Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tây nam (Trang 28 - 31)

* Một số khái niệm:

Doanh số cho vay (DSCV): là số tiền mà ngân hàng đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt hay chuyển khoản trong một thời gian nhất định. Sự tăng trưởng của DSCV thể hiện quy mô tín dụng của ngân hàng. Với nguồn vốn huy động hàng năm, ngân hàng cần có những biện pháp hữu hiệu để sử dụng nguồn vốn đó thật hiệu quả nhằm tránh tình trạng ứ đọng vốn làm tăng chi phí và ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng.

Doanh số thu nợ: Doanh số thu nợ cũng là một chỉ tiêu quan trọng giúp phần nào đánh giá tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng. Thông qua doanh số thu nợ ta biết được tình hình quản lý vốn, hiệu quả vốn đầu tư, tính chính xác khi thẩm định, đánh giá khách hàng để cho vay vốn của cán bộ tín dụng. Do đó, việc thu hồi nợ đầy đủ và đúng hạn luôn được các ngân hàng quan tâm hàng đầu. Một ngân hàng hoạt động tốt không phải chỉ lo nâng cao doanh số cho vay mà còn phải quan tâm đến công tác thu hồi nợ nhằm đảm bảo nguồn vốn hiện có và tăng số vòng quay của vốn tín dụng mà ngân hàng bỏ ra đầu tư, đồng thời mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng.

Dư nợ: là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà Ngân hàng đã cho vay và chưa thu được vào một thời điểm nhất định. Để xác định đuợc dư nợ, Ngân hàng sẽ so sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ.

Dư nợ bình quân: là số dư nợ trung bình trong một năm, nó được tính bằng công thức.

Dư nợ bình quân = (2.4)

Thời hạn cho vay: Là khoản thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu Dư nợ đầu năm + Dư nợ cuối năm

nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thỏa thuận

Vốn huy động: Là nguồn vốn chủ yếu chiếm tỷ trọng rất lớn trong các ngân hàng, gồm:

+ Vốn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, vốn nhàn rỗi của dân cư. + Vốn huy động qua các chứng từ có giá: kỳ phiếu, trái phiếu. + Vốn vay từ Ngân hàng Trung Ương, các tổ chức tín dụng khác

Thu nhập lãi suất: là thu nhập từ các chứng từ có giá ngắn hạn, các khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản tín dụng thương mại, tín dụng tiêu dùng, tín dụng dài hạn và các khoản tín dụng khác mà ngân hàng nhận được trên từng loại tài sản cụ thể này.

Chi phí lãi suất: là khoản chi phí trả cho các khoản tiền gửi, các khoản vay ngắn hạn, khoản nợ dài hạn, các khoản nợ khác… trên từng loại nợ phải trả cụ thể.

2.2.3.1. Dư nợ trên nguồn vốn huy động (lần)

Tổng dư nợ trên vốn huy động = (2.5)

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng cho vay của ngân hàng so với nguồn vốn huy động tại chỗ.

Tỷ số = 1: Vốn huy động tại chỗ đủ đáp ứng cho hoạt động cho vay.

Tỷ số < 1: Lượng vốn huy động được dồi dào đảm bảo cho hoạt động cho vay, ngoài ra có thể sử dụng cho hoạt động đầu tư khác.

Tỷ số > 1: Vốn huy động ít, không đủ để cho vay, ngân hàng phải bổ sung bằng nguồn vốn khác.

2.2.3.2. Dư nợ trên tổng nguồn vốn (%)

Dựa vào chỉ tiêu này, so sánh qua các năm để đánh giá mức độ tập trung vốn tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng, khả năng sử dụng vốn của ngân hàng càng cao, ngược lại càng thấp thì ngân hàng đang bị trì tuệ vốn, sử dụng vốn bị lãng phí, có thể gây ảnh hưởng đến doanh thu cũng như tỷ lệ thu lãi của ngân hàng.

Dư nợ/ Tổng nguồn vốn = x100% (2.6)

Dư nợ Vốn huy động

Dư nợ Tổng nguồn vốn

2.2.3.3. Vòng vay vốn tín dụng (vòng)

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu nợ nhanh hay chậm. Số vòng quay càng lớn càng tốt.

Vòng quay vốn tín dụng = x 100% (2.7)

2.2.3.4. Hệ số thu nợ (%)

Đây là chỉ số dùng để đánh giá công tác thu nợ của ngân hàng. Chỉ số này càng cao phản ánh hoạt động thu nợ của ngân hàng càng có hiệu quả, đồng thời thể hiện ý thức trả nợ của người dân cao, đồng vốn cho vay được sử dụng đúng mục đích có hiệu quả.

Hệ số thu nợ = x 100% (2.8)

2.2.3.5. Tỷ lệ nợ xấu (%)

Chỉ tiêu này cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng. Chỉ số này càng nhỏ thì chất lượng tín dụng của Ngân hàng càng cao. Thông thường chỉ số này dưới mức 3% thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng bình thường. Nếu tại một thời điểm nhất định nào đó tỷ lệ nợ xấu chiếm tỷ trọng lớn trên tổng dư nợ thì nó phản ánh chất lượng nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng kém, rủi ro tín dụng cao và ngược lại.

Tỷ lệ nợ xấu = x 100% (2.9)

2.2.3.6. Hệ số dự phòng rủi ro tín dụng

a) Hệ số dự phòng rủi ro tín dụng (%)

Đánh giá khả năng đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng mỗi khi xuất hiện rủi ro. Nếu tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng thấp cho thấy dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập thấp hay nói cách khác là nợ xấu của ngân hàng thấp điều này đồng nghĩa các khoản cho vay đến hạn có khả năng thu hồi cả gốc lẫn lãi chiếm tỷ lệ cao và ngược lại.

Hệ số dự phòng rủi ro tín dụng = x 100 (2.10) Doanh số thu nợ

Dư nợ bình quân

Doanh số thu nợ Doanh số cho vay

Dự phòng rủi ro tín dụng

Dư nợ Nợ xấu

b) Hệ số khả năng bù đắp rủi ro tín dụng

Chỉ tiêu khả năng bù đắp rủi ro tín dụng để đánh giá khả năng đảm bảo an toàn cho những khoản nợ xấu của ngân hàng. Chỉ tiêu phản ánh cứ mỗi đồng nợ xấu sẽ có bao nhiêu đồng dự phòng đã được trích lập để phòng rủi ro cho ngân hàng.

Khả năng bù đắp RRTD = x 100 (2.11)

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tây nam (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)