Các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tây nam (Trang 31)

2.2.4.1. Thu nhập lãi / Chi phí lãi ( lần )

Chỉ số thu nhập lãi trên chi phí lãi thể hiện một đồng chi phí trả lãi trong một thời gian nhất định tạo ra được bao nhiêu thu nhập từ lãi. Chỉ số này lớn hơn 1 thì hoạt động tín dụng mới đạt hiệu quả. Hệ số này phản ánh trong 100 đồng dư nợ thì có bao nhiêu đồng dự phòng được trích lập để bảo vệ ngân hàng khỏi rủi ro tối đa. Tuy nhiên, chỉ tiêu này quá lớn sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.

2.2.4.2. Thu nhập lãi/ Tổng thu nhập (%)

Đây là chỉ tiêu đo lường mức đóng đóng góp của hoạt động tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

2.2.5.3. Thu nhập lãi/ Tổng dư nợ (lần)

Chỉ số này cho thấy khả năng tạo ra thu nhập lãi trên một đồng dư nợ.

2.2.5.4. Chi phí lãi / tổng chi phí (%)

Chỉ số này cho biết trong một đồng chi phí thì có bao nhiêu đồng chi phí cho việc kinh doanh hoạt động tín dụng.

2.2.5.5. Tổng chi phí/ Tổng thu nhập (%)

Chỉ số này tính toán khả năng bù đắp chi phí của một đồng thu nhập. Đây là chỉ số đo lường hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Thông thường chỉ số này nhỏ hơn 1, nếu nó lớn hơn 1 chứng tỏ ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, đang có nguy cơ phá sản trong tương lai.

2.2.5.6. Tổng chi phí/ Tổng tài sản (%)

Đây là chỉ số xác định chi phí phải bỏ ra cho việc sử dụng tài sản đầu tư. Chỉ số này cao cho ta thấy được ngân hàng đang yếu kém trong khâu quản lý chi phí của mình và từ đó nên có những thay đổi thích hợp để có thể nâng cao lợi nhuận ngân hàng trong tương lai.

Dự phòng rủi ro tín dụng Nợ xấu

2.2.5.7. Tổng thu nhập/ Tổng tài sản (%)

Chỉ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng, chỉ số này cao chứng tỏ ngân hàng đã phân bổ tài sản đầu tư một cách hợp lý và hiệu quả tạo nền tảng cho việc tăng lợi nhuận của ngân hàng thương mại.

CHƯƠNG 3

KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP BIDV CHI NHÁNH TÂY NAM 3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG BIDV CHI NHÁNH TÂY NAM

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam-chi nhánh Tây Nam

- Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam –Chi nhánh Tây Nam;

- Tên tiếng Anh viết tắt BIDV TÂY NAM BRANCH.

- Địa điểm tọa lạc: Số 26-28 đường Nguyễn An Ninh, P Tân An, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ.

- Số điện thoại: 0710.3797.001- 0710.3797.018 - Fax: 0710.3797.002

Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Tây Nam được thành lập theo quyết định số 977/QĐ-HĐQT ngày 8/10/2010 của Hội đồng quản trị BIDV, và Quyết định số 863/QĐ-HĐQT ngày 21/04/2014 của Hội đồng quản trị BIDV về việc thành lập Chi nhánh Tây Nam tại Thành phố Cần Thơ. Và là chi nhánh cấp 1 được điều hành trực tiếp bởi BIDV. Đến nay ngân hàng đã đi vào hoạt động được gần 4 năm. Ngân hàng đã không ngừng đổi mới và lớn mạnh từng ngày, luôn là người bạn kề vai sát cánh cùng những doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác trên con đường phát triển, đóng góp một phần không nhỏ trong quá trình vực dậy nền kinh tế của địa bàn.

3.1.2. Lĩnh vực kinh doanh

Kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật, không ngừng nâng cao lợi nhuận của ngân hàng, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế đất nước.

3.1.3. Phương thức hoạt động

- Nhận tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ các loại kỳ hạn và không kỳ hạn.

- Nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi chuyên dùng bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ các loại.

- Thực hiện các dịch vụ ngân hàng hiện đại.

biệt thành phần kinh tế).

- Thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước. - Bảo lãnh (dự thầu, thực hiện hợp đồng, …) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC NHẤN SỰ VÀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÁC BỘ PHẬN

3.2.1. Sơ đồ tổ chức

Cơ cấu tổ chức của BIDV Tây Nam nói riêng và của cả hệ thống BIDV nói chung kể từ ngày 26/06/2014 sẽ vận hành theo mô hình tổ chức mới theo Quyết đinh số 1449/QĐ-HĐQT ngày 26/06/2014 của TGĐ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Theo mô hình tổ chức thì tổ chức của Ngân hàng chia làm 4 khối: khối quản lý khách hàng, khối quản lý rủi ro, khối tác nghiệp, khối quản lý nội bộ. Trong đó:

- Khối quản lý khách hàng gồm 02 phòng là phòng quản lý khách hàng doanh nghiệp và phòng quản lý khách hàng cá nhân.

- Khối quản lý rủi ro gồm 01 phòng là phòng quản lý rủi ro.

- Khối tác nghiệp gồm 03 phòng là phòng quản trị tín dụng, phòng Giao dịch khách hàng, Phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ.

- Khối quản lý nội bộ gồm 03 phòng là phòng kế hoạch tổng hợp, phòng tài chính kế toán, phòng tổ chức hành chính.

Giám Đốc PGD Tây Đô Phòng TCHC Phòng TCKT Phòng KHTH PHÓ GĐ (phụ trách khối trực thuộc) PHÓ GĐ (Khối Quản lý khách hàng) PHÓ GĐ (Khối Tác nghiệp) Phòng QTTD Phòng GDKH Phòng QL KHDN Phòng QL KHCN Ql chung, khối NB, RR Phòng QLRR Phòng Quản lý và Dịch vụ kho quỹ

Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp ngân hàng BIDV chi nhánh Tây Nam qua 3 năm 2011- 2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Hình 3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Tây Nam qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Qua sơ đồ trên ta thấy cách tổ chức và quản lý của BIDV Tây Nam khá chặt chẽ, bộ máy tổ chức hoàn thiện đầy đủ với Mô hình quản lý mới tại BIDV. Với cơ cấu này lãnh đạo có thể kiểm soát một cách chặt chẽ và quản lý từng phòng ban một cách dễ dàng. Với mô hình hiện tại gồm một giám đốc và 03 phó giám đốc thì việc tổ chức và quản lý sẽ nhanh chóng và thuận tiện khi có công việc hoặc quyết định ban hành đến các phòng tổ phân theo từng khối:

3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

a) Ban giám đốc: Ban giám đốc bao gồm có 1 giám đốc và 3 phó giám đốc được phân như sau:

Giám đốc:

Điều hành toàn bộ hoạt động của chi nhánh theo chức năng và nhiệm vụ, phạm vi của chi nhánh. Có quyền quyết định chính thức cấp cho một hạn mức vay

nhất định; Có quyền quyết định tổ chức bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật hay nâng lương các cán bộ công nhân viên trong đơn vị, ngoại trừ kế toán trưởng. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận và nhận thông tin phản hồi từ các phòng ban… Trực tiếp chỉ đạo phân công nhiệm vụ cho các Phó giám đốc.

Phó giám đốc:

Có trách nhiệm hỗ trợ GĐ trong việc tổ chức điều hành mọi hoạt động chung của toàn chi nhánh, chịu trách nhiệm theo từng khối công việc được Giám đốc giao cụ thể từng thời kỳ.

b) Các phòng ban

- Phòng tổ chức hành chính:

Phổ biến, quán triệt các văn bản quy định, hướng dẫn và quy trình nghiệp vụ liên quan đến công tác tổ chức, quản lý nhân sự và phát triển nguồn nhân lực của Nhà nước và của BIDV đến toàn thể cán bộ nhân viên trong chi nhánh.

Quản lý cán bộ, tiền lương, giải quyết chế độ chính sách liên quan đến quyền và nghĩa vụ người lao động theo qui định của Nhà nước của BIDV.

Xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực và quản lý lao động, tổ chức triển khai thực hiện va quản lý công tác thi đua khen thưởng của chi nhánh theo quy định.

Thực hiện công tác văn thư, quản lý, sử dụng con dấu của chi nhánh theo đúng quy định của pháp luật và BIDV. Thực hiện công tác hậu cần đảm bảo công cụ, phương tiện là việc an toàn lao động cho cán bộ công nhân viên, đảm bảo môi trường làm việc văn minh, sạch đẹp. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của giám đốc chi nhánh.

- Phòng quản lý rủi ro:

* Công tác quản lý tín dụng

Tham mưu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng: Phổ biến các văn bản chỉ đạo, quy chế, quy trình, chính sách tín dụng, chính sách khách hàng do BIDV ban hành..

Quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của chi nhánh; duy trì và áp dụng hệ thống đánh giá, xếp hạng tín dụng vào việc quản lý danh mục.

Đầu mối nghiên cứu, đề xuất trình lãnh đạo phê duyệt hạn mức, điều chỉnh hạn mức, cơ cấu, giới hạn tín dụng cho từng ngành, từng nhóm và từng khách hàng phù hợp với chỉ đạo của BIDV và tình hình thực tế tại Chi nhánh.

Giám sát việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; tổng hợp kết quả phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro gửi Phòng tài chính kế toán để lập cân đối kế toán theo quy định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Công tác quản lý rủi ro tín dụng

Tham mưu, đề xuất xây dựng các quy định, biện pháp quản lý rủi ro tín dụng: Phổ biến các quy định của BIDV và đề xuất xây dựng các văn bản hướng dẫn về quản lý, đánh giá, định hạn rủi ro tín dụng.Trình lãnh đạo cấp tín dụng/bảo lãnh cho khách hàng: Nhận và xử lý kịp thời hồ sơ đề xuất tín dụng đối với khách hàng, dự án từ các phòng liên quan

Chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc thiết lập, vận hành, thực hiện và kiểm tra, giám sát hệ thống quản lý rủi ro của Chi nhánh.

* Công tác quản lý rủi ro tác nghiệp

Phổ biến các văn bản quy định, quy trình về quản lý rủi ro tác nghiệp của BIDV và đề xuất, hướng dẫn các chương trình, biện pháp triển khai để phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro tác nghiệp trong các khâu nghiệp vụ tại Chi nhánh.

Hướng dẫn, hỗ trợ các phòng nghiệp vụ trong Chi nhánh tự kiểm tra và phối hợp thực hiện việc đánh giá, rà soát, phát hiện rủi ro tác nghiệp ở các phòng, các sản phẩm hiện có hoặc sắp có.

Áp dụng hệ thống quản lý, đo lường rủi ro để đo lường và đánh giá các rủi ro tác nghiệp xảy ra tại chi nhánh và đề xuất giải pháp xử lý các sự cố rủi ro phát hiện được.

* Công tác phòng chống rửa tiền:

Tiếp thu, phổ biến các văn bản quy định, quy chế về phòng chống rửa tiền của Nhà nước và của BIDV. Hướng dẫn, kiểm tra, hỗ trợ Phòng Giao dịch khách hàng và các phòng liên quan thực hiện công tác phòng chống rửa tiền.

Công tác quản lý hệ thống chất lượng ISO: Là đầu mối phối hợp xây dựng quy trình quản lý hệ thống chất lượng theo các tiêu chuẩn ISO tại Chi nhánh.

* Công tác kiểm tra nội bộ

Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc chi nhánh: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ về việc thực hiện quy định, quy trình nghiệp vụ, quy chế điều hành của TGĐ/Giám đốc (chế độ phân công, phân cấp, uỷ quyến, chế độ giao ban, báo cáo...) tại các phòng và các đơn vị trực thuộc Chi nhánh nhằm tự phát hiện các sai sót, đảm bảo an toàn trong hoạt động.

để tổ chức các cuộc kiểm tra/thanh tra/kiểm toán tại Chi nhánh theo quy định.

* Các nhiệm vụ khác: Đề xuất, trình lãnh đạo phê duyệt các hạn mức kinh doanh, hạn mức giao dịch đối với từng nghiệp vụ, từng cấp độ, từng phòng nghiệp vụ và đơn vị trực thuộc. Giám sát độc lập việc tuân thủ các hạn mức trong hoạt động, đảm bảo vận hành hệ thống quản lý rủi ro (đề xuất, phê duyệt, cài đặt và tuân thủ các quy trình và hạn mức hoạt động).

- Phòng quản lý khách hàng doanh nghiệp:

Tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển quản lý khách hàng doanh nghiệp.

Chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với khách hàng doanh nghiệp và bán sản phẩm Ngân hàng.

Lập báo cáo đề xuất trình cấp có thẩm quyền quyết định cấp tín dụng, chiết khấu, cho vay theo quy định và qui trình nghiệp vụ của BIDV.

Thông báo cho khách hàng về quyết định cấp tín dụng. Hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ vay vốn và các điều kiện tín dụng yêu cầu, đảm bảo hồ sơ tài liệu được hoàn thiện theo đúng quy định trước khi trình ký.

Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ giải ngân, đề xuất giải ngân trình lãnh đạo. Bàn giao toàn bộ hồ sơ tín dụng gốc và các tài liệu liên quan đến khoản vay sang phòng Quản trị tín dụng quản lý.

Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng.

Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng. Kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay. Đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi.

Phân loại, rà soát phát hiện rủi ro. Lập báo cáo phân tích, đề xuất các biện pháp phòng ngừa, xử lý rủi ro. Thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ cho khách hàng theo quy định và tham gia ý kiến về việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.

Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị miễn, giảm lãi, đề xuất miễn, giảm lãi và chuyển phòng quản lý rủi ro xử lý tiếp theo quy định.

Tuân thủ các giới hạn, hạn mức tín dụng của Ngân hàng đối với khách hàng. Theo dõi việc sử dụng hạn mức của khách hàng.

Tham gia ý kiến đối với các vấn đề chung của chi nhánh theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Phòng quản lý khách hàng cá nhân:

Tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển quản lý khách hàng cá nhân.

Chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với khách hàng cá nhân và bán sản phẩm bán lẻ tại Ngân hàng.

Lập báo cáo đề xuất trình cấp có thẩm quyền quyết định cấp tín dụng, chiết khấu, cho vay theo quy định và qui trình nghiệp vụ bán lẻ của BIDV. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thông báo cho khách hàng về quyết định cấp tín dụng. Hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ vay vốn và các điều kiện tín dụng yêu cầu, đảm bảo hồ sơ tài liệu được hoàn thiện theo đúng quy định trước khi trình ký.

Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ giải ngân, đề xuất giải ngân trình lãnh đạo. Bàn giao toàn bộ hồ sơ tín dụng gốc và các tài liệu liên quan đến khoản vay sang phòng Quản trị tín dụng quản lý.

Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng.

Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng. Kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay. Đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi.

Phân loại, rà soát phát hiện rủi ro. Lập báo cáo phân tích, đề xuất các biện pháp phòng ngừa, xử lý rủi ro. Thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ cho khách hàng theo quy định và tham gia ý kiến về việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.

Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị miễn, giảm lãi, đề xuất miễn, giảm lãi và chuyển phòng quản lý rủi ro xử lý tiếp theo quy định.

Tuân thủ các giới hạn, hạn mức tín dụng của Ngân hàng đối với khách hàng. Theo dõi việc sử dụng hạn mức của khách hàng.

Tham gia ý kiến đối với các vấn đề chung của chi nhánh theo chức năng,

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tây nam (Trang 31)