Giải pháp về đầu tư

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: TỔ CHỨC LÃNH THỔ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÂY CHÈ TỈNH LÂM ĐỒNG (Trang 122 - 124)

6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

3.2.4. Giải pháp về đầu tư

Kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài, liên doanh liên kết, thông qua đó, đưa giống, kỹ thuật mới, thiết bị công nghệ hiện đại, trình độ quản lý tiên tiến vào sản xuất và giải quyết một phần vấn đề tài chính.

Thực hiện liên kết, sát nhập với các doanh nghiệp khác để tăng quy mô, hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả đầu tư. Huy động vốn tự có của các doanh nghiệp (kể cả nguồn vốn nhàn rỗi của cán bộ công nhân viên).

Tận dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi đầu mối, nghiên cứu khoa học và công nghệ, khuyến khích và chuyển giao kỹ thuật mới về chè, hỗ trợ việc đổi mới công nghệ, thiết bị sản xuất…

Ngân hàng cần ưu tiên dùng các nguồn vốn vay với lãi suất hợp lý và thời hạn dài để đầu tư phát triển chè chất lượng cao.

+ Ngân hàng cho vay vốn tài trợ xuất khẩu với lãi suất hợp lí nhằm khuyến khích xuất khẩu tăng ngoại tệ và mở rộng thị trường.

+ Nguồn vốn ngân sách phải ưu tiên đầu tư xây dựng và phát triển trung tâm nghiên cứu giống chè chất lượng cao và cải tiến quy trình canh tác, chế biến chè chất lượng cao, đồng thời với việc hình thành vùng nguyên liệu chè giống. Mặt khác vốn ngân sách cũng phải góp một phần trong quỹ bảo lãnh tín dụng của Hiệp hội chè chất lượng cao.

Thành lập hiệp hội các doanh nghiệp sản xuất - chế biến chè chất lượng cao Lâm Đồng. Nên thành lập quỹ bình ổn giá. Quỹ này sẽ được lấy từ chính sản phẩm bán ra của mỗi doanh nghiệp hay hộ kinh doanh, trích lại một tỉ lệ nhất định để nhập vào quỹ này. Các doanh nghiệp khi tham gia vào Hiệp hội phải nộp một khoản nhất định để duy trì bộ máy của Hịêp hội và được hưởng những ưu đãi chung về vốn đầu tư, thị trường tiêu thụ, các ưu đãi khác trong việc thu mua nguyên liệu, đầu tư cơ sở hạ tầng... và các ưu đãi khác của Nhà nước. Các công ty cổ phần là thành viên sẽ nhận được sự hỗ trợ của Hiệp hội khi phát hành cổ phiếu ra thị trường chứng khoán.

Hiệp hội chè chất lượng cao thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng với nguồn vốn ban đầu gồm: Nhà nước cấp một phần, các thành viên góp phần chủ yếu nhằm thực hiện bảo lãnh phần tài sản đảm bảo còn thiếu, trước hết, đối với các thành viên thuộc Hiệp hội khi vay vốn ngân hàng, sau là các tổ, chi hội, các hộ trồng chè sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhưng thiếu vốn. Hội đồng quản trị của hiệp hội cần quản lý quy hoạch, định hướng, chiến lược phát triển và tổ chức nhân sự chủ chốt trong hiệp hội từng kì 5 năm. Ban kế hoạch phát triển của Hiệp hội có kế hoạch và trực tiếp hỗ trợ các doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm chè trên cơ sở tiếp thị thị trường trong và ngoài nước.

Thông qua Chính phủ và các Bộ, Ngành trung ương, đệ trình các dự án xin vay vốn của các tổ chức tài chính quốc tế như ADB, WB... để đầu tư dài hạn vào các lĩnh vực như xây dựng kết cấu hạ tầng vùng chè, đường giao thông từ vùng sâu, xa đến các cơ sở chế biến và các nhà máy chế biến tập trung, các công trình thuỷ lợi chủ động cho việc tưới, tiêu... nhằm góp phần hạ giá thành sản xuất.

Khuyến khích đầu tư nâng cao năng lực chế biến chè, trang bị các dây chuyền công nghệ vừa và nhỏ, có khả năng tinh chế cao, cải tiến bao bì, mẫu mã.

Tiếp tục có chính sách thu hút đầu tư các nguồn vốn FDI và ODA để có điều kiện tiếp nhận công nghệ mới, nâng cao năng lực quản lý và thị trường. Hình thành các liên minh sản xuất chè bền vững, đồng thời định hướng sản xuất các nhóm sản phẩm theo thị trường, đầu tư nguồn vốn bảo hộ thương hiệu chè B’ Lao ra các thị

trường nước ngoài có tiềm năng như: Đài Loan, Nhật, Mỹ, Canada, Nga, Đức, Singapor, Hà Lan và các nước trung Đông…

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: TỔ CHỨC LÃNH THỔ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÂY CHÈ TỈNH LÂM ĐỒNG (Trang 122 - 124)