Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: TỔ CHỨC LÃNH THỔ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÂY CHÈ TỈNH LÂM ĐỒNG (Trang 34 - 46)

6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè

1.2.2.1. Điều kiện sinh thái cây chè

• Đất đai và địa hình

Yêu cầu đất: tốt, nhiều mùn, sâu, chua và thoát nước. Độ pH thích hợp cho chè

phát triển là 4,5 - 6,0. Đất trồng phải có độ sâu ít nhất là 80 cm, mực nước ngầm phải dưới 1 mét thì hệ rễ mới phát triển bình thường và cho năng suất cao.

Địa hình và địa thế: có ảnh hưởng rất rõ đến sinh trưởng và chất lượng chè.

Phần lớn các vùng trồng chè có phẩm chất tốt của các nước trên thế giới thường có độ cao cách mặt biển từ 500 - 800m. Chất lượng chè ở vùng cao tốt nhưng về sinh trưởng thường kém hơn ở vùng thấp.

Hướng dốc có ảnh hưởng đến khả năng tích lũy vật chất trong chè. Dogonatze (1969) nhận thấy rằng cường độ tích lũy tanin và vật chất hòa tan phụ thuộc nhiều vào chế độ nhiệt. Ở hướng dốc phía Nam hàm lượng tanin và chất hòa tan trong búp chè cao hơn ở hướng dốc phía Bắc.

Trong vùng nguyên liệu, nơi nào có nền địa chất tốt, bằng phẳng, có thể là trên vùng đất kém hiệu quả hoặc có hiệu quả kinh tế và thoáng mát là nơi lí tưởng để xây dựng các cơ sở chế biến chè.

• Nhiệt độ không khí

Để sinh trưởng phát triển tốt, cây chè yêu cầu một phạm vi nhiệt độ nhất định. Cây chè bắt đầu sinh trưởng khi nhiệt độ trên 10oC. Nhiệt độ bình quân hàng năm để cây chè sinh trưởng phát triển bình thường là 12,5oC và sinh trưởng tốt trong phạm vi 15 - 23oC. Cây chè yêu cầu lượng tích nhiệt hàng năm 3.500 - 4.000oC. Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối mà cây có thể chịu đựng được thay đổi tùy theo giống, có thể từ -5oC đến -25oC hoặc thấp hơn.

Nhiệt độ không khí cao, tổng lượng bức xạ lớn, số giờ nắng nhiều… sẽ rất thuận lợi cho phơi xấy khô lá chè, vì vậy, các cơ sở chế biến cũng phải chú ý đến yếu tố này.

Yêu cầu tổng lượng nước mưa bình quân trong một năm đối với cây chè khoảng 1.500 mm và mưa phân bố đều trong các tháng. Bình quân lượng mưa của các tháng trong thời kỳ chè sinh trưởng phải lớn hơn hoặc bằng 100mm. Chè yêu cầu độ ẩm không khí cao, trong suốt thời kỳ sinh trưởng độ ẩm không khí thích hợp là vào khoảng 85%. Nước có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phẩm chất chè. Khi cung cấp đủ nước, cây chè sinh trưởng tốt, lá to mềm, búp non và phẩm chất có xu hướng tăng lên.

Lượng mưa, độ ẩm cũng là tiêu chí để xây dựng các cơ sở chế biến, những nơi có lượng mưa và độ ẩm nhiều sẽ gây khó khăn cho việc bảo quản máy móc và sản phẩm. Ảnh hưởng đến quá trình sơ chế - hong khô chè, đặc biệt là ở các cơ sở chế biến nhỏ chưa có quy trình máy móc xấy khô.

• Ánh sáng

Các điều kiện chiếu sáng khác nhau có ảnh hưởng đến cấu tạo của lá và thành phần hóa học của chúng.

Cây chè được che bóng râm, hàm lượng các vật chất có đạm (cafein, N tổng số, protein...) trong búp và lá tăng lên và tích lũy nhiều hơn; các chất không có N (tanin, gluxit...) lại có chiều hướng giảm xuống. Sự giảm thấp tanin, gluxit... và tăng hàm lượng các vật chất có đạm trong lá chè ở một mức độ nhất định thường có lợi cho phẩm chất chè xanh và không có lợi cho phẩm chất chè đen. Vì vậy, trồng cây bóng mát cho chè thường áp dụng cho những vùng trồng chè sản xuất nguyên liệu để chế biến chè xanh.

1.2.2.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội

• Thị trường

Thị trường đóng vai trò là khâu trung gian nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Thị trường là yếu tố quan trọng và có tính quyết định đến sự tồn tại của cơ sở sản xuất kinh doanh chè, của các đơn vị sản xuất trong nền kinh tế thị trường.

Khi tìm kiếm được thị trường, người sản xuất phải lựa chọn phương thức tổ chức sản xuất như thế nào cho phù hợp, sao cho lợi nhuận thu được là tối đa. Còn

việc giải quyết vấn đề sản xuất cho ai, đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ được thị trường, xác định rõ được khách hàng, giá cả và phương thức tiêu thụ.

Muốn vậy phải xem xét quy luật cung - cầu trên thị trường. Ngành chè có ưu thế hơn một số ngành khác, bởi sản phẩm của nó được sử dụng khá phổ thông ở trong nước cũng như quốc tế. Nhu cầu về mặt hàng này khá lớn và tương đối ổn định. Hơn nữa chè không phải là sản phẩm tươi sống, sau khi chế biến có thể bảo quản lâu dài, chè mang tính thời vụ cũng ít gắt gao hơn các loại cây ăn quả. Chính nhờ những ưu điểm trên dễ tạo ra thị trường khá ổn định và khá vững chắc, là điều kiện, là nền tảng để kích thích, thúc đẩy sự phát triển sản xuất của ngành chè.

• Giá cả

Đối với người sản xuất nông nghiệp nói chung, của người trồng chè nói riêng thì sự quan tâm hàng đầu là giá chè (búp tươi và búp khô) trên thị trường; giá cả không ổn định ảnh hưởng tới tâm lý người trồng chè. Có thể nói sự biến động của giá cả ảnh hưởng trực tiếp tới ngành chè nói chung và đời sống của người sản xuất nói riêng. Do đó việc ổn định giá cả, mở rộng thị trường tiêu thụ chè là hết sức cần thiết cho sự phát triển lâu dài của ngành chè.

• Nguồn lao động

Lao động là hoạt động có mục đích của con người thông qua công cụ lao động, tác động lên đối tượng lao động nhằm biến đổi chúng thành của cải vật chất cần thiết cho nhu cầu của mình. Nông hộ sử dụng lao động chủ yếu là lao động gia đình. Các nhà máy, xí nghiệp chủ yếu lấy lao động từ địa phương đã có nhiều kinh nghiệm sản xuất chè.

Tuy nhiên, lao động trong nông hộ đông đảo về số lượng nhưng cơ bản vẫn là lao động thủ công, năng suất lao động thấp, trình độ văn hoá, khoa học - kỹ thuật và kiến thức kinh doanh theo cơ chế thị trường còn hạn chế. Nhưng các nhà máy, xí nghiệp và cơ sở chế biến thì ngược lại, nó vừa có ý nghĩa kinh tế, vừa có ý nghĩa xã hội, bởi vì nhờ có phát triển sản xuất chè đã giải quyết được lượng lớn lao động cho địa phương. Ngoài việc mang lại lợi nhuận kinh tế cao, tăng thu nhập cho người lao

động, nó còn giải quyết vấn đề việc làm cho lực lượng lao động lớn ở cả miền núi và miền xuôi, đặc biệt là lao động nông thôn.

Tóm lại, các nhân tố kinh tế - xã hội có vai trò thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của các cơ sở chế biến chè. Nếu lao động tại dồi dào và có tay nghề cao và thị trường tiêu thụ rộng lớn, giá cả đủ lời cho thu nhập cao thì sẽ thúc đẩy sự xây dựng các cơ sở chế biến phát triển.

• Hệ thống cơ sở chế biến chè

Sau khi hái được chè nguyên liệu (chè búp tươi) người ta sẽ tiến hành chế biến, từ chè búp tươi tạo ra chè thành phẩm, sau đó mới đem đi tiêu thụ trên thị trường.

Ngoài yêu cầu về chất lượng chè nguyên liệu, thì công tác tổ chức, chế biến, quy trình chế biến cũng ảnh hưởng tới chất lượng chè thành phẩm. Hạch toán được giá thành từ đó quyết định được mức giá bán trên thị trường sao cho phù hợp. Hiện nay ngành chè đang có những bước tiến đáng kể trong khâu chế biến, nhiều công ty, doanh nghiệp được thành lập, hay chuyển đổi thành các công ty cổ phần tham gia liên kết với nước ngoài đưa vào sử dụng những dây chuyền hiện đại, công suất lớn đã đáp ứng được phần nào yêu cầu của quá trình sản xuất chè. Tuy nhiên các doanh nghiệp này phần lớn chỉ sản xuất, chế biến chè đen để phục vụ xuất khẩu là chủ yếu.

Một hình thức chế biến khác cũng đang được chú ý và áp dụng khá phổ biến là cách chế biến thủ công, nông hộ mà Thái Nguyên và Lâm Đồng là một ví dụ tiêu biểu. Ở các hộ nông dân trồng chè, việc sản xuất chè nguyên liệu và khâu chế biến luôn gắn liền với nhau. Với hình thức này các hộ trồng chè cố gắng phát huy cao độ những kỹ thuật cá nhân vừa có tính truyền thống, gia truyền vừa có tính khoa học để chế biến ra sản phẩm tốt nhất. Thực tế cho thấy, hầu hết sản phẩm chè chế biến từ các hộ gia đình có chất lượng cao hơn hẳn so với chế biến tại các nhà máy. Như vậy, việc xây dựng các cơ sở chế biến chè, từ nhỏ tới lớn, từ chế biến thủ công tới chế biến công nghiệp là yêu cầu hết sức cấp bách và có ý nghĩa rất lớn quyết định tới sự phát triển của ngành chè nói chung.

Ngành chè cũng như các ngành sản xuất khác, muốn mở rộng quy mô và chất lượng trong sản xuất kinh doanh, nhất thiết phải có hệ thống chính sách kinh tế thích hợp nhằm tạo dựng mối quan hệ hữu cơ giữa các nhân tố với nhau để tạo hiệu quả kinh doanh cao nhất. Kết quả sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào chính sách kinh tế, một chính sách kinh tế không phù hợp sẽ kìm hãm phát triển của ngành, ngược lại một chính sách thích hợp sẽ kích thích sản xuất phát triển. Các chính sách này có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự phát triển của ngành chè, tiêu biểu có thể kể đến là: Chính sách đất đai, chính sách thuế, chính sách thị trường và sản phẩm...

• Giống chè

Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng chè nguyên liệu và chè thành phẩm. Có thể nói giống là tiền đề năng suất, chất lượng chè thời kỳ dài 30- 40 năm thu hoạch, nên cần được hết sức coi trọng.

Nguyên liệu phù hợp chế biến các mặt hàng có hiệu quả kinh tế cao. Cùng với giống tốt trong sản xuất kinh doanh chè cần có một số cơ cấu giống hợp lý, việc chọn tạo giống chè là rất quan trọng trong công tác giống.

Bên cạnh đặc tính của các giống chè, phương pháp nhân giống cũng ảnh hưởng trực tiếp tới chè nguyên liệu. Hiện nay có 2 phương pháp được áp dụng chủ yếu là trồng bằng hạt và trồng bằng cành giâm. Đặc biệt phương pháp trồng chè cành đến nay đã được phổ biến, áp dụng rỗng rãi và dần dần trở thành biện pháp chủ yếu trên thế giới cũng như ở Việt Nam và ở Lâm Đồng.

• Khoa học - kỹ thuật

Khoa học - kỹ thuật là yếu tố quan trọng nhất trong công tác chọn và lai tạo giống mới cho năng suất cao và quyết định công nghệ chế biến chè. Chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật là yếu tố then chốt để nâng cao giá trị thu nhập. Hiện nay, việc áp dụng khoa học - kỹ thuật vào lai tạo giống đã khá phổ biến trên toàn tỉnh, đã lai tạo được nhiều giống chè cho năng suất cao. Công nghệ chế biến cũng áp dụng những thành tựu hiện đại của khoa học – kĩ thuật, công nghệ chế biến chè sạch và an toàn đưa áp dụng đáp ứng nhu cầu thị trường khó tính nhất.

TCLTNN có nhiều hình thức từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Trong phạm vi đề tài, tôi xin đưa ra một vài hình thức TCLTNN quan trọng.

• Xí nghiệp nông nghiệp

Xí nghiệp nông nghiệp là một trong những hình thức của TCLTNN trong đó có sự thống nhất giữa lực lượng lao động với công cụ và đối tượng lao động để sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội. Mỗi xí nghiệp đều có tính độc lập về pháp lý và có thể có quan hệ với các xí nghiệp khác [32].

Ở các nước Xã hội chủ nghĩa, các nông trang, nông trường quốc doanh, tập thể, các hợp tác xã nông nghiệp được coi là xí nghiệp nông nghiệp.

Ở các nước Tư bản chủ nghĩa, có nhiều hình thức liên quan đến xí nghiệp nông nghiệp. Phổ biến là các nông trại và các đồn điền. Hình thức nông trại thường thấy ở Tây Âu và Bắc Mỹ với quy mô khác nhau: từ vài ha đến hàng trăm ha. Trong khi đó, hình thức đồn điền tương đối phổ biến ở các nước thuộc địa cũ thuộc vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Sản phẩm của các đồn điền thường là các loại cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, ca cao, chè), cây công nghiệp hàng năm, cây thực phẩm và chủ yếu để xuất khẩu.

• Thể tổng hợp nông nghiệp

Thể tổng hợp nông nghiệp được xem như một hình thức TCLTNN bắt nguồn từ học thuyết của nhà địa lý Xô Viết N.N.Kôlôxôvaki. Trong các công trình của mình, ông đã đưa ra học thuyết chu trình sản xuất động lực với 8 chu trình, sau đó I.U.G.Xauskin và nhiều nhà khoa học khác đã phát triển tư tưởng này và chia thành 19 chu trình, trong đó tập hợp chu trình nông - công nghiệp được tách ra thành các chu trình: trồng trọt, cải tạo đất, chăn nuôi trâu bò, chăn nuôi công nghiệp, chu trình đồn điền và chu trình sinh nhiệt.

Theo K.I.Ivanov, thể tổng hợp nông nghiệp như là sự phối hợp của xí nghiệp nông nghiệp có mối liên hệ qua lại và liên kết với nhau về mặt lãnh thổ cũng như của các xí nghiệp nông nghiệp và các xí nghiệp công nghiệp cho phép trên cơ sở các quy trình kỹ thuật mới nhất, sử dụng đầy đủ nhất điều kiện tự nhiên và các điều kiện kinh tế hình thành trong lịch sử để đạt năng suất lao động xã hội cao nhất.

Mặc dù quan niệm về các thể tổng hợp nông nghiệp rất đa dạng nhưng có thể đề cập những quan niệm quan trọng dưới đây:

Các yếu tố quyết định diện mạo của thể tổng hợp nông nghiệp gồm có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, chuyên môn hóa theo giai đoạn của xí nghiệp nông nghiệp, các mối liên hệ thuận chiều và ngược chiều của các xí nghiệp nông nghiệp chế biến nông sản.

Các xí nghiệp nông nghiệp có xu hướng phân bố liền nhau về lãnh thổ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cơ sở cấu trúc của các thể tổng hợp nông nghiệp là các xí nghiệp nông nghiệp và các xí nghiệp công nghiệp chế biến.

Cơ sở để phân loại dựa vào những sản phẩm hàng hóa mà việc sản xuất những sản phẩm này do các điều kiện tự nhiên, kinh tế quyết định và liên quan tới việc lựa chọn các quy trình hợp lý để đảm bảo hiệu quả kinh tế cao. Toàn bộ hệ thống các xí nghiệp nông nghiệp, các xí nghiệp công nghiệp liên quan với nhau và liền nhau về lãnh thổ được hình thành xung quanh các sản phẩm hàng hóa chính và các quy trình kỹ thuật để sản xuất ra các sản phẩm ấy.

Xuất phát từ những quan điểm trên, người ta chia thành hai nhóm thể tổng hợp nông nghiệp:

Các thể tổng hợp mà những sản phẩm hàng hóa sản xuất ra trước hết do các điều kiện tự nhiên phân bố mang tính chất quyết định.

Các thể tổng hợp nông nghiệp ngoại thành. Đặc trưng cho các thể tổng hợp này là ở chỗ sản phẩm hàng hóa chủ yếu của chúng do nhu cầu thực phẩm dân cư thành phố chi phối.

Các thể tổng hợp nông nghiệp ngoại thành hình thành chủ yếu xung quanh các thành phố, các trung tâm công nghiệp. Ở đây, các yếu tố kinh tế đóng vai trò chủ đạo, còn các yếu tố tự nhiên tuy cũng được lưu ý nhưng chỉ giữ vị trí thứ yếu. Quy mô (diện tích, sản phẩm) của các thể tổng hợp có thể rất khác nhau tùy thuộc vào quy mô số dân của các thành phố, các trung tâm công nghiệp.

Có thể nói thể tổng hợp nông nghiệp là một trong những hình thức tổ chức sản xuất theo lãnh thổ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời, đây còn là bộ khung để

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: TỔ CHỨC LÃNH THỔ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÂY CHÈ TỈNH LÂM ĐỒNG (Trang 34 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w