Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP BIDV Tây Nam
ĐẦU NĂM 2014
3.3.1. Về thu nhập
Hoạt động của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường là hoạt động kinh doanh với mục đích lợi nhuận, và muốn đạt lợi nhuận cao thì vấn đề quan trong là quản lý tốt các khoản mục tài sản Có sinh lời, nhất là các khoản mục cho vay và đầu tư. Qua bảng 3.1 ta thấy, thu nhập của chi nhánh là các khoản thu nhập từ lãi và các khoản thu khác ngoài lãi gồm thu từ hoạt động dịch vụ như kinh doanh ngoại hối, thu nhập trong nội bộ hệ thống, thu phí dịch vụ và các nguồn thu khác.…
Nhìn chung thì thu nhập của chi nhánh Ngân hàng có sự biến động qua các năm và có sự thay đổi về cơ cấu trong tổng thu nhập. Qua 3 năm 2011- 2013 ta thấy rằng thu nhập của Ngân hàng khơng ổn định và có chiều hướng giảm nhẹ vào năm 2013. Thu nhập năm 2011 là 288.950 triệu đồng thì đến năm 2012 con số này đã được là lên 349.896 triệu đồng, tăng 21,09% và số tăng tuyệt đối là 60.946 triệu đồng so với năm 2011, những con số này cho thấy chi nhánh ngân hàng hoạt động có hiệu quả và phần thu nhập từ lãi tăng nhanh hơn thu nhập khác chính là do ảnh hưởng của sự biến động lãi suất, thêm vào đó chi nhánh ngân hàng tăng cường các dịch vụ chăm sóc khách hàng như là quảng cáo qua mạng, tư vấn miễn phí. Quan trọng là trong năm 2012, tình hình kinh tế xã hội dần hồi phục, lạm phát giảm phần nào so với năm 2011, lãi suất huy động vốn trên thị trường tiền tệ bắt đầu giảm từ đầu năm 2012 và ổn định hơn vào cuối năm 2012 nên khoản thu từ hoạt động cho vay giảm đi, chi nhánh ngân hàng đã chú trọng hơn vào hoạt động dịch vụ và các hoạt động kinh doanh khác. Minh chứng cho tín hiệu vui này là do BIDV Tây Nam đã thực hiện theo đúng chủ trương của BIDV theo Thơng tin báo chí số 32/2012: BIDV giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt đối với lĩnh vực ưu tiên như cho vay nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định mức trần lãi suất cho vay tối đa là 12%/năm, các khoản vay ngắn hạn của khách hàng có định hạng tín nhiệm cao thuộc lĩnh vực này, lãi suất cho vay chỉ ở mức 11-12%. Tuy là tổng thu nhập tiếp tục tăng lên nhưng mà tốc độ tăng của khoản thu nhập ngoài lãi tăng nhiều hơn là thu nhập từ lãi. Ngồi ra, cịn có nhiều hình thức huy động như tiết kiệm dự thưởng, khuyến mãi, những hoạt động này giúp thu nhập của ngân hàng tăng lên, thị trường cũng mở rộng hơn để tạo tiền đề cho hệ
thống ngân hàng BIDV Tây Nam phát triển.
Tuy nhiên, trên thị trường kinh tế ln có nhiều biến động dẫn đến nguồn thu nhập năm 2013 chỉ đạt 327.562 triệu đồng có phần giảm hơn cùng kỳ nằm trước là giảm 6,38%. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng giảm nguồn thu nhập này chủ yếu là do thay đổi bất ổn từ tình hình kinh tế trong nước, sự điều chỉnh lãi suất cũng như tình hình kinh tế khó khăn là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng giảm. Cụ thể là do sự giảm sút của thu nhập khác, giảm 34,16%.và giảm thu nhâp từ lãi. Vì theo Thơng tư số 14, số 15/2013/TT-NHNN vào tháng 6/2013, quy định lãi suất tiền gửi bằng USD, đồng Việt Nam được điều chỉnh giảm thêm 3-4%/năm để hỗ trợ khách hàng. Đến cuối năm 2013, lãi suất cho vay phổ biến trong khoảng 8- 11,5%/năm kỳ hạn ngắn và 11,5-13%/năm trung dài hạn, do sự trì trệ của nền kinh tế, nhu cầu vay vốn của khách hàng tăng hơn năm 2012 và đem lại nguồn thu nhập từ lãi tăng 3,86% so với nă 2012. Do bắt đầu từ ngày 01/3/2013, Thông tư số 35/TT- NHNN ngày 28/12/2012 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quy định về phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa chính thức có hiệu lực thi hành thì ngân hàng sẽ có thêm nguồn thu nhập từ hoạt động thẻ ATM nữa nhưng thu nhập khác như thu nhập từ hoạt động kinh doanh, thu nhập trong hệ thống nội bộ, … của Chi nhánh giảm. Trong 6 tháng đầu năm 2014, thu nhập vẫn chưa có dấu hiệu khả quan hơn đã giảm 3,03% và số giảm tuyệt đối giảm đến 5.236 triệu đồng so với thời điểm cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân dẫn tới sự sụt giảm đó một phần do bị ảnh hưởng khó khăn chung của nền kinh tế trong những tháng đầu năm 2014, hệ thống doanh nghiệp hoạt động sa sút, phá sản hàng loạt khiến tín dụng khó tăng, nợ xấu cao đã ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng. Thêm vào đó, việc giảm lãi suất tiền gửi chậm hơn so với việc giảm lãi suất cho vay cũng đã làm giảm đáng kể tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng.
Tóm lại, ta thấy rằng hoạt động kinh doanh của ngân hàng tương đối tốt trong những năm vừa qua, mặc dù là tỷ trọng của hoạt động tín dụng ln chiếm tỷ trọng cao nhưng nó cũng giảm dần qua các năm, chi nhánh ngân hàng đã cân đối lại các nguồn thu và đẩy mạnh hoạt động dịch vụ và các hoạt động khác đã tạo ra nguồn thu nhập đáng kể cho ngân hàng. Ngồi ra, đối với cơng tác đảm bảo tín dụng được khách hàng đồng tình tham gia mua bảo hiểm đầy đủ để hạn chế rủi ro bất khả kháng có thể xảy ra. Mặt khác nhờ công tác thẩm định chặt chẽ, thường xuyên kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn của khách hàng nên đã ngăn chặn phần nào những rủi ro trong tín dụng, góp phần tăng thu nhập từ việc trả lãi của khách hàng.
3.3.2. Về chi phí
Chi phí hoạt động của Chi nhánh ngân hàng BIDV Tây Nam gắn liền với chi phí chi trả lãi tiền gửi, CP trong nọi bộ hệ thống và các chi phí khác như chi dịch vụ
thanh tốn, điều hành,… Doanh thu tăng là một dấu hiệu tốt thể hiện hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt hiệu quả. Tuy nhiên để đánh giá chính xác hơn hiệu quả hoạt động kinh doanh ta còn phải dựa vào một chỉ tiêu khá quan trọng đó là chi phí. Chỉ tiêu này thường tỷ lệ thuận với doanh thu nhưng tỷ lệ nghịch với lợi nhuận. Cùng với sự tăng lên của thu nhập thì chi phí của ngân hàng cũng tăng lên để đáp ứng cho hoạt động của ngân hàng và nhu cầu cấp thiết khi mở rộng nhưng vẫn đảm bảo được lợi nhuận.
Qua bảng 3.1, do cùng chịu tác động song song của lãi suất giống như thu nhập trong hoạt động của BIDV Tây Nam, nên chi phí hoạt động trong giai đoạn 2011-2013 cũng có nhiều thay đổi về tốc độ tăng giảm. Cụ thể, chi phí năm 2012 tăng 62.933 triệu đồng, tương ứng với 22,46% so với năm 2011. Đến năm 2013, chi phí giảm 6,99% so với năm 2012. Trong 6 tháng đầu năm 2014 giảm 5,19% số giảm là 8.683 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2013, tuy số giảm chưa đáng kể nhưng đây là tín hiệu đáng kỳ vọng cho việc giảm chi phí trong những tháng cuối năm.
Chi phí năm 2012 tăng hồn tồn do chi phí trả lãi năm 2012 tăng 80.387 triệu đồng tương đương 32,29% so với năm 2011. Nguyên nhân làm cho chi phí trả lãi tăng thể hiện trên bảng 3.1, chi phí lãi của NH khơng ngừng tăng cao, một phần là do công tác huy động vốn của NH chưa thật sự hiệu quả, do ngân hàng sử dụng vốn điều chuyển từ BIDV TW làm tăng chi phí trả lãi tiền vay. Bên cạnh đó, theo Thơng tư 19/2012/TT-NHNN được ban hành ngày 8/6/2012, NHNN đã cho phép các NHTM tự quyết định lãi suất huy động kỳ hạn dài (từ 12 tháng trở lên). Cùng sự bất ổn về tỷ giá do khủng hoảng tiền tệ Châu Âu, sự lên xuống giá của thị trường vàng, khiến người dân chọn kênh đầu tư an tồn là gửi tiết kiệm. Điều đó đã làm tăng chi phí trả lãi tiền gửi.. Ngồi ra, vốn điều chuyển chiếm đến 73,02% (2012) trong tổng nguồn vốn, tiền lãi phải chi trả để sử dụng nguồn vốn này cao hơn nhiều lần so với vốn huy động bên ngồi, đẩy chi phí của NH tăng cao.
Trong năm 2013, ghi nhận sự giảm chi phí đáng kể từ BIDV Tây Nam, với tổng chi phí giảm 24.005 triệu đồng, tức giảm khoảng 6,99% so với năm 2012. Năm 2013 NHNN điều chỉnh lãi suất huy động VND theo Thông tư số 14, số 15/2013/TT- NHNN không kỳ hạn đã giảm chỉ còn 1-1,2%/năm, kỳ hạn từ 1 đến dưới 12 tháng giảm xuống còn 5,5-7,5%/năm và trên 12 tháng lãi suất huy động vốn sẽ là 8- 9%/năm sẽ làm cho khoản chi phí lãi tiền gửi giảm xuống. Lãi suất huy động thấp làm cho khách hàng khơng cịn tha thiết với việc gửi tiền vào ngân hàng mà tìm kênh đầu tư khác hiệu quả hơn. Song song đó là giá vàng trong nước diễn biến phức tạp nên việc huy động vốn tiền gửi của dân cư cũng gặp khó khăn, người dân khơng còn mặn mà với việc gửi tiền nhàn rỗi của mình vào ngân hàng mà đem đi đầu tư vào lĩnh vực khác.
Bảng 3.1 : Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh ngân hàng BIDV Tây Nam từ năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2011 2012 2013 6T2013 6T2014 2012/2011 2013/2012 6T2014/6T2013
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền %
TN 288,950 349,896 327,562 173,455 168,192 60,947 21.09 (22,335) -6.38 (5,263) -3.03
- TN từ lãi 284,950 345,303 320,214 171,155 166,132 60,353 21.18 (25,089) -7.27 (5,024) -2.94
- TN khác 4,000 4,593 7,348 2,299 2,060 593 14.83 2,754 59.97 (239) -10.40
CP 280,258 343,191 319,186 167,439 158,756 62,934 22.46 (24,005) -6.99 (8,683) -5.19
-Chi phí trả tiền lãi vay và tiền gửi
248,950 329,337 305,542 160,480 150,882 80,387 32.29 (23,796) -7.23 (9,598) -5.98 -CP khác 31,308 13,854 13,644 6,959 7,874 (17,453) -55.75 (210) -1.52 916 13.16
LN 8,692 6,705 8,376 6,016 9,436 (1,987) -22.86 1,671 24.92 3,420 56.85
Để đáp ứng được nhu cầu vay của khách hàng đã tăng 38,7% so với năm 2012 thì chi nhánh buộc phải điều chuyển vốn vay nội bộ từ Hội sở. Chính nguồn vốn điều chuyển tăng làm cho chi phí trả lãi phải tăng theo nhưng lãi suất cho vay được điều chỉnh thấp hơn năm 2012 nên tổng chi phí trong năm 2013 cũng giảm phần đáng kể nhờ thực hiện chỉ đạo của Thống đốc NHNN tại các thông tư số 16/2013/TT-NHNN ban hành ngày 27/6/2013 về việc quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng USD, VNĐ và quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VNĐ. Từ ngày 28/06/2013, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) điều chỉnh giảm lãi suất trong toàn hệ thống nên khoản lãi vay từ vốn điều chuyển tăng nhưng nhờ vào điều chỉnh lãi suất nên chi phí trả cho khoản này cũng khơng cao trên đà giảm chi phí năm 2013 đến 6 tháng đầu năm 2014 chi phí sử dụng cho khoản chi trả cho khoản lãi là 158.756 triệu đã giảm so với 6 tháng cùng kỳ năm trước đó, giảm 8.683 triệu đồng và tỷ lệ giảm chiếm 5,19%. Các khoản chi phí khác như: chi phí dịch vụ, chi phí hoạt động, …cũng đã giảm nhưng số giảm không đáng kể. Chi nhánh ngân hàng đã biết đa dạng hình thức huy động vốn tránh để lãng phí nguồn tiền nhàn rỗi của nhân dân tại địa phương, nhằm giảm chi phí, tăng lợi nhuận.
3.3.3. Lợi nhuận
Lợi nhuận là một chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhìn chung ta thấy hoạt động của ngân hàng ln có hiệu quả (thể hiện qua chỉ tiêu lợi nhuận luôn lớn hơn 0 và đều tăng qua 3 năm), mặc dù có sự biến động mạnh qua các năm. Có sự tăng giảm đó là do tốc độ tăng chi phí cao hơn tốc độ tăng của thu nhập, phần tăng lên của thu nhập không bù đắp cho sự gia tăng chi phí, nên lợi nhuận có phần biến động qua các năm. Do tình hình cạnh tranh gây gắt với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn đã làm lợi nhuận của ngân hàng giảm đi nhưng dù sao kết quả kinh doanh của ngân hàng vẫn khả quan. Lợi nhuận năm 2012 giảm so với năm 2011- giảm 1.987 triệu đồng, số giảm chiếm 22,86%. Không phải ngân hàng hoạt động kinh doanh không hiệu quả mà là do sự ảnh hưởng chung của nền kinh tế,chi nhánh ngân hàng đã gặp khó khăn trong việc huy động vốn mà phải nhờ đến vốn điều chuyển làm tăng chi phí của chi nhánh. Thêm vào đó năm 2012 do sự chuẩn bị thay đổi địa điểm hoạt động của chi nhánh tốn nhiều chi phí, ngân hàng chủ động giảm dư nợ cho vay để đảm bảo chất lượng tín dụng, và hạn chế tối đa rủi ro nợ xấu. Tỷ trọng thu nhập khác ngoài lãi đã tăng lên nhanh chóng chứng tỏ chủ trương đa dạng hóa trong đầu tư của ngân hàng cũng nhờ sự cố gắng của cán bộ nhân viên ngân hàng trong khâu thẩm định, cho vay, thu hồi nợ, siết chặt nghiệp vụ cho vay. Năm 2013, lợi nhuận có phần cải thiện hơn, mức tăng so với năm 2012 là 24,92% và số tăng tuyệt đối là 1.671 triệu đồng. Trên đà tăng của 2013, 6 tháng đầu năm 2014 đạt 9.436 triệu đồng tăng 56,85% so với 6 tháng cùng kỳ năm 2013. Vấn đề chính là hiện nay là Chi nhánh ngân hàng đã biết quản lý tốt chi phí và đặc biệt,
với việc bước đầu triển khai Hiệp ước Vốn Basel 2 theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước nên thu nhập lãi của các ngân hàng dự báo sẽ còn nhiều cải thiện hơn so với trước. Tóm lại, để huy động được vốn và tăng doanh số cho vay, Ngân hàng phải hạ thấp chênh lệch lãi suất đầu ra - đầu vào để thu hút các doanh nghiệp đi vay vốn và thu hút tiền nhàn rỗi, đây là nguyên nhân chính dẫn đến chi phí tăng lên. Nguyên nhân khác dẫn đến chi phí ln cao là do hoạt động của phòng giao dịch ngày càng được đầu tư để phát triển nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh nói chung cũng như hoạt động tín dụng nói riêng. Chi phí tăng nhằm để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của ngân hàng, nhất là hoạt động tín dụng nên chi nhánh ngân hàng cần phải quan tâm và phân bổ cho hợp lý trong tầm kiểm soát phù hợp theo nhịp điệu của thị trường để đạt được kết quả kinh doanh như mong muốn.
Nhìn chung, ta thấy tốc độ tăng của chi phí qua các năm đang phân tích đều tăng cao. Vì vậy, ngân hàng cần phải thường xuyên theo dõi kiểm soát những khoản chi phí nhằm cắt giảm chi phí đến mức thấp nhất. Và kết quả ban đầu đạt được ở 6 tháng đầu năm 2014, lợi nhuận đạt 9.436 triệu đồng, tăng hơn so với 6 tháng cùng kỳ năm so sánh trước đó là 3.420 triệu đồng.
3.4. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG BIDV CHI NHÁNH TÂY NAM
3.4.1. Thuận lợi
Ngân hàng BIDV Tây Nam là một trong những Ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt nam, là Ngân hàng cổ phần hoạt động hiệu quả, an toàn nhất trong số các Ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam. Trong những năm qua BIDV Tây Nam đã luôn giữ vững và khơng ngừng nâng cao thương hiệu của mình. Vì thế ln tạo sự an tâm, tín nhiệm cho khách hàng khi giao dịch và lựa chọn dịch vụ của ngân hàng. BIDV chi nhánh Tây Nam cũng được thành lập cách đây không lâu nhưng ngày càng nắm giữ lòng tin khách hàng và giữ một lượng lớn khách hàng quen biết. Do nắm bắt được xu hướng phát triển của xã hội cùng với sự phát triển của thị trường tài chính, tiền tệ phương hướng và kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng được