Quan niệm về tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: TỔ CHỨC LÃNH THỔ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÂY CHÈ TỈNH LÂM ĐỒNG (Trang 30 - 34)

6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

1.2.1.Quan niệm về tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè

1.2.1.1. Quan niệm tăng trưởng nội sinh

Quan niệm này được phát sinh từ các quan sát thực nghiệm của G.B.Fisher (1939) và C.Clack (1940). Quan niệm này nhấn mạnh đến năng lực sản xuất bên trong của vùng, đến khả năng cung cấp của các yếu tố như tài nguyên thiên nhiên, vốn, lao động và công nghệ để xác định năng lực đó. Các yếu tố cung bên trong là các yếu tố quyết định tăng trưởng vùng, phát triển vùng và tổ chức lại sản xuất. Khi tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè phải tìm hiểu yếu tố tự nhiên địa phương - nơi đảm bảo cho nguồn cung cấp sản xuất tồn tại ổn định và phát triển.

1.2.1.2. Quan niệm tăng trưởng ngoại sinh

Quan niệm này dựa vào xuất khẩu, cung cấp cho chúng ta khá rõ ràng một giải thích về yếu tố bên ngoài trong quá trình phát triển vùng. Sự tăng trưởng và phát triển vùng được xác định bởi sự khai thác các lợi thế tự nhiên của vùng và sự tăng trưởng

của các cơ sở xuất khẩu vùng dựa trên sự quay vòng, chịu ảnh hưởng rất lớn của yếu tố bên ngoài, từ các vùng khác trong nước cũng như từ nước ngoài.

Muốn cho nội sinh tồn tại ổn định và phát triển thì yếu tố ngoại sinh phải ngày càng mở rộng cả về quy mô và chất lượng làm cho quá trình tổ chức lãnh thổ ngày càng hoàn thiện vững mạnh.

1.2.1.3. Quan niệm 3 khu vực hoạt động kinh tế - xã hội trong cơ cấu lao động của J.Fourastier

Tất cả các hoạt động cộng đồng được chia thành 3 khu vực cơ bản sau:

Khu vực I: Bao gồm các hoạt động khai thác trực tiếp các tài nguyên thiên nhiên sẵn có, trong đó nông nghiệp (theo nghĩa rộng) là hoạt động chủ đạo và là hoạt động ở thời kì đầu của tất cả các cộng đồng khi mới thành lập.

Khu vực II: Dựa trên những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật, con người chế biến những sản phẩm khai thác từ tài nguyên thiên nhiên hoặc tạo ra những sản phẩm mới mà thiên nhiên không có, thông qua ứng dụng của khoa học – kĩ thuật phát triển ở các ngành tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp.

Khu vực III: Gọi chung là khu vực dịch vụ: Dịch vụ thương mại, nghỉ dưỡng, du lịch, vui chơi, giải trí, dịch vụ giao tiếp, ngân hàng, tài chính, thuế quan, ngoại thương, giáo dục, y tế, hành chính…

Khi thực hiện tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè chúng ta cần quan tâm đến cả 3 khu vực trên vì nó hỗ trợ cho nhau cùng phát triển.

1.2.1.4. Quan niệm về sự lựa chọn trong chiến lược phát triển

Theo cách tiếp cận đơn giản nhất thì trung tâm và ngoại vi là 2 yếu tố thể hiện trong quá trình phát triển vùng. Lựa chọn trong chiến phát triển của vùng là xác định được các lãnh thổ có vai trò động lực, những lãnh thổ quan trọng để đầu tư và đảm bảo các mục tiêu quốc gia, mục tiêu vùng.

Lựa chọn một giống cây trồng làm chiến lược trong sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, một vùng lãnh thổ là yếu tố quan trọng để tổ chức lãnh thổ sản xuất nông nghiệp trong hiện tại và tương lai.

1.2.1.5. Quan niệm phát triển các vành đai nông nghiệp của G.Thunen

G.Thunen xem địa tô chênh lệch như là một nhân tố chìa khoá dẫn đến sự phân chia lãnh thổ đồng nhất của một quốc gia thành các vùng sử dụng đất đai khác nhau. Trung tâm của một nước là một thành phố công nghiệp lớn, thị trường nông sản lớn. Xung quanh thành phố, thị trường đó bố trí 5 vòng đai: Sát thành phố là thực phẩm tươi sống, rừng là vòng cung cấp chất đốt cho thành phố, trồng cỏ và lương thực cho súc vật, sản xuất rau, các bãi chăn nuôi và ngoài cùng là các vùng săn bắn lạc hậu.

G.Thunen xem thành phố là những trọng điểm của lãnh thổ. Ý nghĩa quan trọng của quan niệm này là việc xác định vai trò của một trung tâm, của những khu vực mà kinh tế còn chậm phát triển.

Ở những vùng có điều kiện phát triển sản xuất cây chè đều có các thành phố, thị xã… là trung tâm như Thái Nguyên ở trung du - miền núi Bắc bộ hay Bảo Lộc ở Tây Nguyên, xung quanh là những vành đai chè nổi tiếng cung cấp cho cả nước và trên thế giới.

1.2.1.6. Quan niệm về điểm trung tâm của W.Christaller

W.Christaller cho rằng, không có nông thôn nào lại không chịu ảnh hưởng của một cực hút, đó là thành phố. Thành phố là một trung tâm cho tất các điểm dân cư khác của vùng, đảm bảo cho chúng về các hàng hoá của trung tâm, các trung tâm tồn tại theo nhiều cấp, từ cao đến thấp. Các trung tâm cấp cao có khả năng lựa chọn hàng hoá và dịch vụ, còn các trung tâm cấp thấp ít có khả năng lựa chọn hơn.

W.Christaller quan niệm thành phố như những cực hút, hạt nhân của sự phát triển. Chúng là các đối tượng để đầu tư có trọng điểm trên cơ sở nghiên cứu mức độ thu hút và mức độ ảnh hưởng của một trung tâm, để xác định bán kính vùng tiêu thụ, xác định giới hạn thị trường, ngoài ngưỡng giới hạn không có lợi trong việc phục vụ hàng hoá của trung tâm.

Quan niệm này đã khám phá được quy luật phân bố không gian từ tương quan giữa các điểm dân cư, phát hiện một trật tự được tính toán trong sự phân các thành phố và nông thôn, sau khi nhận thức được quy luật khách quan sẽ áp dụng nó khi quy hoạch các điểm dân cư, sản xuất trên những lãnh thổ mới khai phá, nghiên cứu các hệ

thống không gian cơ sở để xác định các nút trọng điểm. Đây là cơ sở để bố trí các điểm đô thị và sản xuất mới cho những vùng chưa hoàn thành các đô thị và vùng sản xuất.

Vì vậy, khi tổ chức lãnh thổ sản xuất cây chè cần gắn với vùng trung tâm vì đây vừa là nơi cung cấp thiết bị máy móc và chế biến các loại nông sản vừa là nơi tiêu thụ sản phẩm chủ yếu cho vùng vừa là nơi đưa các sản phẩm chè đi đến thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước làm cho quá trình tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ngày càng hoàn thiện hơn.

1.2.1.7. Quan niệm cực của F.Peroux

Quan niệm phục vụ cho việc lựa chọn các lãnh thổ trọng điểm.

Một vùng không thể cùng lúc phát triển đồng đều ở tất cả các điểm trên lãnh thổ của nó mà có xu hướng phát triển nhất ở một hoặc vài điểm cụ thể, trong khi ở các nơi khác lại chậm phát triển hơn hoặc trì trệ.

Quan niệm này trú trọng vào những thay đổi trong khuôn khổ của một vùng, một khu vực của lãnh thổ làm phát sinh sự phát triển kinh tế của lãnh thổ.

Cực phát triển là một phức hợp trong đó có một hoạt động động lực và các hoạt động khác xoay quanh nó, có những tác động lôi cuốn quan trọng đối với các khu vực xung quanh. Tác động lôi cuốn đó rất đa dạng và thể hiện khác nhau trong các hoàn cảnh cụ thể.

Cực tăng trưởng là một tổng thể, một phức hợp những hoạt động thụ động chị ảnh hưởng thúc đẩy từ bên ngoài của một cực phát triển. Các cực tăng trưởng là các cực vệ tinh thường là mạnh, bởi chúng phản ứng mạnh và sâu đối với những sức thúc đẩy, sức lôi cuốn từ các cực phát triển. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quan niệm này được áp dụng vào tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng và trên cả nước rất nhiều bởi chỉ có các cực phát triển chè tốt thì cực tăng trưởng sẽ kéo theo và cho lợi ích kinh tế hoàn thiện. Xác định cây chè là cực phát triển và cực tăng trưởng của Bảo Lộc, Bảo Lâm và nhiều huyện khác trong tỉnh sẽ đưa ngành chè Lâm Đồng có vị trí cao hơn trong nền kinh tế - xã hội toàn tỉnh và cả nước.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: TỔ CHỨC LÃNH THỔ TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN CÂY CHÈ TỈNH LÂM ĐỒNG (Trang 30 - 34)