Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ch

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tây nam (Trang 102 - 106)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.4 Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ch

THÁNG ĐẦU NĂM 2014

Bảng 4.15: Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại chi nhánh qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T2013 6T2014

1. Tổng thu nhập Triệu đồng 288.950 349.896 327.562 173.455 168.192 2. Tổng chi phí Triệu đồng 280.258 343.191 319.186 167.439 158.756 3. Thu nhập lãi Triệu đồng 209.142 255,645 265.510 142.974 153.172 4. Chi phí lãi Triệu đồng 248.950 329.337 605.542 160.480 150.882 5. Dư nợ Triệu đồng 1.393.084 2.010.393 2.78.7838 2.122.217 2.503.090 6. Tổng tài sản Triệu đồng 1.950.527 2.257.286 3.433.714 2.443.960 3.347.430 7. Thu nhập lãi/ Chi phí lãi Lần 4,58 3,66 3,75 6,50 5,60 8. Thu nhập lãi/ tổng thu nhập % 72,38 73,06 81,06 82,43 91,07 9. Thu nhập lãi/ Dư nợ Lần 0,15 0,13 0,1 0,07 0,06 10. Chi phí lãi/ Tổng chi phí % 88,83 95,96 95,73 95,84 95,04 11. Tổng chi phí/ Tổng thu nhập % 96,99 98,08 97,44 96,53 94,39 12. Tổng chi phí/ tổng tài sản % 14,37 15,2 9,3 6,85 4,74 13. Tổng thu nhập/ Tổng tài sản % 14,81 15,5 9,54 7,10 5,02

(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp BIDV Tây Nam 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014)

4.4.1. Thu nhập lãi/chi phí lãi

Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng. Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí lãi thu về được bao nhiêu đồng thu nhập lãi. Chỉ số này phải lớn hơn 1 và càng lớn càng tốt. Dựa vào bảng trên ta thấy vào năm 2011 một đồng chi phí lãi thu về 4,58 đồng thu nhập lãi. Đến năm 2012 chỉ số này giảm xuống, một đồng chi phí lãi chỉ thu về được 3,66 đồng thu nhập. Đến năm 2013 chỉ số này lại tăng nhẹ nhưng vẫn còn thấp, cho thấy một đồng chi phí bỏ ra chỉ thu về được 3,75

đồng thu nhập, so cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 khi bỏ ra 1 đồng chi phí lãi thu về là 6,50 đồng thu nhập lãi trong khi 6 tháng năm 2014 chỉ thu về 5,60 đồng, tuy thu nhập lãi cao trong 6 tháng đầu năm nhưng đến kết thúc năm vẫn không đảm bảo được mức thu về như giữa năm, tuy nhiên với thu nhập lãi ở mức tương đối trong 6 tháng đầu năm 2014 điều này cho thấy chi nhánh đã phần nào chủ động được nguồn huy động vốn tiếp tục phát triển, đừng để chi phí trả lãi cho nguồn vốn huy động lại cao do các ngân hàng chạy đua lãi suất, cạnh tranh gay gắt trong công tác huy động vốn.

4.4.2. Thu nhập lãi/Tổng thu nhập

Đây là chỉ số phản ánh mức đóng góp của hoạt động tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tỷ số này càng lớn chứng tỏ hoạt động kinh doanh của ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực tín dụng. Do đó rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ rất cao. Qua bảng số liệu ta thấy, thu nhập lãi trong tổng thu nhập của ngân hàng liên tục tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2011 thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm 72,38% trong tổng thu nhập của ngân hàng. Năm 2012 là 73,06%, năm 2013 là 81,05% tăng so với năm 2012 gần 8%. Trong 6 tháng đầu 2014 chiếm 91,07% tăng hơn so với 6 tháng đầu năm 2013 gần 8,64%. Nguyên nhân làm cho thu nhập lãi trong tổng thu nhập liên tục tăng qua là do tình trạng nền kinh tế đã có nhiều khởi sắc hơn những năm trước, tình trạng gặp khó khăn khi khách hàng khơng đóng lãi đúng hạn đã được hạn chế, không những thế do một mặt chi nhánh ngân hàng đẩy mạnh hơn nữa các dich vụ ngân hàng.

4.4.3. Thu nhập lãi/ Dư nợ

Đây là chỉ số cho thấy khả năng tạo ra thu nhập từ một đồng dư nợ. Qua bảng số liệu ta thấy chỉ số này liên tục giảm qua các năm. Năm 2011 một đồng dư nợ tạo ra 0,15 đồng thu nhập lãi. Sang năm 2011, chỉ số này giảm còn 0,13 lần . Năm 2013 chỉ còn 0,1 đồng và giảm hơn so với năm 2012. Chỉ tiêu này ở ngân hàng BIDV năm 2012 là 0,10. Bước sang 6 tháng đầu năm 2014 chỉ tạo ra 0,06 đồng thu nhập lãi, giảm hơn so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân là do các khoản dư nợ liên tục giảm qua các năm nhưng là do vào thời gian qua do tình hình lạm phát tăng cao dã được kiềm hãm, nên lãi suất cho vay của ngân hàng có xu hướng giảm, nên thu nhập của ngân hàng cũng thay đổi khi cho khách hàng vay tuỳ theo năm và tình hình dần ổn định hơn bắt đầu từ cuối năm 2013. Kỳ vọng đến kết thúc năm 2014 sẽ có chuyển biến tích cực hơn.

4.4.4. Chi phí lãi/ Tổng chi phí

Đây là chỉ số phản ánh chi phí bỏ ra cho việc hoạt động tín dụng chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng chi phí trong việc hoạt động kinh doanh của chi nhánh

ngân hàng, chỉ số này càng lớn cho thấy chi phí ngân hàng bỏ ra cho việc huy động vốn từ khách hàng hàng cao. Năm 2011 chi phí lãi chiếm 88,83 % trong tổng chi phí. Năm 2012 chi phí lãi trong tổng chi phí tăng lên chiếm 95,96% và 2013 là 95,73% sở dĩ tăng lên là do vào năm 2012 xảy ra là từ hệ luỵ của tình trạng lạm phát cao năm 2011 và lãi suất huy động lên đến 14 – 15 %/ năm ln biến động nên làm tăng chi phí lãi của ngân hàng. Sang năm 2013 do chính sách của ngân hàng Nhà nước là quy định lãi suất trần, có nhiều đổi mới trong chính sách chung cho ngành kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng nhưng gánh nặng chi phí vẫn khơng được giảm đáng kể. Chi phí bỏ ra cao làm ảnh hưởng đên lợi nhuận, chỉ 6 tháng đầu năm 2014 vẫn cao chiếm đến 95,04% trong tổng chi phí nhưng có phần giảm hơn so với 6 tháng 2013, từ đó thấy được năm 2014 là năm khó khăn và Chi nhánh ngân hàng phải quyết liệt hơn trong kế hoạch, chiến lược kinh doanh để giảm gánh nặng chi phí và tăng lợi nhuận.

4.4.5. Tổng chi phí/ Tổng thu nhập

Chỉ tiêu này phản ánh bao nhiêu đồng chi phí bỏ ra để tạo ra một đồng thu nhập. Chỉ tiêu này đều tăng qua các năm cho ta thấy, để thu được một đồng thu nhập thì chi phí bỏ ra càng ngày càng nhiều hơn, cụ thể là năm 2011 chi phí trên thu nhập là 96,99%, có nghĩa là để thu được một trăm đồng thu nhập phải phải bỏ ra 96,99 đồng, năm 2012 chỉ số này tăng lên 98,08% và nhưng lại giảm nhẹ còn 97,44% năm 2013. So với 6 tháng đầu năm 2013 chỉ tiêu này giảm xuống 2,14% ở 6 tháng đầu năm 2014.

Tóm lại, qua việc phân tích và đánh giá các chỉ số trên ta thấy hoạt động tín dụng mang lại thu nhập chủ yếu cho chi nhánh. Mặc dù quy mơ tín dụng được mở rộng nhưng hiệu quả đạt được là chưa cao, nguyên nhân chính là do chi phí trả lãi rất cao, vì nhìn chung thì vốn điều chuyển cao hơn vốn huy động. Trong thời gian tới chi nhánh ngân hàng cần giữ vững quy mơ hoạt động tín dụng, đồng thời đẩy mạnh công tác huy động vốn, phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ đa dạng hơn nữa nhằm khẳng định vai trò và vị thế của chi nhánh trên địa bàn.

4.4.6. Tổng chi phí/Tổng tài sản

Dựa vào bảng ta thấy, chi phí phải bỏ ra cho việc sư dụng tài sản để đầu tư ngày càng tăng. Tổng chi phí trên tổng tài sản liên tục tăng trong giai đoạn 2011- 2012 năm 2011 là 14,37%, năm 2012 là 15,20%, năm 2013 lại giảm còn 9,3% và 6 tháng đầu năm 2014 là 4,74% giảm 2,11% hơn 6 tháng cùng kỳ năm 2013. Ta thấy rằng, chi phí càng ngày càng tăng, giảm chỉ trong 3 năm là vì một phần do ảnh hưởng của nền kinh tế, bên cạnh đó là vào năm 2013 do chi nhánh ngân hàng đổi trụ sở làm việc nên chi phí ngồi lãi tăng mạnh khi ổn định trụ sở thì chi phí giảm là điều tất yếu. Chi nhánh nên có những giải pháp thích hơp để giảm chi phí hơn nữa

trong những năm tới.

4.4.7. Tổng thu nhập/Tổng tài sản

Chỉ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của chi nhánh ngân hàng, dựa vào bảng số liệu trên ta thấy là chỉ số này liên tục tăng qua các năm 2011,2012. Cụ thể là năm 2011 đạt 14,81%, có nghĩa là một trăm đồng tài sản thì sẽ tạo ra được 14,81 đồng thu nhập và lại giảm còn 9,54% vào năm 2013, 6 tháng đầu năm 2014 đạt 5,02% giảm hơn 6 tháng đầu năm 2013. Cho ta thấy rằng, ngân hàng đã phân bổ tài sản đầu tư chưa được hợp lý và hiệu quả sẽ làm giảm lợi nhuận của Chi nhánh ngân hàng.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV

CHI NHÁNH TÂY NAM

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tây nam (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)