Sự kết hợp giữa trồng và chế biến chè

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: TỔ CHỨC LÃNH THỔ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÂY CHÈ TỈNH LÂM ĐỒNG (Trang 90 - 96)

6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

2.3.3.Sự kết hợp giữa trồng và chế biến chè

Xí nghiệp cung cấp phân bón, thuốc trừ sâu

Xí nghiệp cung ứng vật tư cho công nghiệp chế biến

Công nghiệp: Các nhà máy chế biến chè Nông nghiệp: Vùng

nguyên liệu chè

Cơ sở hạ tầng, vốn đầu tư

Thị trường: Các sản phẩm từ chế biến chè Cung cấp nguyên liệu

Hỗ trợ vốn, kĩ thuật, thu mua sản phẩm Vốn Bán thị trường trong nước và nước ngoài

Sơ đồ số 2. Mối liên kết giữa Nông – Công – Thương nghiệp ở Lâm Đồng

Chè là loại thực phẩm cần chế biến ngay khi thu hoạch để đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Việc thực hiện mối liên kết giữa trồng (Nông nghiệp) và chế biến (Công nghiệp) là rất cần thiết.

Các doanh nghiệp nhà nước đang từng bước thực hiện hoàn chỉnh mối quan hệ này. Tuỳ thuộc vào năng lực thực tế của từng doanh nghiệp cả về quy mô và chế biến mà việc thực hiện này có sự khác nhau từ khâu làm đất, trồng, chăm sóc, chế biến xuất khẩu.

Ở Lâm Đồng hiện nay, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các công ty trách nhiệm hữu hạn, các công ty liên doanh với nước ngoài… thì mối liên hệ này là khép kín từ khâu trồng, chăm sóc, chế biến xuất khẩu đủ đáp ứng công suất thiết kế, sản xuất theo thị trường tiêu thụ.

Khu vực hộ gia đình: Được trồng trên vùng đã được nhà nước quy hoạch, nhà

nước giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài để người dân yên tâm đầu tư phát triển lâu dài. Nhà nước mở rộ hình thức trợ giá giống chè cành cho các đối tượng, trong đó có các hộ chính sách, hộ đồng bào dân tộc. Mở lớp tập huấn kĩ thuật canh tác để người dân nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của việc chuyển đổi giống cây trồng, chuyển sang giống chè có năng suất chất lượng cao như TB 14, LĐ7…

Hướng dẫn sử dụng có hiệu quả và tổng hợp các nguồn phân bón, ưu tiên sử dụng phân bó hữu cơ, phân vi sinh, đồng thời hướng dẫn sử dụng thuốc trừ sâu cho đúng liều lượng, hướng dẫn người dân thu hoạch đúng kì, đúng kĩ thuật, đúng lứa. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, hướng dẫn. Tuyên dương những hộ gia đình có mô hình canh tác hay, cho năng suất cao để nhân rộng trên toàn tỉnh.

Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: căn cứ vào phương án sản

xuất kinh doanh để các doanh nghiệp có thể trồng và phát triển vườn chè theo hướng tập trung nhắm chủ động nguồn nguyên liệu, đáp ứng tốt cho nhu cầu chế biến xuất khẩu của các doanh nghiệp.

Khu vực quốc doanh: Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đều đang thực hiện

việc chuyển đổi giống mới từ chè hạt sang chè cành và chè cao sản. Các công ty đang cổ phần các doanh nghiệp, kết hợp với các nông trường và nhà máy chế biến. Các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp cho các nông trường vào các khâu: Làm đất, giống, phân bón, thuốc trừ sâu, hướng dẫn kĩ thuật…

Chính nhờ đầu tư toàn diện trên các mặt như vậy nên nguyên liệu cho các nhà máy chế biến luôn được hoạt động, thị trường chè luôn có sản phẩm đầu ra.

Quá trình hình thành và phát triển vùng nguyên liệu chè là cơ sở để các nhà máy chế biến chè ra đời. Trong những năm qua các doanh nghiệp luôn đầu tư nâng cấp hoặc mua thiết bị máy móc mới nhằm hiện đại hoá nền công nghiệp chế biến của

mình để đảm bảo sử dụng hết nguồn nguyên liệu, tạo ra nguồn sản phẩm có chất lượng cao.

Nông dân trồng chè chủ yếu trên những phần đất canh tác của gia đình. Những năm gần đây, do ảnh hưởng của tình hình thời tiết cùng với giá chè không ổn định, có xu hướng giảm nên một số hộ nông dân không mấy quan tâm đầu tư cho cây trồng này. Các hộ nông dân trồng với diện tích nhỏ khi thu hoạch thì bán cho các cơ sở chế biến thủ công trong vùng. Các hộ nông dân có diện tích trồng tương đối lớn, đến mùa thu hoạch thì bán nguyên liệu cho thương lái hoặc các nhà máy chế biến công nghiệp trong vùng. Phần lớn nguồn nguyên liệu trong tỉnh không đủ đáp ứng cho việc sản xuất của các nhà máy chế biến công nghiệp trong tỉnh. Các cơ sở chế biến thủ công trong tỉnh có quy mô nhỏ với quy trình công nghệ đơn giản, các công đoạn trong hệ thống vận hành đa phần là thủ công là chính nên chất lượng sản phẩm kém, không đáp ứng nhu cầu của thị trường. Còn các nhà máy công nghiệp chế biến chè phần lớn do các doanh nghiệp quản lý, các công đoạn trong hệ thống vận hành đa phần là sử dụng cơ giới nhưng thiết bị, công nghệ còn lạc hậu, trình độ chế biến chưa có sự đa dạng hóa sản phẩm, chưa tận dụng để chế biến các sản phẩm khác từ chè.

Tình hình trồng và chế biến chè ở Lâm Đồng trong thời gian qua có nhiều biến động, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng việc thực hiện mối liên kết nông – công nghiệp không được đồng bộ, chưa chặt chẽ, chưa có sự ràng buộc với nhau. Phần lớn nguồn nguyên liệu trong tỉnh không đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất cho các cơ sơ chế biến nên các nhà máy chế biến công nghiệp. Vì thế đã ảnh hưởng không ít đến tình hình sản xuất và chế biến. Tập trung chủ yếu ở những nơi có cơ sở hạ tầng thuận lợi như Bảo Lộc. Còn Bảo Lâm, nơi mà có diện tích và sản lượng cao nhất tỉnh thì các nhà máy chế biến lại không có nhiều. Các doanh nghiệp sẽ dần bao tiêu sản phẩm từ khâu trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo nhu cầu thị trường. Nhưng trong thực tế, mối quan hệ chưa cao, chưa gắn kết chặt chẽ giữa các công ty, doanh nghiệp và người nông dân.

Tình hình liên kết giữa trồng và chế biến chè ở Lâm Đồng hiện nay tuy có biểu hiện tích cực nhưng chỉ dừng lại ở mức độ thấp – trung bình chủ yếu là ở khâu trồng

và chăm sóc. Nhà nước bắt đầu có sự quan tâm hơn đến người trồng chè trong việc hỗ trợ vốn đầu tư, tăng cường tập huấn cách chăm sóc cho nông dân, giới thiệu giống mới và thực hiện mô hình trồng cây gỗ xen cây chè nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đất canh tác và giữ lại diện tích cây chè nhằm hạn chế tình trạng chặt bỏ chè như trước đây.

Một số nhà máy cũng có sự hỗ trợ vốn cho nông dân trong khâu trồng, chăm sóc nhưng còn rất hạn chế. Giữa nông dân, các cơ sở chế biến thủ công và nhà máy chế biến công nghiệp chưa có sự ràng buộc nào về các khâu trong quy trình sản xuất. Nếu cứ để tình trạng này kéo dài thì chúng ta phải chấp nhận một nền sản xuất với hiệu quả kinh tế thấp.

Trong sản xuất nông nghiệp, đảm bảo tốt sự kết hợp chặt chẽ giữa trồng và chế biến trên cơ sở xây dựng thành một đơn vị thống nhất thì chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao, bởi những ưu thế của chúng tạo ra như:

Kích thích người nông dân trồng chè, tập trung nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm, tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho các cơ sở chế biến, cho ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu xã hội.

Đem lại những lợi nhuận thiết thực cho người trồng chè, nếu có sự kết hợp chặt chẽ thì các công ty, nhà máy chế biến công nghiệp sẽ bao tiêu sản phẩm, trợ cấp giống và kỹ thuật chăm bón, cho ứng vốn trước để các hộ nông dân đầu tư sản xuất….Thị trường thế giới lúc nào cũng khắt khe đòi hỏi chè phải có chất lượng thật tốt, lại phải chế biến thật khéo như không để vàng, không để chất sém hay vỡ vụn…. Qua đó cho thấy việc đầu tư lai tạo các giống chè tốt cho các vườn chè trong tương lai cũng như cải thiện quy trình chế biến chè ở Lâm Đồng là việc làm cần thiết và cấp bách phải được thực hiện ngay.

Nhu cầu nguyên liệu chè thô để phục vụ cho việc sản xuất ở các nhà máy trong tỉnh hiện nay còn rất thiếu. Sản lượng chè thô trong tỉnh chỉ cung cấp và đáp ứng được khoảng 70% cho các cơ sở chế biến. Do đó cần có sự quan tâm đầu tư của chính quyền địa phương và các hộ trồng chè nhằm tăng sản lượng và diện tích trồng chè trong tỉnh đáp ứng nguyên liệu cho các nhà máy phục vụ xuất khẩu.

Việc kết hợp giữa trồng và chế biến chè còn mang ý nghĩa giải quyết công ăn việc làm cho lao động địa phương, đóng góp vào doanh thu của tỉnh và hoạt động phúc lợi xã hội mà các công ty mang lại cho cộng đồng.

Tuy nhiên, việc kết hợp trồng và chế biến chè trong tỉnh hiện nay còn tồn tại nhiều vấn đề cần phải được khắc phục:

Thiếu sự gắn kết bền vững giữa các cơ sở chế biến và nơi cung cấp nguyên liệu, dẫn đến tình trạng sản xuất thiếu ổn định. Nguồn nguyên liệu cung cấp lúc thừa, lúc thiếu do sự cạnh tranh giữa các cơ sở chế biến, các doanh nghiệp ngày càng gay gắt, đẩy người nông dân đến tình trạng mất chủ động, thu hái không đạt tiêu chuẩn và chất lượng.

Ngoài ra các thương lái luôn lợi dụng chuyển nguồn nguyên liệu đến các vùng khác ngoài tỉnh để bán được lợi nhuận cao hơn, các hộ nông dân trồng chè luôn là những người chịu thiệt thòi vì họ không nắm bắt kịp thông tin trên thị trường. Điều này đã ảnh hưởng lớn không chỉ đến người trồng và năng lực chế biến của các nhà máy chế biến trong tỉnh.

Các nhà máy chế biến chè thường phân bố nhỏ lẻ, không tập trung, chưa có sự liên kết chặt chẽ với vùng nguyên liệu sản xuất. Sự liên kết giữa nông dân sản xuất chè với các nhà máy chế biến chưa chặt chẽ, chưa có sự ràng buộc với nhau. Hoạt động kinh doanh giữa các đối tác đều phải thông qua mạng lưới tư thương. Ngoài ra đa số các doanh nghiệp thu mua chè đều không tổ chức đầu tư cho vùng nguyên liệu cũng như chưa ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm dài hạn với các nông hộ trồng chè.

Để vườn chè có chất lượng cao, có khả năng cho sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới thì đòi hỏi vốn đầu tư cao. Vì vậy khó khăn lớn của người trồng chè là vấn đề vốn đầu tư để cải tạo, trồng mới và nâng cấp các vườn chè để đáp ứng những đòi hỏi của thị trường quốc tế. Nhu cầu về vốn đầu tư để cải tạo vườn chè sẽ là thách thức lớn nhất trong toàn bộ chuỗi sản xuất – chế biến - tiêu thụ chè. Việc đầu tư hoàn toàn do hộ nông dân đảm nhận, trong khi đó họ lại là những hộ nông dân nghèo, ít vốn nên bất lực trước những yêu cầu về trồng mới, cải tạo và nâng cấp vườn chè để thu được sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế. Các doanh nghiệp và các nhà đầu

tư tư nhân thường không bỏ vốn đầu tư vào vườn chè mà chủ yếu đầu tư vào các hoạt động thu mua, chế biến và tiêu thụ để có thể nhanh chóng hoàn vốn và thu lời. Qua đó cho thấy việc kết hợp chặt chẽ giữa trồng và chế biến chè là hết sức cần thiết nhằm phát triển sản xuất bền vững ngành chè của tỉnh Lâm Đồng nói riêng và Việt Nam nói chung. Trong thời gian tới, do tác động của hội nhập kinh tế quốc tế sẽ thúc đẩy việc phát triển chè theo hướng tập trung và vùng chuyên môn hóa theo từng chủng loại sản phẩm, xây dựng nguồn gốc và xuất xứ sản phẩm. Từ đó khắc phục dần tình trạng phân tán và hỗn tạp nhiều giống và chủng loại trên một vùng như hiện nay, nhằm tạo ra một số vùng sản xuất tập trung, có khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, chất lượng cao và đồng đều, phù hợp với nhu cầu của thị trường tiêu thụ.

Nhìn chung, tình hình sản xuất và chế biến chè ở Lâm Đồng vẫn chưa đạt được kết quả cao, chưa có sức thuyết phục, chưa hình thành một cơ chế thống nhất, tính chất liên kết chưa được đảm bảo giữa nhà máy chế biến với vùng nông thôn sản xuất nguyên liệu để nói lên tính ổn định, tình trạng nguyên liệu lúc thừa, lúc thiếu, tranh chấp quyền lợi giữa nông dân và nhà máy diễn ra và kéo dài trong ngành trồng và chế biến chè. Vì thế, vấn đề tổ chức lãnh thổ giữa trồng và chế biến chè ở Lâm Đồng đã và đang được nghiên cứu thực hiện.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: TỔ CHỨC LÃNH THỔ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÂY CHÈ TỈNH LÂM ĐỒNG (Trang 90 - 96)