Tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tây nam (Trang 55 - 59)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1 Khái quát tình hình nguồn vốn và huy động vốn của Chi nhánh ngân hàng

4.1.2 Tình hình huy động vốn

Để huy động được nguồn vốn lớn thì chi nhánh ngân hàng đã rất chú tâm và tích cực. Ở ngân hàng BIDV Tây Nam măc dù món tiền gửi của TCTD thường nhỏ nhưng do ngân hàng huy động từ số đông doanh nghiệp, tổ chức kinh tế nên cũng góp phần nào vào nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng. Với ý thức và trình độ của người dân ngày càng được nâng cao, sự hiểu biết và tiếp cận nền kinh tế, mọi người hướng đến việc sử dụng càng nhiều các sản phẩm dịch vụ tiện ích của chi nhánh ngân hàng giúp cho việc huy động vốn của ngân hàng từ nhóm khách hàng cá nhân, tổ chức kinh tế chiếm một tỷ lệ nhất định trong tổng nguồn vốn. Tình hình huy động vốn của chi nhánh ngân hàng BIDV Tây Nam có sự biến động. Để thu hút nguồn vốn huy động khách hàng, ngân hàng đã thực hiện nhiều hình thức đa dạng như: Tiền gửi tiết kiệm của tổ chức kinh tế (TCKT) có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiền gửi khơng kì hạn của tổ chức tín dụng (TCTD). Nguồn vốn huy động của ngân hàng chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm của TCKT và cá nhân cụ thể như sau:

Bảng 4.2: Tình hình huy động vốn theo kì hạn của ngân hàng BIDV chi nhánh Tây Nam qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2011 2012 6T2013 2013 6T2014 2012/2011 2013/2012 6T2014/6T2013

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền %

- Không kỳ hạn

đến 12 tháng 389.323 444.222 322.475 253.724 478.361 54.899 14,10 (190.498) -42,88 155.886 48,34 - Từ trên 12 tháng

đến 60 tháng 110.675 164.872 100.062 172.198 321 54.197 48,97 7.326 4,44 (99.741) -99,68

Tổng 499.998 609.094 422.537 425.922 478.682 109.096 21,82 (183.172) -30,07 56.145 13,29

Tiền gửi khơng kì hạn đến 12 tháng:

Các khoản tiền gửi không kỳ hạn của dân cư và các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng không đáng kể nhưng cũng góp phần làm tăng thêm nguồn vốn hoạt động cho chi nhánh ngân hàng. Tiền gửi khơng kì hạn của TCKT và cá nhân có sự biến động từ năm 2011 đến năm 2013.Tiền gởi không kỳ hạn hay còn gọi là tiền gửi thanh toán, chủ yếu dùng để giao dịch thanh tốn thường thì khơng có mục đích nhận lãi suất. Đối với ngân hàng, khoảng gửi từ khơng kì hạn đến 12 tháng là khoảng gởi chiếm tỷ trọng khá lớn. Khoảng gởi này chủ yếu từ tiền gửi tiết kiêm, tiền gởi của các tổ chức tín dụng dung để bù trừ thanh tốn. Với khoản tiền gửi tiết kiệm khơng kỳ hạn mang lại cho ngân hàng khoảng lãi suất chênh lệnh cao, vì lãi suất đầu vào rẻ hơn lãi suất đầu ra. Tuy nhiên, do đặc điểm của loại tiền gửi này là có thể rút ra bất cứ lúc nào, nên chi nhánh ngân hàng cần phải trích lập dự trữ thanh tốn để đáp ứng nhu cầu cho khách hàng khi họ cần, sẽ tốn nhiều phí. Do việc trích lập dự trữ nên đã hạn chế đến đồng vốn của ngân hàng, ảnh hưởng đến khả năng cho vay. Nếu chi nhánh ngân hàng có tỷ trọng tiền gửi này cao quá sẽ không tốt, làm ứ động nguồn vốn chi nhánh, chi nhánh ngân hàng phải trích dự trữ thanh tốn cao. Nếu khoản tiền gửi này thấp q thì có thể khơng đáp ứng tốt như cầu thanh khoản, bên cạnh đó là ngân hàng sẽ mất đi một nguồn vốn với chi phí thấp. Đối với chi nhánh ngân hàng BIDV Tây Nam lượng tiền gửi này chiếm tỷ lệ không lớn đây cũng là chỉ tiêu khá tốt cho hoạt động chi nhánh ngân hàng. Thêm vào đó ta cũng thấy được rằng dịch vụ thanh tốn, chăm sóc của ngân hàng cũng tương đối tốt. Năm 2012 tiền gửi khơng kì hạn tăng 54.899 triệu đồng so với năm 2011 và chiếm 14,10%, cho thấy ngân hàng đã chú trọng việc cung cấp các dịch vụ mới, ưu đãi trong thanh toán, giao dịch nên đã thu hút được lượng tiền gửi của các TCKT, cá nhân, nguồn vốn này tăng trưởng cho thấy nhờ vào kinh nghiệm và uy tín của chi nhánh ngân hàng, chiến lược kinh doanh tốt đã giữ được lượng khách hàng thân thiết của mình và tâm lý của người dân cảm thấy an tâm và hài lòng khi gửi tiền vào chi nhánh ngân hàng có uy tín và chất lượng, làm cho khoản tiền này tăng lên một cách nhanh chóng. Năm 2013 tiền gửi loại không kỳ hạn đến 12 tháng giảm đáng kể so với năm 2012, giảm 190.498 triệu đồng và số giảm chiếm đến 75,08%. Nguyên nhân là sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại, có nhiều ngân hàng đã hình thành, các ngân hàng đã chú trọng đưa ra nhiều gói dịch vụ mới, ưu đãi hơn nên một số khách hàng của chi nhánh tìm đến những cơ hội mới, tốt đẹp hơn, đã làm giảm khoản tiền gửi của TCKT, cá nhân. Do nền kinh tế đang gặp khó khăn, chưa ổn định nên việc cắt giảm nhân sự, biên chế, của các Tổ chức kinh tế ngày một tăng, việc chi trả lương cho công nhân viên giảm nên khoản tiền gửi thanh toán này giảm. Thêm vào đó, hoạt động kinh doanh, nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt cũng tăng cao nên khách hàng đã rút lượng tiền này phục vụ cho nhu cầu của họ. Đến 6 tháng đầu năm 2014 tăng 56.145 triệu

đồng so với 6 tháng đầu năm 2013, số tăng chiếm 13,29%.

Tiền gửi của các TCTD chủ yếu là để thanh toán bù trừ, giao dịch thanh toán nên chiếm tỷ trọng nhỏ. Nguyên nhân là do các TCTD đã chủ động tăng lượng tiền gửi tại ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán, giao dịch của các khách hàng và thông qua việc gửi tiền tại ngân hàng, các TCTD có thêm một nguồn thu từ lãi tiền gửi thay vì để cho nguồn vốn nằm tại đơn vị mình. Từ năm 2011, trước những biến động của nền kinh tế, các TCTD cũng đã chú trọng hơn trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh nên đã giảm đi số dư tiền gửi này tại ngân hàng để nhằm củng cố cho nguồn vốn của mình đáp ứng các nhu cầu sử dụng vốn tại đơn vị mình. Vào năm 2012, nền kinh tế có phần khởi sắc hơn, và dần ổn định hơn so với năm 2011. Cho thấy được sự tăng trưởng nguồn tiền gửi của các TCTD cho thấy hoạt động của hệ thống ngân hàng của quận ngày càng phát triển, giao dịch giữa các ngân hàng có bước tiến bộ giúp ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn. Tiền gửi TCTD liên tục tăng để chủ động hơn trong việc thanh toán, đáp ứng nhu cầu thanh toán giao dịch của khách hàng, các TCTD có thêm một nguồn thu lãi từ tiền gửi thay vì để cho nguồn vốn nằm tại đơn vị. Đến năm 2013 do tình hình kinh tế thay đổi nên chỉ tiêu này cũng biến động và thay đổi theo.

Tiền gửi có kỳ hạn:

Qua bảng trên ta thấy tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng đến 60 tháng và trên 60 tháng chiếm tỷ trọng không cao. Khoảng gửi này của các TCKT, cá nhân chiếm tỷ trọng không lớn trong vốn huy động của chi nhánh ngân hàng nhưng là khoản gửi quan trọng. Tiền gửi này khá ổn định, chi phí tương đối thấp tạo nguồn vốn cho vay của ngân hàng. Năm 2012 khoản tiền này đạt 164.872 triệu đồng, tăng 48,97% so với năm 2011, sở dĩ có sự tăng mạnh của tiền gửi tiết kiệm trong thời gian này là do từ năm 2011 lãi suất ngân hàng tăng lên đến 14% - 15%/năm. Thêm vào đó là do từ giữa năm 2011, đầu năm 2012 nhiều văn bản về trần lãi suất huy động được NHNN ban hành và dự báo trần lãi suất huy động sẽ giảm trong thời gian tới chính vì thế người dân có xu hướng gửi tiền có kỳ hạn dài hơn để nhận được lợi nhuận cao hơn thay vì gửi các kỳ hạn ngắn. Năm 2012 dù có nhiều thay đổi trong quy định về lãi suất cũng như chính sách cho vay, việc huy động từ khoản tiền gửi tiết kiệm giảm vì ngân hàng Nhà nước bắt đầu điều chỉnh lại lãi suất qua các quý và đến cuối năm 2012 khoảng 11% - 12%/ năm, bên cạnh đó do trong năm 2012 tình hình kinh tế cịn nhiều khó khăn, thu nhập của người dân khơng khởi sắc do cịn ảnh hưởng của tình trạng lạm phát vào năm 2011, nhưng khơng làm cho làm lượng tiền gửi này có phần giảm đi mà còn tăng hơn năm trước là nhờ vào chính sách điều chỉnh hợp lý của ngân hàng, tiếp cận khách hàng tốt và đội ngũ nhân viển giởi nghiệp vụ nên ngân hàng không bị giảm sút chỉ số này so với những ngân hàng khác nên không làm ảnh

hưởng đến nguồn vốn huy động của ngân hàng. Trong tình hình kinh tế co chiều hướng chuyển biến thì so với năm 2012 thì năm 2013 tăng 4,44% và số tăng tuyệt đối là 7.326 triệu đồng; 6 tháng đầu năm 2014 lại giảm hơn 99.741 triệu đồng số giảm đến 99,68% so với cùng kỳ so sánh của năm 2013. Vì thế để đạt được lợi nhuận ngày càng cao ngân hàng có thể mở rộng hoạt động tín dụng cả về số lượng và chất lượng. Nguồn vốn này càng tăng cho thấy nhờ vào kinh nghiệm và uy tín của ngân hàng thu hút nhiều khách hàng. Từ kết quả huy động vốn của Ngân hàng cho thấy trong thời gian qua Ngân hàng đã áp dụng nhiều biện pháp linh hoạt như áp dụng chính sách khách hàng, khách hàng nào thân thiết có uy tín sẽ được hưởng lãi suất ưu đãi, bên cạnh đó cịn đưa ra nhiều sản phẩm, dịch vụ mới, chính sách lãi suất nhằm thu hút khách hàng gửi tiền vào nên vốn huy động tăng. Nhưng bảng số liệu trên thì chỉ cho ta thấy một cách tổng thể tăng hay giảm của tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Những con số đó vẫn chưa nói lên hết được mặt tích cực, phát triển hay mặt hạn chế của Ngân hàng. Cho nên chúng ta phải phân tích tỷ lệ từng khoản mục trong từng năm để thấy rõ hơn.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tây nam (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)