản xuất chè lớn, xuất khẩu nhiều với giá cao, mang nhiều ngoại tệ về cho đất nước, tạo sự ổn định về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội cho rất nhiều thành phần người dân ở các vùng, miền của đất nước. Trên quan điểm đó, tôi đưa những định hướng phát triển ngành chè như sau:
Phát triển chè ở những nơi có điêù kiện, ưu tiên phát triển ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, tập trung đấu tư xây dựng các vùng chè chuyên canh, tập trung, thâm canh có năng suất chất lượng cao và từng bước được hiện đại hoá, kết hợp giữa thâm canh vườn chè hiện có với phát triển diện tích chè mới.
Cần nhận thức đúng đắn vai trò của ngành Chè không phải chỉ là ngành kinh tế sẽ mang lại thu nhập lớn cho nền kinh tế quốc dân như các ngành kinh tế khác, mà còn có vai trò kinh tế xã hội rất cao đối với việc giải quyết đời sống cho nhân dân, tạo ra sự ổn định về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội ở miền núi và trung du, các vùng sâu vùng xa của miền Bắc, miền Trung và miền Nam.
Tiến hành tổ chức lại ngành chè Việt Nam bằng cách thành lập một Cơ quan quản lý Nhà nước tạm gọi là “Ban Quản lý Chè Trung Ương” để quản lý một cách thống nhất, có hiệu lực đối với ngành sản xuất chè.
Xây dựng chính sách sở hữu đất đai và phân chia lợi nhuận phù hợp trên chuỗi giá trị sản xuất chè, tạo cho tất cả nông dân trồng chè thành chủ nhân của nương chè, và của nhà máy chế biến thông qua Hội đồng quản trị do chính những người nông dân bầu ra. Lợi nhuận do sản xuất kinh doanh mang lại, tất cả cùng được hưởng theo lượng nguyên liệu mà mỗi hộ nông dân bán cho nhà máy. Tất cả chính sách của Nhà nước đều được Ủy ban chè giám sát chặt chẽ, công khai, minh bạch bắt buộc các công ty phải thực hiện.
Quy hoạch vùng trồng chè để nâng cao năng suất, chất lượng và tính an toàn của nguyên liệu chè búp tươi. Dự án “Nâng cao chất lượng và an toàn nông sản và phát triển khi sinh học QSEAP” có vốn vay từ ADB hiện đang giúp các tỉnh Phú Thọ, Thái Nguyên, Sơn La, Yên Bái và Lâm Đồng quy hoạch và xây dựng những vùng sản xuất chè an toàn SAZ (Safe agricultural zones) với mục đích tăng trưởng bền vững ngành sản xuất chè cho các tỉnh trên.
Quy hoạch và sắp xếp lại nhà máy chế biến trong đó nhà máy chế biến phải có vùng nguyên liệu và phải nghiêm chỉnh áp dụng quy trình thực hành chế biến tốt GMP.
Xây dựng các cơ quan quản lý chất lượng chè Việt Nam, các quy chế kiểm soát chặt chẽ chất lượng chè của các doanh nghiệp dựa trên những tiêu chuẩn chất lượng của TCVN hoặc xây dựng những tiêu chuẩn mới phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và khả thi đối với tình hình thực tế của Việt Nam theo hướng nâng cao chất lượng chè Việt Nam ngang tầm mức chất lượng của thị trường thế giới.
Phát triển, thúc đẩy và quản lý chất lượng chè nội tiêu của Việt Nam.
Giảm đầu tư bằng vốn vay, tập chung sản xuất chè với chất lượng ổn định, nếu cần có thể giảm sản lượng và nâng cao chất lượng chè, thậm chí là giảm lợi nhuận doanh nghiệp. Duy trì các mặt hàng chè đang có, không mở rộng quy mô hoặc chuyển đổi, xây mới các nhà máy;
Khuyến cáo tham gia đa dạng hóa thị trường xuất khẩu chè, nhất là các thị trường có yêu cầu cao bằng cách thông qua các hệ thống chứng nhận GAP, UTZ, RFA,..
Các doanh nghiệp nên chú trọng vào hướng bàn, thảo luận hình thành sàn đấu giá độc lập để có thể công khai minh bạch giá bán, chất lượng chè.
Uỷ ban nhân dân các tỉnh cần có quyết định phân công địa bàn, quy định trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi đối với các doanh nghiệp, hộ nông dân và các bên liên quan trong việc đầu tư phát triển, quản lý sản phẩm của vùng nguyên liệu trên địa bàn tỉnh để bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư, đó cũng là điều kiện tiên quyết để có nguyên liệu đúng tiêu chuẩn Việt Nam, mới có sản phẩm tốt, bền vững.
Thành lập Ban thanh tra vệ sinh ATTP gồm Sở NN & PTNT, Sở Khoa học công nghệ, Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Y tế, Ban quản lý thị trường do Sở NN & PTNT làm trưởng ban, thực hiện thưởng phạt nghiêm minh đối với tất cả các doanh nghiệp chè trong phạm vi cả nước.
Phát triển sản xuất chè để phục vụ đủ nhu cầu của thị trường trong nước và tăng kim ngạch xuất khẩu lên khoảng 200 triệu USD/ năm.
Thâm canh tăng năng suất để đạt mức doanh thu bình quân 15 triệu đồng/ha. Giải quyết việc làm cho khoảng 1,0 triệu lao động.
Bộ NN & PTNT, Bộ Khoa học công nghệ có lộ trình xây dựng tiêu chuẩn quốc gia chè Việt Nam phù hợp với các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế.
3.1.1.3. Thực trạng tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2000-2011
Trong giai đoạn 2000-2011, ngành chè đã đạt những thành tựu vô cùng lớn, quá trình tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè đã dần đi vào ổn định.
Người dân ngày càng trú trọng đầu tư phát triển cây chè, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn của tỉnh, nâng cao thu nhập và làm giàu chính đáng cho các hộ dân làm chè, trình độ sản xuất của nông dân được nâng lên đưa diện tích và sản lượng chè tăng ổn định mặc dù thị trường chè chưa ổn định.
Các cơ sở chế biến chè ngày càng được xây dựng nhiều và rải đều ở những nới có diện tích chè lớn và được trang bị máy móc hiện đại, nâng cao chất lượng, mẫu mã thành phẩm đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong những năm qua thì tình hình tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè của tỉnh còn nhiều vấn đề bất cập chưa giải quyết được.
Mặc dù các đã áp dụng những thành tựu của khoa kĩ thuật mới và giống mới vào sản xuất nhưng hiện nay, các giống chè cho năng suất thấp vẫn còn chiếm trên 50% diện tích nên hiệu quả sản xuất đem lại chưa cao.
Hiện nay, nhiều cơ sở chế biến chè đã được xây dựng từ lâu với công nghệ cũ và lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu bảo quản, chế biến phục vụ xuất khẩu.
Khâu chế biến gặp không ít khó khăn do còn nhiều máy móc cũ kĩ, lạc hậu, còn tới hơn 30% chè tươi được chế biến theo công nghệ thủ công đã gây tiêu hao nhiều nguyên nhiên liệu, chất lượng thành phẩm còn thấp, giá lại cao nên khả năng cạnh tranh với sản phẩm chè khác trên thị trường trong nước và nước ngoài còn thấp.
Quy hoạch vùng chè chưa cụ thể, rõ ràng, từ công tác giống và các biện pháp kĩ thuật đến việc cơ giới hoá, đa dạng hoá sản phẩm. Công nghệ sản xuất còn lạc hậu manh mún.
Chính sách của tỉnh trong việc hỗ trợ sản xuất chè chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn về tiến độ sản xuất.
Tác giả: Nguyễn Đức Hạnh
Bản đồ 4. DỰ BÁO VỀ PHÁT TRIỂN VÙNG CHÈ TỈNH LÂM ĐỒNG