Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: TỔ CHỨC LÃNH THỔ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÂY CHÈ TỈNH LÂM ĐỒNG (Trang 48 - 50)

6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

2.1.1.Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Lâm Đồng là một tỉnh thuộc Nam Tây Nguyên với diện tích tự nhiên 9.773,54 km2 và có dân số 1.218.691 người (năm 2011). Toàn tỉnh có 148 xã, phường, thị trấn thuộc 12 đơn vị hành chính, trong đó có 2 thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc và 10 huyện, trong đó có 47 xã vùng sâu, vùng xa, vùng trọng điểm.

- Phía Đông giáp các tỉnh Khánh Hoà và Ninh Thuận - Phía Tây Nam giáp tỉnh Đồng Nai

- Phía Nam – Đông Nam giáp tỉnh Bình Thuận - Phía Bắc giáp tỉnh Đắc Lắc

Thành phố Đà Lạt là trung tâm hành chính - kinh tế - xã hội của tỉnh, cách các trung tâm kinh tế lớn của vùng và khu vực không xa, hướng Nam cách thành phố Hồ Chí Minh 300Km, Biên Hòa 270Km, Vũng Tàu 340Km, hướng Đông cách cảng biển Nha Trang 210Km. Thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá đi tiêu thụ ở các nơi và trao đổi trang thiết bị nông nghiệp.

Lâm Đồng nằm trên 3 cao nguyên và là khu vực đầu nguồn của 7 hệ thống sông lớn; nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – là khu vực năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và là thị trường có nhiều tiềm năng lớn. Toàn tỉnh có thể chia thành 3 vùng với 5 thế mạnh: Phát triển cây công nghiệp dài ngày, lâm nghiệp, khoáng sản, du lịch - dịch vụ và chăn nuôi gia súc.

Lâm Đồng là tỉnh có điều kiện tự nhiên rất phong phú và đa dạng với bề mặt địa hình chủ yếu là các cao nguyên tương đối bằng bẳng có đất chủ yếu là đỏ vàng trên nền đá bazan, khí hậu quanh năm mát mẻ… những điều kiện tự nhiên của tỉnh rất thích hợp cho trồng các loại cây công nghiệp lâu năm: cà phê, chè, cao su, hồ tiêu… Và xây dựng các nhà máy, xí nghiệp và các cơ sở chế biến cây công nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: TỔ CHỨC LÃNH THỔ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÂY CHÈ TỈNH LÂM ĐỒNG (Trang 48 - 50)