Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2 Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng BIDV Tây Nam
4.2.1 Doanh số cho vay
4.2.1.1 Phân tích doanh số cho vay theo ngành nghề kinh doanh
Lợi thế của Cần Thơ là trung tâm của khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long nên nông lâm ngư nghiệp luôn được đẩy mạnh phát triển và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế, tuy nhiên bắt đầu từ những năm 2009 do Cần Thơ được công nhận là thành phố trực thuộc trung ương vào ngày 26/08/2009. Nên tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp giảm đi, các ngành công - thương nghiệp, dịch vụ tăng nhanh chóng. Nhiều trung tâm mua sắm, cửa hàng ăn uống, khu du lịch sinh thái ngày vàng tăng lên nhằm thu hút nhiều khách du lịch, cư dân trên địa bàn thành phố và ngoài thành phố. Đây là miền đất nhiều tiềm năng cơ hội nên có nhiều doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh. Chính vì thế mà trong những năm gần đây, doanh số cho vay của ngân hàng về các khoản vay thương mại, dịch vụ, xây dựng tăng lên. Trước đây Ngân hàng cũng cho vay trung và dài hạn là chủ yếu nhưng những năm gần đây theo đà phát triển của đất nước, kinh tế xã hội của địa phương. Ngân hàng đa dạng hố thêm nhiều hính thức hoạt động, cho vay ngắn hạn đã tăng lên rất cao và từ từ chiếm lĩnh chủ yếu trong hoạt động của Ngân hàng. Để rõ hơn thì ta xem xét doanh số cho vay theo ngành của ngân hàng.
Nhìn chung, DSCV của ngân hàng BIDV Tây Nam và dịng vốn tín dụng của BIDV nhìn chung hướng vào các lĩnh vự ưu tiên, ngành kinh tế tập trung cho vay chủ yếu vào 4 ngành là xây dựng, thuỷ sản, nông nghiệp và TM-DV. Tuy nhiên DSCV trong các nhóm ngành này luôn biến động, cơ cấu cho vay của các ngành kinh tế phân bổ chưa đều nhau. Năm 2012 ngành xây dựng tăng 29,60%, và tăng so với năm 2011 là 77,68% . Vì cơ cấu hàng hóa bất động sản đã được điều chỉnh sát với nhu cầu của thị trường, tăng nguồn cung nhà ở xã hội, nhà ở thương mại diện tích nhỏ, giá bán thấp, hướng tới nhu cầu của số đông người dân trong xã hội, kỳ vọng ngành xây dựng hoạt động khởi sắc trở lại. Tuy nhiên năm 2013 lại là năm đầy khó khăn cho ngành xây dựng, ngành xây dựng đã giảm hơn 450 tỷ đồng so vớitrong năm 2012 kéo theo đó là 6 tháng đầu năm 2014 cũng chưa khởi sắc. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp thiếu vốn nghiêm trọng cho sản xuất và đầu tư phát triển nhưng không đủ tiêu chuẩn, lãi suất cho vay tuy đã giảm nhưng vẫn còn ở mức cao khiến nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư còn e ngại hay vẫn chưa tiếp cận được vốn vay. Thị trường bất động sản đóng băng khơng chỉ gây khó khăn cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản mà còn ảnh hưởng tới thanh khoản của ngân hàng, gây đình trệ cho các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, xây lắp, kinh doanh hàng trang trí nội thất.
Bảng 4.4: Doanh số cho vay theo ngành nghề kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng BIDV Tây Nam từ năm 2011 đến năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2011 2012 2013 6T2013 6T2014 2012/2011 2013/2012 6T2014/6T2013
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền %
NN&LN 88.919 47.488 589.590 93.267 5.598 (41.432) -46,59 542.102 1141,57 (87.669) -94 TS 353.141 332.966 968.848 702.569 410.708 (20.175) -5,71 635.882 190,98 (291.861) -41,54 CNCB 181.238 586.665 46.350 10.935 1.440 405.427 223,70 (540.315) -92,10 (9.495) -86,83 XD 364.230 647.180 193.073 149.473 58.921 282.950 77,68 (454.107) -70,17 (90.552) -60,58 TM-DV 888.620 571.945 1.234.394 453.358 560.237 (316.675) -35,64 662.449 115,82 106.879 23,57 Tổng 1.876.148 2.186.243 3.032.254 1.409.601 1.036.904 310.094 16,53 846.012 38,7 (372.698) -26,44
(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp BIDV Tây Nam từ năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014)
Ghi chú:
- NN&LN: Nông nghiệp và lâm ngư nghiệp; - TS: Thủy sản;
- CNCB:Công nghiệp chế biến; - XD:Xây dựng;
Trong nhóm ngành thuỷ sản, mặt hàng chủ lực xuất khẩu của Viêt Nam luôn bị chèn áp, và cạnh tranh khó khăn trên trường quốc tế. Ví dụ là, việc thiếu nguyên liệu chế biến do giá cá tra thấp, người nuôi thua lỗ. Mặt khác, các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam dường như chững lại, riêng thị trường Mỹ, cá tra Việt Nam bị tăng mức thuế chống bán phá giá một cách vô lý tại POR9, với mức thuế cho các bị đơn từ 0,42 đến 2,15 USD/kg đã gây cản trở cho các DN có đơn hàng xuất khẩu qua thị trường Mỹ. Bên cạnh đó cũng có cho vay ngành nuôi trồng thủy sản, nhưng số vốn đầu tư đa phần đã giảm do giá cá tra nguyên liệu khổng ổn định, giá thức ăn cao, dịch bệnh xảy ra, nên khách hàng không tập trung nuôi với quy mơ lớn nữa mà thay vào đó là thu mua cá ngun liệu từ nơng hộ. Ngồi ra, BIDV Tây Nam cịn đầu tư vốn cho các ngành nghề khác theo nhu cầu vốn của khách hàng. Điều đó đã làm cho doanh số cho vay theo ngành của nhóm ngành này sụt giảm trong năm 2012, giảm 20.175 triệu đồng chiếm 5,71% so với năm 2011. Bước sang năm 2013, có thể nói đã có nhiều khởi sắc cho ngành thuỷ sản, vượt bật tăng về lợi nhuận cũng như việc đâu tư, kinh doanh đã được các chính sách ưu đãi cũng như chính sách điều chỉnh chung của nhà nước tác động tích cực làm cho tỷ trọng nhóm ngành đã tăng đáng kể chiếm 190,97% so với 2012. Nhưng bên cạnh đó là sự gia tăng của ngành TM-DV trong năm 2012 và 2013, cho thấy có sự chuyển đổi cơ cấu ngành trong hoạt động cho vay của Ngân hàng, cũng như trong hoạt động của DN. Năm 2013 ngành TM- DV tiếp tục tăng 94,14% vì theo Tổng cục thống kê, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2013 ước tính đạt 2.618 nghìn tỷ đồng, tăng 12,6% so với năm 2012. Qua đó, đẩy tỷ trọng ngành TM-DV chiếm phần đáng kể và sẽ có mức ảnh hưởng lớn đến hoạt động tín dụng Ngân hàng trong thời gian tới.
4,74 18,82 9,66 19,41 47,36 2,17 15,23 26,83 29,60 26,16 19,44 31,95 1,53 6,37 40,71 6,62 49,84 0,78 10,60 32,16 0,54 39,61 0,14 5,68 54,03 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2011 2012 2013 6T2013 6T2014
Nông - lâm nghiệp Thủy sản Công nghiệp chế biến Xây dựng TM-DV
Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp BIDV Tây Nam từ năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014
BIDV Tây Nam từ năm 2011 đến năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014
4.2.1.2. Phân tích doanh số cho vay theo thời hạn
Doanh số cho vay thể hiện lượng tiền mà ngân hàng cung ứng cho nền kinh tế trong một thời hạn nhất định theo hợp đồng tín dụng. Sự gia tăng của nó thể hiện mức tăng trưởng trong hoạt động tín dụng. Sự gia tăng thể hiện mức tăng trưởng của hoat đơng tín dụng. Cho vay theo thời hạn tín dụng bao gồm cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn. Ngân hàng luôn cố gắng mở rộng cho vay tất cả thời hạn tín dụng. Ở chi nhánh ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn nhằm cung cấp vốn lưu động cho khách hàng tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh…Vay trung và dài hạn là các khoản vay để cung cấp vốn cho việc mua sắm các máy móc thiết bị…Cho vay ngắn hạn thường chịu rủi ro thấp, nhưng vì vậy mà nó sẽ có mức lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay trung và dài hạn. Vì vậy ngân hàng đã tập trung đầu tư cho vay ngắn hạn bằng nhiều chính sách như đơn giản hóa thủ tục từ đó đẩy mạnh cho vay ngắn hạn.
Doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng doanh số cho vay, kèm theo đó là doanh số cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng không đáng kể trong những năm 2011, 2012. Để giải thích tại sao có sự chênh lệch rất lớn về doanh số cho vay ngắn hạn và dài hạn ta có những nguyên nhân sau: Sở dĩ doanh số cho vay chủ yếu của ngân hàng là vay ngắn hạn vì cho vay ngắn hạn có thời gian ngắn dưới một năm, chứa ít rủi ro hơn cho vay dài hạn, khả năng luân chuyển vốn tín dụng cao hơn, đơn giản hóa thủ tục và dễ dàng hơn trong quản lý vốn vay của khách hàng. Điều này hoàn toàn phù hợp với chủ trương huy động vốn ngắn hạn hiện nay của ngân hàng nhằm thích ứng với tình hình kinh tế đầy biến động và có dấu hiệu chậm hồi phục. Hơn thế nữa, việc ưu tiên các khoản vay ngắn hạn sẽ giúp ngân hàng tránh rủi ro và dễ kiểm sốt các khoản vay trên hồ sơ tín dụng của khách hàng. Bên cạnh đó, Nhà nước cịn hỗ trợ cho các khoản vay ngắn hạn cho cá nhân, hộ gia đình trong sản xuất nơng nghiệp nên làm cho khoản vay này tăng trưởng qua các năm. Nguyên nhân không kém phần quan trọng là do điều kiện kinh tế xã hội Thành phố Cần Thơ, hầu như người dân ưu tiên vay để hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ là chủ yếu. Năm 2012 doanh số cho vay ngắn hạn tăng so với năm 2011 là 8,6% và con số tăng tuyệt đối là 117.270 triệu đồng. Đạt được kết quả đó là do tình hình kinh tế đã tiến triển tốt hơn, tình trạng lạm phát khơng cịn cao như trong năm 2011, lãi suất cho vay cũng giảm, kích thích nhu cầu vay vốn kinh doanh của người dân, vay vốn để mở rộng, phụ vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, những kết quả tích cực từ chính sách nhà nước mang lại làm nền kinh tế nhiều biến động, chính phủ ban hành các chính sách tài chính, thuế nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp doanh vừa và nhỏ khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất như: Quyết định số 12/2010/QĐ-TTg, nghị quyết số 22/NQ-CP; đồng thời cung tập trung hỗ trợ nông
nghiệp nông thôn: Nghị định số 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, nghị định số 61/2010/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nơng nghiệp nơng thơn.
Mặc dù không chiếm tỷ trọng cao như tín dụng ngắn hạn nhưng tín dụng trung và dài hạn cũng đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho ngân hàng. Tuy nhiên, vẫn bất ổn trong năm 2012, doanh số cho vay trung hạn tăng 378.219 triệu đồng chiếm 205,31% nhưng cho vay dài hạn lại giảm đáng kể tới 55,90%.Trong tình hình chung, nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất ổn là do giảm doanh số cho vay trung và dài hạn năm 2011 là do tình hình lạm phát tăng cao, lãi suất có nhiều biến động nên chi nhánh ngân hàng giảm lượng cho vay trung và dài hạn để hạn chế rủi ro xảy ra đến mức thấp nhất. Đến năm 2012 doanh số cho vay trung và dài hạn của ngân hàng bắt đầu tăng trưởng mạnh do chính sách của chính phủ thực hiện gói kích cầu: hỗn thuế, hỗ trợ lãi suất, tăng đầu tư…. ngân hàng chủ động tìm kiếm khách hàng, đẩy cho vay trung và dài hạn để hạn chế lệ thuộc quá nhiều từ hoạt động cho vay ngắn hạn, ngân hàng đã tăng cường cơng tác vận động, khuyến khích khách hàng vay vốn nên danh số cho vay trung vài dài hạn có phần tăng trưởng.
Dựa vào bảng 4.4, các khoản vay ngắn hạn có chiều hướng giảm sút, năm 2013 giảm 466.475 triệu đồng so với năm 2012 và tỷ trọng cho vay ngắn hạn chỉ cịn 33,34% trong năm. Năm 2013 bắt đầu có sự mạnh dạng hơn trong việc chuyển đổi cơ cấu cho vay cũng chính vì vậy mà DSCV ngắn hạn giảm đi đáng kể, giảm 31,57% so với năm 2012. Bước sang năm 2014 DSCV ngắn hạn nhìn chung chuyển biến chỉ trong 6 tháng đầu năm 2014 đã tăng 34,48% số tăng là 201.986 triệu đồng so với cùng kỳ của năm 2013. Nguyên nhân chủ yếu là do Chi nhánh ngân hàng đã chấp nhận rủi ro để đầu tư vốn vào các khoản vay trung hạn, cụ thể cho vay trung hạn tăng 412.616 triệu đồng, vay dài hạn tăng 899.870 triệu đồng, BIDV Tây Nam triển khai một số các giải pháp từ chủ trương của Chính Phủ đã được triển khai từ năm 2013,cũng như chỉ đạo của BIDV TW như cho vay cơ cấu tài chính trung và dài hạn để chuyển đổi một phần nợ ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn để trả những món nợ ngắn hạn…phần nào đã đem lại tín hiệu khả quan cho BIDC Tây Nam.
Tóm lại, doanh số cho vay của ngân hàng có sự biến động phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội vào từng thời kỳ. Nguyên nhân chính làm thay đổi giá trị và tỷ trọng cho vay ngắn, trung và dài hạn là do ảnh hưởng của tình hình kinh tế và chính sách của chi nhánh ngân hàng.
Bảng 4.5: Doanh số cho vay theo thời hạn tại BIDV chi nhánh Tây Nam từ 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm So sánh
2011 2012 2013 6T2013 6T2014 2012/2011 2013/2012 6T2014/6T2013
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Ngắn hạn 1.360.297 1.477.567 1.011.092 585.766 787.752 117.270 8,62 (446.475) -31,57 201.986 34,48 Trung hạn 184.212 562.431 975.047 462.868 20.449 378.219 205,31 412.616 73,36 (442.419) -95,58 Dài hạn 331.639 146.245 1.046.115 360.968 228.703 (185.395) -55,9 899.870 615,31 (132.265) -36,64
Tổng 1.876.148 2.186.243 3.032.254 1.409.601 1.036.904 310.094 16,53 846.012 38,7 (372.698) -26,44
72,50 9,82 17,68 67,58 25,73 6,69 33,34 32,16 34,50 41,56 32,84 25,61 75,97 1,97 22,06 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2011 2012 2013 6T2013 6T2014 Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn
Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp BIDV Tây Nam từ năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014
Hình 4.3: Doanh số cho vay theo thời hạn của chi nhánh Ngân hàng qua 3 năm 2011 -2013 và 6 tháng đầu năm 2014
4.2.1.3 Phân tích doanh số cho vay theo theo đối tượng đầu tư
Cho vay theo theo đối tượng đầu tư là quốc doanh là doanh nghiệp thuộc sở hữu của Nhà nước…. Ngồi quốc doanh là doanh nghiệp khơng có vốn đầu tư của Nhà nước nhưng những doanh nghiệp này phải hoạt động theo pháp luật của Việt Nam (doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, kinh tế cá thể, ….).
Năm 2012, bên cạnh tăng doanh số cho vay đến nhóm khách hàng nhóm doanh số cho vay đến các hộ kinh tế cá thể và nhóm khách hàng là Cty TNHH tư nhân có phần giảm sút so với năm 2011, nhưng tỷ trọng này chiếm phần không đáng kể trong tổng doanh số. Nhìn chung về DSCV theo hình thái DN điều có những biến động. Năm 2013, hầu hết các chỉ tiêu của ngân hàng đều có doanh số cho vay tăng và dường như có sự phân bổ tương đối nguồn vốn cho vay, trừ nhóm Cty CP khác giảm đến 17,07 % số giảm tuyệt đối là 140.365 triệu đồng so với năm 2012. Năm 2013 có sự hồi phục nhẹ, chỉ DSCV nhóm CTy TNHH TN tăng đáng kể đến 70% so với năm 2012. Đáng lưu ý là việc dừng cho vay DNNN nên nhóm chỉ tiêu này không phát sinh. Đạt được doanh số cho vay như vậy do ngân hàng có chính sách kinh doanh thích hợp đối với khách hàng truyền thống của mình, đồng thời cũng có chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích khách hàng mới đến giao dịch. Ngồi ra ngân hàng nên tiếp tục duy trì phát huy nhằm thỏa mãn nhu cầu vốn cho đầu tư, kinh doanh cũng như thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển cân đối hài hòa hơn. Trong 6 tháng đầu năm 2014, DSCV đối với nhóm CTy CP khác và CTy TNHH TN đã tăng nhẹ trở lại. Việc tăng DSCV này trong 6 tháng đầu năm là do xuất phát từ tình hình chung của nền kinh tế, lãi suất huy động và lãi suất cho vay của hệ thống ngân hàng thương mại đều giảm đến mức thấp so với năm 2013 nên đã tháo gỡ khó khăn
cho nhiều doanh nghiệp. Tính đến cuối tháng 6 -2014, tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 3,8% - 4% so với cuối năm 2013, như vậy các giải pháp tháo gỡ khó khăn