Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2 Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng BIDV Tây Nam
4.2.4 Tình hình phân loại nợ theo nhóm nợ
Hoạt động đầu tư luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, và kinh doanh tín dụng của ngân hàng lại là lĩnh vực mang lại nhiều rủi ro nhất. Vì vậy, việc phát sinh nợ xấu là đều hết sức bình thường, nhưng quan trọng là ngân hàng phải tiềm ra được nguyên nhân, và đưa ra giải pháp để giảm thiểu nợ xấu từ đó hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Trong các loại nợ thì nợ nhóm 1 và nhóm 2 là những khoản nợ đánh giá là các khoản nợ được đánh giá có khả năng thu hồi cả gốc và lãi, cịn các nhóm nợ 3, 4 và 5 là những nhóm nợ thuộc nợ xấu. Song song với việc mở rộng quy mơ tín dụng, chất lượng tín dụng luôn được ngân hàng đặt lên hàng đầu. Hiện nay, tình hình nợ xấu tại các ngân hàng đang là vấn đề nóng bỏng. Vì nợ xấu chính là biểu hiện rõ nét nhất của chất lượng tín dụng của ngân hàng mà tín dụng lại là khoản sinh lời chủ yếu của ngân hàng. Khi nợ xấu phát sinh đồng nghĩa với khoản cho vay đó của ngân hàng đã gặp rủi ro, nguồn vốn của ngân hàng bị chiếm dụng, vòng quay vốn chậm khơng được tái đầu tư, khơng có khả năng đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng làm ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng và có khả năng mất cả vốn gốc và lãi. Do đó, ngân hàng ln cố gắng giảm lượng nợ xấu xuống mức thấp nhất có thể. Để thấy rõ hơn tình hình nợ xấu của chi nhánh ngân hàng thì ta đi phân tích các bảng số liệu dưới đây.
Nợ nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): Nợ đủ tiêu chuẩn luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nhóm nợ của ngân hàng, chiếm tới hơn 90% của dư nợ. Điều này cho ta thấy công tác đánh giá khách hàng khi cho vay của chi nhánh Ngân hàng là chưa thực sự tốt. Qua bảng trên ta thấy, nợ nhóm 1 tăng dần qua các năm. Năm 2012 chiếm 91%, tăng so với năm 2011 là 40,98%. Năm 2013 nợ đủ tiêu chuẩn tiếp tục tăng 2.614.512 triệu đồng, chiếm 94% trong dư nợ với số giảm tuyệt đối là 784.956 triệu đồng. Nợ đủ tiêu chuẩn được đánh giá là khoản nợ có khả năng thu hồi cao cả gốc lẫn lãi đúng thời hạn. Vậy nên khoản nợ này tăng hay giảm đều không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động tín dụng của chi nhánh ngân hàng. Giá trị khoản vay này biến động theo sự biến động của dư nợ. Từ đây ta cũng có thể nhận thấy khả năng cho vay cũng như hoạt động tín dụng của chi nhánh ngân hàng, mặc dù là dư nợ nhóm này tăng qua các năm nhưng so với dư nợ thì chênh lệch khơng nhiều, cho thấy hoạt động tín dụng của chi nhánh đã thu hẹp nhưng rất an toàn. Nguyên nhân là do hoạt động kinh doanh của chi nhánh khá tốt, tăng trưởng dư nợ đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn. Triển khai kịp thời các chủ trương chính sách của Nhà nước, của ngành và địa phương, đặc biệt là cơ cấu mới về quy chế cho vay đối với khách hàng, cơ chế đảm bảo tiền vay cũng như các văn bản chỉ đạo của ngân hàng cấp trên.
Bảng 4.13: Tình hình phân loại nợ theo nhóm nợ qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm So sánh
2011 2012 2013 6T2013 6T2014 2012/2011 2013/2012 6T2014/6T2013
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Nợ nhóm 1 1.297.702 1.829.556 2.614.512 1.934.243 2.377.524 531.854 40,98 784.956 42,90 443.281 22,92 Nợ nhóm 2 60.597 125.566 89.997 84.459 50.762 64.969 107,21 -35.569 -28,33 (33.697) -39,90 Nợ nhóm 3 17.261 28.166 69.839 77.344 8 10.905 63,18 41.673 147,95 (77.336) -99,99 Nợ nhóm 4 14.560 15.473 7.726 14.590 - 913 6,27 -7.747 -50,07 (14.590) -100,00 Nợ nhóm 5 2.964 11.631 5.764 11.579 74.797 8.667 292,41 -5.867 -50,44 63.218 545,97 Tổng 1.393.084 2.010.393 2.787.838 2.122.217 2.503.091 617.309 44,31 777.445 38,67 380.874 17,95
Nợ nhóm 2 (Nợ cần chú ý): Qua bảng số liệu trên ta thấy, nợ nhóm 2 của chi
nhánh ngân hàng chỉ xuất hiện vào năm 2011 là 60.579 triệu đồng chiếm 4% trong dư nợ. Năm 2012, và năm 2013 ở chi nhánh nợ nhóm 2 biến động nhưng khồn nhiều. Do các khoản dư nợ trong năm 2013 giảm, bên cạnh đó là cơng tác thu nợ của cán bộ tín dụng ngân hàng tốt nên các khoản nợ nhóm 2 giảm đến 28,32% so với năm 2012. Trong 6 tháng đầu năm 2014 dư nợ giảm 39,90%. Nguyên nhân cơ bản của tình trạng này là việc các TCTD áp dụng quy định mới của NHNN phân loại nợ chặt chẽ hơn trong khi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong những tháng đầu năm cịn khó khăn. Nhìn chung, chi nhánh ngân hàng ln chú trọng mục tiêu an toàn trong các khâu, để làm tốt được điều đó chi nhánh ngân hàng đã chú trọng quản lý rủi ro trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt rủi ro tín dụng là rủi ro chính, việc triển khai quản lý rủi ro tín dụng được thực hiện xuyên suốt và nhất quán trong toàn hệ thống. Tuy nhiên để đánh giá rủi ro trong hoạt đơng tín dụng ta nên xem xét các nhóm nợ xấu mà cụ thể la nhóm nợ 3, 4, và 5.
Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): Qua bảng số liệu trên ta thấy, chi nhánh ngân hàng vẫn tồn tại nhóm nợ này nhưng chiếm tỷ lệ không lớn. giảm dần qua các năm và đến tháng 6 năm 2014 nợ nhóm 3 đã giảm đến 99,99% so với 6 tháng cùng kỳ năm 2013. Tình hình dư nợ nhóm 3 đạt được kết quả như vậy là nhờ vào nỗ lực của chi nhánh ngân hàng, nâng cao chất lượng tín dụng đồng thời giảm thiểu tối đa đến mức thấp nhất tỷ lệ nợ dưới tiêu chuẩn và một số khoản nợ chưa thu hồi được thì chuyển nhóm.
Nợ nhóm 4 (Nơ nghi ngờ): Nhóm nợ này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nợ nghi ngờ càng cao thì khả năng mất vốn của ngân hàng càng lớn. Nhóm nợ này của ngân hàng vẩn tồn tại ở các năm 2011, năm 2012 và năm 2013. Năm 2011 dư nợ nhóm này là 14.560 triệu đồng; năm 2012 là 15.473 triệu đồng và năm 2013 khoản nợ này của ngân hàng là 7.726 triệu đồng trong dư nợ của Chi nhánh ngân hàng. Dù trong 6 tháng đầu năm 2013 số dư nợ của nhóm 4 chiếm đến 14.590 triệu đồng nhưng đến cuối năm đạt kết quả đáng mừng như thế đó cũng là nỗ lực đáng kể trong việc xử lý nợ của Chi nhánh ngân hàng. Tính đến 6 tháng đầu năm 2014 giảm gần như 100% so với 6 tháng đầu năm 2013, tuy nhiên Chi nhánh ngân hàng cần phải nỗ lực hơn nữa để cuối năm 2014 đạt kết quả tốt hơn năm trước đó. Bên cạnh đó tình hình kinh tế khó khăn, hầu như các doanh nghiệp đều xin gia hạn nợ, chuyển nhóm nợ bên cạnh đó cũng nhờ cơng tác thu nợ của cán bộ tín dụng chi nhánh ngân hàng. Ta có thể thấy rằng sự biến đổi này cho ta thấy sự thay đổi của từng nhóm nợ ln có các tác động và hiệu ứng cho từng nhóm khác. Cơng tác thu hồi nếu khơng được tập trung và giải quyết nhanh chóng thì sự gia tăng của nhóm nợ khác là điều khó tránh khỏi.
Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): Đây là nhóm nợ mà mọi ngân hàng
đều không mong muốn các khoản nợ của mình ở nhóm này vì khả năng mất tồn bộ lượng vốn đầu tư tín dụng là vơ cùng lớn, ngồi ra nó cịn được hạch toán ngoại bảng để kiểm sốt nếu khơng có khả năng thu hồi nợ trong khoản thời gian nhất định thì ngân hàng khơng thể thu hồi được nữa, gây thiệt hại rất lớn cho ngân hàng. Qua quá trình hoạt động trong 3 năm ta thấy mức nợ nhóm 5 của chi nhánh ngân ngân hàng đã có phần tăng lên. Cụ thể, năm 2012 tăng 8.667 triệu đồng so với năm 2011, nhưng Chi nhánh đã khơng ngừng nỗ lực để xử lý nhóm này và đã giảm xuống còn 5.764 triệu đồng ở năm 2013 và giảm 50,44% số giảm là 5.867 triệu đồng so với năm 2013. Tuy nhiên trong 6 tháng đầu năm 2014 con số đáng báo động là nhóm nợ có khả năng mất vốn tăng 63.218 triệu đồng và số tăng là 545,97% so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân tăng cao của nhóm nợ này là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, khách hàng gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh buộc ngân hàng phải điều chỉnh kỳ hạn nợ, hoặc là các doanh nghiệp bị phá sản, các khoản nợ từ nhóm 3 sang nhóm 5, từ nhóm 4 sang nhóm 5. Từ đó làm ảnh hưởng của hoạt động của chi nhánh ngân hàng, chi phí cho việc trích lập dự phịng tăng lên ta, thu nhập lại giảm rõ rệt ta có thể nhận thấy rõ là lợi nhuận của chi nhánh giảm đi. Nhìn chung ta thấy nhóm nợ xấu của ngân hàng tăng qua các năm, tuy nhiên xét về mặt giá trị thì nợ xấu của ngân hàng chỉ là con số nhỏ trong khoản dư nợ của ngân hàng. Sự gia tăng nợ xấu liên tục qua các năm cho ta thấy là tình hình kinh tế, xã hội trong thời gian qua khó khăn, nhiều doanh nghiệp, tổ chức kinh tế phá sản hàng loạt, do đó mặc dù là các khoản nợ có thể ở nhóm 1,2,3,4 đều rơi vào nhóm 5. Ngân hàng BIDV Tây Nam đã không ngừng nâng cao năng lực, tái cơ cấu và hoàn thiện bộ máy hoạt động, sửa đổi quy chế và quy trình nghiệp vụ tín dụng nhằm đáp ứng với điều kiện từng thời kỳ, ngành nghề kinh doanh. Đưa ra các sản phẩm dịch vụ hấp dẫn để thu hút khách hàng. Ngoài ra, Ngân hàng cần phải kiểm sốt chất lượng tín dụng, tập trung đầu tư vốn trên cơ sở thận trọng an tồn. Nợ nhóm 5 của Ngân hàng có xu hướng tăng, đây là những khoản nợ có khả năng mất vốn của Ngân hàng, do đó Ngân hàng cần có những chính sách phù hợp nhằm hạn chế những khoản nợ này để hoạt động tín dụng của ngân hàng đạt hiệu quả hơn.
4.3 PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TỪ NĂM 2011 ĐẾN 2013 VÀ 6