6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
2.3. Thực trạng tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến chè tỉnh Lâm Đồng
2.3.1.Vị trí và vai trò của cây chè trong nền kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng
Bảng 2.3. Sản lượng và giá trị xuất khẩu một số cây công nghiệp qua các năm tỉnh Lâm Đồng 2005 2008 2009 2010 2011 Cà phê Tấn 47.721 69.959 88.873 71.265 61.782 1000 USD 40.199 150.862 140.169 116.651 141.887 Chè các loại Tấn 7.537 9556 11.428 13.619 13.212 1000 USD 9.924 15.394 18.744 29.631 22.005 Hạt điều Tấn 1.883 1.103 1.133 1.436 1.309 1000 USD 9.047 6.497 5.875 8.907 11.629
Nguồn: Tổng cục thống kê Lâm Đồng
Chè là một cây công nghiệp lâu năm, có đời sống kinh tế lâu dài, mau cho sản phẩm, cho hiệu quả kinh tế cao. Chè trồng một lần, có thể thu hoạch 30-40 năm hoặc lâu hơn nữa. Trong điều kiện thuận lợi của ta cây sinh trưởng tốt thì cuối năm thứ nhất đã thu bói trên dưới một tấn búp/ha. Các năm thứ hai, thứ ba (trong thời kỳ kiến
thiết cơ bản) cũng cho một sản lượng đáng kể khoảng 2-3 tấn búp/ha. Từ năm thứ tư chè đã đưa vào kinh doanh sản xuất.
Chè là sản phẩm có thị trường quốc tế ổn định, rộng lớn và ngày càng được mở rộng. Theo dự đoán của FAO, yêu cầu về chè hàng năm của thế giới sẽ tăng 2,2 - 2,7% và sản xuất chè tăng 3,2%.
Ở Lâm Đồng, chè là một trong những cây có giá trị xuất khẩu cao. Căn cứ vào năng suất bình quân đã đạt được (năm 2011 là 86,62 tạ búp/ha), nếu chỉ đứng về mặt xuất khẩu mà xét thì một ha chè so với một số cây công nghiệp dài ngày của cùng khu vực này bằng hơn 5 lần một ha cà phê, gần 10 lần một ha sả. Nếu năng suất chè đạt 100 tạ búp/ha thì xuất khẩu có thể thu được đủ để nhập 46 tạ phân hóa học.
Để sử dụng nguồn tài nguyên phong phú và nguồn lao động dồi dào, thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp với điềi kiện không tranh chấp với diện tích trồng cây lương thực, chè là một trong những cây có ưu thế nhất. Nguồn lao động của tỉnh dồi dào nhưng phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở các đô thị nhỏ và vừa, chè là một loại cây yêu cầu một lượng lao động sống rất lớn. Do đó việc phát triển mạnh cây chè ở tỉnh là một biện pháp có hiệu lực, vừa để sử dụng hợp lý vừa để phân bố đồng đều nguồn lao động dồi dào trong phạm vi toàn tỉnh. Việc phát triển mạnh cây chè ở tỉnh dẫn tới việc phân bố các xí nghiệp công nghiệp chế biến chè hiện đại ngay ở những vùng đó, do đó làm cho việc phân bố công nghiệp được đồng đều và làm cho vùng nông thôn mau chóng đuổi kịp đô thị về kinh tế và văn hóa.Trong nền kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng, ngành chè Lâm Đồng được xác định là tỉnh có lợi thế về quy mô sản xuất lớn, điều kiện khí hậu thuận lợi và khả năng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật canh tác cao, trở thành địa phương đi đầu trong ngành chè cả nước và trong nền sản xuất tỉnh Lâm Đồng.
Tuy tổng gía trị xuất khẩu có sự biến động và có nhỏ hơn cà phê nhưng luôn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu cây công nghiệp của tỉnh, cải thiện mức thu nhập của người dân đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao GDP/người toàn tỉnh.