Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, hoạt động

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tây nam (Trang 106 - 108)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.1 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, hoạt động

TÍN DỤNG, HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN

5.1.1 Đối với cơng tác huy động vốn

Để hoạt động tín dụng tại Ngân hàng ngày cang hiệu quả, thì việc đầu tiên là nâng cao nguồn vốn huy động mà chủ yếu là nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm của mọi tầng lớp dân cư trong xã hội đồng thời đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ nhằm thu thêm phí trên địa bàng hoạt động. Do đó nếu thu hút được nguồn vốn này một cách hiệu quả thì sẻ đáp ứng nhu cầu cấp tín dụng cho khách hàng, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng sẻ đạt được lợi nhuận cao hơn. Để làm tốt điều này Ngân hàng cần phải tăng cường công tác Marketing, thường xuyên tuyên truyền quảng cáo nhiều hơn, có những chính sách lãi suất hấp dẫn và hợp lý như:

- Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn.

- Áp dụng mức lãi suất khuyến khích khi huy động vốn: gửi món tiền lớn trong thời gian dài thì lãi suất cao hơn món tiền nhỏ trong cung một thời gian.

- Áp dụng hình thức gửi tiết kiệm trúng thưởng.

- Tạo tâm lý an toàn cho khách hàng khi gửi tiền vào Ngân hàng.

- Đội ngũ nhân viên giao dịch phải sáng tạo năng động, thân thiện để tạo cảm

giác thoải mái cho khách hàng khi giao dịch.

- Chăm sóc khách hàng chiến lược, khách hàng có nguồn tiền gửi lớn tại chi nhánh.

- Tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng cho doanh nghiệp mở tài khoản tiền gửi để

đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp cho việc chi trả trong hoạt động kinh doanh…

5.1.2 Đối với hoạt động cho vay và thu hồi nợ Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng ngắn hạn Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng ngắn hạn

Đây là nội dung quan trọng quyết định đến chất lượng tín dụng và phịng ngừa rủi ro. Thẩm định là khâu quan trọng nhất nên cần phải làm tốt điều này hơn

nưa để hạn chế tối đa rủi ro cho Ngân hàng bằng cách:

Kiểm tra thật chặt hồ sơ pháp lý của khách hàng, trách tình trạng bỏ sót thơng tin khách hàng;

Đánh giá chặt chẽ hơn mục đích vay vốn của khách hàng, tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng. Điều này đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có kinh nghiệm nhạy bén, có quyết định chính xác. Vì vậy, ban lãnh đạo phải luôn chú ý và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng của Ngân hàng;

Đánh giá đúng giá trị tài sản thế chấp của người vay;

Thường xuyên kiểm tra kết quả sản xuất kinh doanh , chất lượng sản phẩm, thời gian tiêu thụ, thanh tốn tiền hàng để đơn đốc thu nợ và lãi đúng lúc.

Xác định kỳ hạn trả nợ hợp lý:

Khi tiếp xúc với khách hang, cán bộ tín dụng cần tư vấn nhiều hơn nữa cho khách hàng về phương thức trả nợ vay phù hợp với thu nhập của khách hang để cho công tác thu nợ được thuận lợi hơn, giảm thiểu tối đa việc khách hang không đủ khả năng trả nợ đúng hạn.

Tăng cường công tác quản các khoản nợ vay ngắn hạn:

Sau khi giải ngân cho khách hàng cán bộ tín dụng phải theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng vốn của khách hàng, để giúp cán bộ tín dụng phát hiện các vấn đề phát sinh, kịp thời đưa ra các biện pháp xữ lý. Nên để làm tốt thì cán bộ tín dụng cần tạo mối quan hệ tốt than thiện với khách hàng, thường xuyên thăm hỏi đôn đốc khách hàng trả nợ đầy đủ và đúng hạn.

Xử lý các khoản nợ xấu:

Việc chọn lựa phương pháp xử lý phải tuỳ đặc điểm từng vụ chứ khơng có một đáp án chung cho tất cả. Phân tích tìm rõ ngun nhân phát sinh nợ q hạn để có hướng xử lý cho phù hợp, vừa có lý, có tình:

− Nâng cao trình độ thẩm định của cán bộ tín dụng, đặc biệt là thẩm định tư cách của khách hàng vì điều này có ảnh hưởng rất lớn đến thiện chí hồn trả tiền vay của khách hàng.

− Kiểm tra chặt chẽ quá trình trước, trong và sau khi cho vay để kịp thời có biện pháp xử lý nếu khách hàng sử dụng vốn sai mục đích.

− Khi khách hàng có dấu hiệu phát sinh nợ xấu, phải tìm hiểu ngun nhân để có giải pháp thích hợp. Thực tế có những trường hợp khách hàng bắt đầu gặp khó khăn nhưng đã được phát hiện kịp thời, có biện pháp xử lý ngay từ đầu như quản lý

kho hàng, kho nguyên vật liệu, phong toả tài sản, tiến hành khởi kiện sớm nên khả năng thu hồi nợ rất cao do máy móc thiết bị lúc này cịn đang hoạt động có giá hơn lúc đã bị bỏ hoang.

− Cần phải xây dựng hệ thống thẩm định nợ xấu để thúc đẩy nhanh việc xử lý nợ tồn đọng tại các ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tây nam (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)