Thực trạng trồng chè giai đoạn 2000-2011

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: TỔ CHỨC LÃNH THỔ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÂY CHÈ TỈNH LÂM ĐỒNG (Trang 64 - 83)

6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

2.3.2. Thực trạng trồng chè giai đoạn 2000-2011

Trước năm 2000: Cây chè xuất hiện đầu tiên ở Lâm Đồng vào năm 1927 tại

Cầu Đất (Đà Lạt), sau đó theo quá trình hình thành và phát triển, cây chè có mặt tại Di Linh và Bảo Lộc sau năm 1930. Vào những năm của thập niên 90 thế kỉ 20, cây chè được phát triển rộng rãi trên một vùng cao nguyên Bảo Lộc, tuy nhiên phương pháp gây giống và kĩ thuật trồng trọt vẫn chưa được cải thiện, cây chè được lai giống đến thế hệ F2 đã có sức chống chọi bệnh tật và năng suất yếu hơn hẳn. Phương thức đốn hạ cũng là nguyên nhân gây giảm năng suất của cây chè. Lúc này tại Lâm Đồng đã xuất hiện thêm một giống chè mới, gọi là “chè cành”. Đây là một giống chè mới, tiên tiến nhưng ngược lại kĩ thuật trồng và điều kiện chăm sóc lại đòi hỏi quá nhiều công sức và tiền bạc, nên chỉ một số ít nông dân trồng loại chè này mặc dù loại chè này cho năng suất cao hơn hẳn.

Từ năm 2000 – nay: Việc xuất hiện manh nha của giống chè Ôlong từ Đài

Loan, Trung Quốc có từ giữa thập niên 90 đã được các doanh nghiệp chè tại vùng đất Bảo Lộc tiếp nhận, chè Ôlong đã không được nhân rộng trong diện tích trồng chè của người nông dân mà chủ yếu do thương nhân Đài Loan hoặc các doanh nghiệp Việt Nam hợp tác với Đài Loan trồng, với sự đảm bảo đầu ra và kĩ thuật canh tác từ phía nhà cung cấp.

Như vậy hiện nay, toàn bộ vùng nguyên liệu trên vùng đất cao nguyên có thể chia làm 2 phân vùng rõ rệt, giống chè hạt và diện tích của nó phần nhiều do người nông dân tự canh tác nắm giữ, phần còn lại là các giống chè mới do các doanh nghiệp tự hình thành vùng nguyên liệu.

2.3.2.2. Diện tích

Cây chè xuất hiện đầu tiên ở Lâm Đồng vào năm 1927 tại Cầu Đất (Đà Lạt). Từ đó đến nay, cây chè đã được trồng ở nhiều địa phương, trong đó tập trung thành vùng chuyên canh lớn tại địa bàn Bảo Lộc, Bảo Lâm, Di Linh,…

Từ năm 2008-2011, diện tích trồng một số cây công nghiệp lâu năm tăng 14.038 ha nhưng diện tích trồng chè thì lại giảm 741ha, diện tích cây cà phê tăng 10.755 ha, cao su tăng 2.792 ha, điều giảm 320 ha, cây khác tăng 1.552 ha (Bảng

2.4). Như vậy, diện tích sử dụng đất ở cây công nghiệp lâu năm của tỉnh tăng chủ yếu

ở cây cà phê (chiếm tới 76,6% diện tích gia tăng trong giai đoạn trên)

Bảng 2.4. Diện tích trồng một số cây công nghiệp lâu năm tỉnh Lâm Đồng (ha)

Năm 2008 2009 2010 2011 Tổng số 177.024 182.851 186.142 191.062 Chè 24.083 23.900 23.557 23.342 Cà phê 136.142 141.100 143.212 146.897 Cao su 532 1.566 2.380 3.324 Điều 15.950 15.566 15.507 15.630 Cây khác 317 719 1.486 1.869

Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng năm 2011

Năm 2011, diện tích cây công nghiệp lâu năm chiếm 78,08% diện tích đất trồng dành cho cây công nghiệp lâu năm. Diện tích đất cà phê chiếm diện tích lớn nhất có 146.897 ha (chiếm 76.9%), diện tích cây chè có 23.342 ha (chiếm 12.2%) – diện tích đứng đầu cả nước nhưng chỉ đứng thứ hai toàn tỉnh - khá nhỏ so với tiềm năng của tỉnh.

Nhìn chung diện tích chè của tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2000-2011 có sự biến động nhẹ. Năm 2011 tăng 1.951 ha với tốc độ tăng trưởng 108,03% so với năm 2000 nhưng có sự thay đổi qua các năm.

Bảng 2.5. Diện tích chè Lâm Đồng giai đoạn 2000-2011

Năm Diện tích (Nghìn ha) Tốc độ tăng trưởng diện tích so với năm 2000 (%) 2000 21,606 100,00 2001 23,187 107,32 2002 24,706 114,35 2003 25,178 116,53 2004 25,447 117,78 2005 25,535 118,18 2006 26,553 122,90 2007 26,039 120,52 2008 24,083 111,46 2009 23,900 110,62 2010 23,557 109,03 2011 23,342 108,03

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng năm 2011

Diện tích chè tăng rất nhanh trong giai đoạn 2000-2006, năm 2006 tăng 4.947ha, tốc độ tăng trưởng 122,9% so với năm 2000. Giai đoạn này tăng nhanh là do chính sách phát triển của tỉnh về cây chè: thử nghiệm giống mới ở huyện Đạ Tẻh, Đạ Huoai và các hộ nông dân ở Bảo Lâm, Bảo Lộc, Di Linh được khuyến khích thay thế những cây đã già cỗi, cho năng suất thấp, phát triển theo chiều sâu, thay thế bằng những giống chè tốt hơn và mở rộng diện tích, đặc biệt là trồng mới thêm nhiều diện tích do giá cả của cà phê thấp nên nhiều người dân chặt bỏ cây cà phê để trồng cây chè.

Biểu đồ 2.1. Diện tích chè Lâm Đồng giai đoạn 2000-2011

Từ năm 2006-2011, năm 2011 diện tích chè liên tục bị giảm, giảm 2.996 ha, tốc độ tăng trưởng 87,9% so với năm 2006. Giảm mạnh trong giai đoạn 2007-2009. Giai đoạn này bị giảm được giải thích là do trong giai đoạn thử nghiệm và trồng mới các giống chè mới, một số diện tích đất không phù hợp với cây chè và vùng chè già cỗi được mạnh tay phá bỏ để thay thay bằng các giống mới, đồng thời giá cà phê năm 2006 lại được giá cao nên năm 2007 người dân lại có xu thế chặt bỏ những vườn chè không đạt năng suất cao để trồng cà phê. Các hộ nông dân, doanh nghiệp chặt bỏ bớt chỉ để những diện tích cho năng suất cao. Đây là một khó khăn cho tỉnh trong việc quy hoạch ổn định vùng chè.

Diện tích chè của tỉnh còn có nhiều khả năng để mở rộng: diện tích cây chè không đạt hiệu quả kinh tế cao đã bị đốn bỏ có thể được thay thế bằng các giống mới chịu được điều kiện tự nhiên của vùng nhưng vẫn cho năng suất cao, chất lượng tốt, diện tích đất cà phê lâu năm cằn cỗi, kém năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế không cao sẽ là nơi để cho cây chè thay thế, nâng diện tích cây chè lên tới khoảng 25.000ha. Ngoài ra, còn rất nhiều vùng đất chưa được khai phá và có thể nâng diện

tích lên khoảng 30.000ha. Diện tích chè hạt đang được chuyển đổi dần sang chè cành, chè cao sản, mỗi năm Lâm Đồng trồng mới khoảng 250 - 300ha chè chất lượng cao và chè cao sản.

2.3.2.3. Năng suất

Từ năm 2000-2011 năng suất chè của tỉnh Lâm Đồng tăng rất nhanh, tăng 2,868 tấn/ha, tốc độ tăng trưởng năm 2011 là 149,51% so với năm 2000. Tuy có biến động nhưng chủ yếu là do sự biến động của diện tích (Bảng 2.7).

Bảng 2.6. Năng suất chè Lâm Đồng giai đoạn 2000-2011

Năm Năng suất (Tấn/ha) Tốc độ tăng trưởng so với năm 2000 (%)

2000 5,794 100,00 2001 5,357 92,46 2002 5,458 94,20 2003 5,528 95,41 2004 5,957 102,82 2005 6,342 109,46 2006 6,423 110,86 2007 7,102 122,58 2008 7,432 128,27 2009 7,183 123,99 2010 8,661 149,49 2011 8,662 149,51

Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê

Năng suất chè của tỉnh Lâm Đồng nhìn chung tương đối cao so với mặt bằng chung của cả nước. Do tỉnh luôn chú ý đầu tư và chuyển đổi giống cây chè và trồng mới giống cây chè cao sản cho năng suất cao.

Tiềm năng tăng năng suất chè ở Lâm Đồng còn rất cao nếu có chính sách thúc đẩy việc chuyển đổi giống chè hạt lai bằng các giống chè cao sản ở những vùng chè được quy hoạch chuyển đổi trên toàn tỉnh.

2.3.2.4. Sản lượng

Từ năm 2000-2011, sản lượng chè tăng 77.008 tấn, tốc độ tăng trưởng năm 2011 là 161,52% so với năm 2000. Nhưng có sự biến động tương đối lớn (Bảng 2.6).

Từ năm 2000-2001, sản lượng giảm 975 tấn. Sản lượng giảm là do nhiều diện tích chè bị đốn bỏ và số diện tích được trồng mới chưa cho thu hoạch.

Từ năm 2001-2007 sản lượng chè tăng rất nhanh, tăng 59.743 tấn, tốc độ tăng trưởng năm 2007 là 147,73% so với năm 2000, đặc biệt tăng mạnh giai đoạn 2006- 2007, tăng 14.379 tấn. Sản lượng tăng mạnh là do số diện tích được thay đổi và trồng mới bằng giống mới đã đi vào thu hoạch chính.

Từ năm 2007-2009 sản lượng chè lại giảm nhẹ, giảm 13.239 tấn mặc dù diện tích giảm mạnh vào giai đoạn này. Điều này cho thấy rằng năng suất vườn chè đã được cải thiện rất nhiều, người dân đã chú ý vào giống mới nhiều hơn do hiệu quả kinh tế mà cây chè mang lại.

Bảng 2.7. Sản lượng chè búp tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2000-2011

Năm Sản lượng (Nghìn tấn) Tốc độ tăng trưởng sản lượngso với năm 2000 (%)

2000 125,179 100,00 2001 124,204 99,22 2002 134,839 107,72 2003 139,180 111,18 2004 151,584 121,09 2005 161,938 129,37 2006 170,543 136,24 2007 184,922 147,73 2008 178,979 142,98 2009 171,683 137,15 2010 204,031 162,99 2011 202,187 161,52

Biểu đồ 2.3. Sản lượng chè búp Lâm Đồng giai đoạn 2000-2011

Giai đoạn 2009-2010 tăng rất nhanh 32.348 tấn mặc dù diện tích giảm là do chè cho năng suất cao được trồng mới giai đoạn 2005-2006 và những năm trước đã đi vào thu hoạch ngày càng lớn.

Giai đoạn 2010-2011 lại giảm nhẹ 1.844 tấn, một phần là do giảm theo diện tích, phần khác là do giá cả năm 2009 thấp nên một số nông dân không có vồn đầu tư nhiều cho năm sau và khí hậu cũng khắc nghiệt sâu bệnh phá chè ngày càng nhiều và chưa kịp kiểm soát.

2.3.2.5. Chuyển đổi giống mới

Cây chè có mặt ở các cao nguyên B’Lao, cao nguyên Lâm Viên... của Lâm Đồng gần 100 năm qua. Phần lớn diện tích chè đều được trồng các giống chè Shan với kỹ thuật trồng hạt. Những năm gần đây, chất lượng vườn chè xuống rất thấp, giống bị thoái hóa dẫn đến năng suất thấp, hương vị chè không đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu cho việc chế biến những sản phẩm chè cao cấp... Vì thế, từ năm 2000 Lâm Đồng đã chủ trương chuyển đổi giống chè cho vùng nguyên liệu và chủ trương đúng đắn này cùng với những giải pháp phù hợp thực tế đã được người trồng chè tích

cực hưởng ứng tạo nên một phong trào chuyển đổi giống chè sôi nổi, rộng khắp ở các vùng chuyên canh chè trong tỉnh.

Với sự chuyển giao tích cực của Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật cây công nghiệp & cây ăn quả Lâm Đồng; Trung tâm Khuyến nông; Trung tâm Nông nghiệp các huyện; do đó kỹ thuật sản xuất nhân giống chè cành, chè ghép tại Lâm Đồng là một trong những bước tiến bộ vượt bậc:

- Việc sản xuất, nhân giống đã được chuyên môn hóa cao. Quy mô sản xuất lớn, tập trung; ứng dụng nhiều kỹ thuật tiên tiến, vật tư, thiết bị mới trong công tác nhân giống.

- Kỹ thuật sản xuất được xây dựng thành quy trình chuẩn cho từng giống chè; chuyển giao, phổ biến rộng rãi ra sản xuất.

- Người sản xuất giống được huấn luyện thành những nhà thực hành kỹ thuật thành thạo, chuyên nghiệp.

- Cây giống sản xuất ra có chất lượng cao, số lượng đáp ứng kịp thời tốc độ chuyển đổi giống tại địa phương, cây giống không chỉ cung cấp trồng mới ở Lâm Đồng mà còn cung cấp cho nhiều vùng chè khác trong cả nước.

Hiện nay, tỉnh Lâm đồng đang xây dựng dự án Quy hoạch vùng chè chất lượng cao theo hướng công nghệ cao giai đoạn 2005-2010 và 2010-2020 (giống chất lượng cao, kỹ thuật canh tác cao, chất lượng sản phẩm cao, giá chè bán cao) trên địa bàn Bảo Lâm – Bảo Lộc – Di Linh và TP. Đà Lạt với quy mô 4.000-5.000 ha, theo phương thức vừa nâng cấp nông dân và Doanh nghiệp vừa tạo cơ chế chính sách thu hút đầu tư, với mục tiêu giống chè cao sản năng suất đạt 26-28 tấn/ha, giống chè chất lượng cao đạt 16- 18 tấn/ha. Đây là một trong những định hướng góp phần cho ngành chè Lâm Đồng phát triển bền vững.

Trong khoảng 5 năm qua, Lâm Đồng đã chuyển đổi được gần 10.000 ha, từ giống chè hạt truyền thống sang giống chè cao sản và chè chất lượng cao. Ông Lê Văn Hùng, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Bảo Lâm, cho biết, khi chương trình vừa triển khai, nông dân rất e ngại vì để chuyển đổi 1 ha chè hạt sang chè cao sản phải đầu tư gần 35 triệu đồng, giá chè lúc đó lại thấp. Để khuyến khích nông dân, địa

phương đã trồng thí điểm 3 mô hình chè cao sản, hướng dẫn kỹ thuật trồng và hỗ trợ 80% tiền giống cho các hộ gia đình nghèo để chuyển đổi. Năng suất chè cao sản đạt 18-20 tấn/ha, cao gấp 3 lần, giá chè búp tươi cũng cao hơn từ 700-1.000 đồng/kg so với giống chè hạt.

Để có nguồn giống tốt cho việc chuyển đổi chất lượng vùng chè, tỉnh Lâm Đồng đã chú trọng đầu tư cho công tác nghiên cứu, chuyển giao những giống chè mới phù hợp với các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và trình độ sản xuất chè của địa phương.

TTNCTN chè Lâm Đồng (nay là Trung tâm Nghiên cứu chuyển giao Chè và Giống cây ăn quả Lâm Đồng) đã tạo sự đột phá khi nghiên cứu, lai ghép và khảo nghiệm thành công những giống chè mới trồng bằng cành (giâm hom chứ không trồng bằng hạt như trước) như: LĐ 97, TB 14...và đặc biệt là giống chè cành ghép từ gốc chè Shan (trồng bằng hạt) với cành của nhiều loại chè cao cấp khác. Ngoài ra, các doanh nghiệp nước ngoài (chủ yếu là Đài Loan và Nhật Bản) đưa vào Lâm Đồng những giống chè nổi tiếng như: Kim Tuyên, Tứ Qúy, Thúy Ngọc, Ô Long, Yabukita.

Không chỉ trợ vốn, hằng năm Lâm Đồng mở lớp chuyển giao kỹ thuật trồng chè giống mới miễn phí cho người trồng chè; từ đó không những nâng cao trình độ sản xuất cho người trồng chè mà còn tác động lớn vào nhận thức của nhiều cộng đồng dân cư cho công cuộc chuyển đổi mang tầm chiến lược với một quy mô lớn như thế này.

Ở Lâm Đồng hiện nay không chỉ đơn thuần là " kỹ thuật trồng chè" mà nhiều nơi đã nâng lên thành "công nghệ trồng chè " với một quy trình khép kín từ khâu làm đất, trồng, chăm sóc, quản lý các dư lượng có hại trong cây chè đến thu hoạch, bảo quản.

Hiện nay, từ vùng chè cầu Đất trên cao nguyên Lâm Viên (Đà Lạt) đến các vùng chuyên canh chè trên cao nguyên Di Linh và nhiều hơn nữa là cao nguyên B’Lao (Bảo Lộc - Bảo Lâm), chúng ta có thể dễ dàng thấy những vườn chè giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng thì chỉ sau một thời gian hơn 3 năm tập trung chuyển đổi giống mới, đến đầu tháng 8/ 2004, diện tích chè cành cao sản và chè chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã lên đến con số hơn 5.500 ha, chiếm 22% tổng diện tích chè hiện có ở Lâm Đồng. Sự tăng nhanh về diện tích chè giống mới cũng tỉ lệ thuận với con số tăng năng suất chè bình quân của cả tỉnh từ 55 tạ búp tươi/ ha (năm 1999) lên 70,2 tạ/ ha (năm 2003), hiện nay đạt hơn 85ta/ha, trong đó riêng năng suất chè cành đạt bình quân 200 tạ/ ha; nâng nhanh chất lượng vùng nguyên liệu để có được nguồn nguyên liệu đủ tiêu chuẩn chế biến được những sản phẩm chè ÔLong cao cấp xuất khẩu với giá bán ngày càng cao.

Một kết quả lớn khác có tính đột phá trong "cuộc cách mạng xanh" này đó là sự thay đổi về kỹ thuật trồng và thu hoạch chè. Tất cả diện tích chè cao cấp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều được canh tác theo "quy trình sạch". Đối với người trồng chè ở Lâm Đồng thì việc áp dụng quy trình sản xuất chè sạch không quá khó. Vì thế mà quy trình này đang được nhân rộng ở nhiều vùng chuyên canh chè của Lâm Đồng, đặc biệt nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở Bảo Lộc, Bảo Lâm, Di Linh cũng đã thực hiện tốt quy trình này trên diện tích chè của gia đình. "Cuộc cách mạng xanh" này không những tạo ra được những sản phẩm chè an toàn, cao cấp đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong và ngoài nước mà còn nâng cao trình độ sản xuất và thu nhập cho người trồng chè, góp phần gìn giữ môi trường sinh thái, đảm bảo việc phát triển bền vững cho ngành chè.

Hiện nay, Lâm Đồng đang tập trung triển khai chương trình nông nghiệp công

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: TỔ CHỨC LÃNH THỔ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÂY CHÈ TỈNH LÂM ĐỒNG (Trang 64 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w