Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng BIDV Tây Nam

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tây nam (Trang 59 - 66)

QUA 3 NĂM TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

Năm 2012 theo báo cáo của NHNN, tăng trưởng tín dụng ngành Ngân hàng chỉ đạt 8,91% - mức thấp nhất từ năm 2001 đến nay. Năm 2013, thị trường cho vay có nhiều biến chuyển tích cực hơn, với mức tăng trưởng quý 4/2013 gần 4% đã đẩy mức tăng trưởng tín dụng của năm lên 12,81% vượt kế hoạch đề ra của NHNN là 12%. Tình hình tín dụng của BIDV Tây Nam theo đó cũng có những biến động bất ổn. Tín dụng lại mang lại rất nhiều rủi ro cho ngân hàng, mặc dù các ngân hàng nước ta đang có xu hướng mở rộng cơ cấu hoạt động nhằm giảm tỷ trọng tín dụng để tăng tỷ trọng của các hoạt động khác nhằm giảm rủi ro cho ngân hàng. Tuy nhiên do hoạt động tín dụng vẫn còn đang chiếm tỷ trọng cao. Đặc biệt trong thời kỳ kinh tế có những chuyển biến mạnh mẽ, xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu vốn cho nền kinh tế là rất lớn. Do đó ngân hàng phải biết nắm bắt kịp thời nhu cầu thị trường để không bỏ qua những cơ hội đầu tư tốt, bên cạnh công tác tăng cường nguồn vốn hoạt động ngân hàng cũng phải đẩy mạnh công tác sử dụng vốn, đây là hoạt động đem lại nguồn thu chính cho ngân hàng. Bằng sự năng động của một Ngân hàng thương mại, hoạt động tín dụng luôn chiếm một phần khá lớn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nó chiếm từ 70-90%, do thế mạnh của ngân hàng từ trước đến nay là cấp tín dụng cho các doanh nghiệp trong các lĩnh vực, tạo điều kiện hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp thông qua các sản phẩm tín dụng truyền thống và hiện đại bằng nội tệ và ngoại tệ. Tín dụng trung và dài hạn của cũng đã góp một phần vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam thông qua việc tài trợ vốn cho doanh nghiệp sản xuất kinh

doanh, hỗ trợ cá nhân trong lĩnh vực vay mua nhà ở, tiêu dùng. Để hiểu rõ hơn về hoạt động tín dụng của ngân hàng như thế nào ta xem xét cụ thể các bảng số liệu dưới đây của ngân hàng BIDV Tây Nam.

Doanh số cho vay

Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản trong một thời gian nhất định. Sự tăng trưởng doanh số cho vay thể hiện quy mô tăng trưởng công tác tín dụng của ngân hàng. Hoạt động cho vay là hoạt động tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng, vì vậy doanh số cho vay của ngân hàng cao hay thấp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của ngân hàng. Trong những năm qua doanh số cho vay của ngân hàng luôn thay đổi, nguyên nhân là do nhu cầu vốn của khách hàng luôn thay đổi để phù hợp với sự biến động của nền kinh tế thị trường và nhu cầu sản xuất, sự biến động mạnh của DSCV cá nhân. Do BIDV xác định mục tiêu trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, nhóm khách hàng mục tiêu: bao gồm khách hàng dân cư (cá nhân, hộ gia đình) có thu nhập ổn định và mức thu nhập từ trung bình trở lên; khách hàng là hộ sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. BIDV tập trung phát triển một số sản phẩm chiến lược như: tiền gửi, thẻ, ngân hàng điện tử, tín dụng tiêu dùng, tín dụng nhà ở, tín dụng hộ SX-KD. Với gói tín dụng 4.000 tỷ đồng dành cho khách hàng vay mua nhà, lãi suất 12%/năm trong vòng 06 tháng đầu tiên (Theo Thông tin báo chí số 27/2012 BIDV). KHCN chủ yếu tại BIDV Tây Nam là các hộ nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, diễn biến giá cả bấp bên trong năm 2013 người kinh doanh thì rơi vào cảnh lỗ lãi, người tiêu dùng, mua sắm thi thắt chặt nhưng nhu cầu chi tiêu, sử dụng tiền vẫn tăng kéo theo nhu cầu đi vay tiêu dùng, vay mua nhà ở cũng được người dân dù cân nhắc kỹ hơn nhưng vẫn tăng hơn trước, năm 2013 tăng 846.001 triệu đồng so với năm 2012 và số tăng chiếm 38,70% từ đó cho thấy các chính sách ưu đãi cho vay cũng như chính sách cho vay được điều chỉnh đã tác động tích cực đến nhu cầu xã hội. Nhưng trong 6 tháng đầu năm 2014, DSCV giảm đến 26% so với 6 tháng đầu của năm 2013 và số giảm tuyệt đối là 372.698 triệu đồng. Vì vậy, trong 6 tháng cuối năm 2014 BIDV Tây Nam cần tích cực hơn nữa để hoat có sẵn để quy mô tín dụng của Chi nhánh ngân hàng luôn ổn định và tăng trưởng.

Bảng 4.3: Khái quát về hoạt động tín dụng của ngân hàng BIDV chi nhánh Tây Nam từ 2011-2013 và 6 tháng năm 2014

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm So sánh

2011 2012 2013 6T2013 6T2014 2012/2011 2013/2012 6T2014/6T2013

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền %

DSCV 1.876.148 2.186.243 3.032.254 1.409.601 1.036.904 310.095 16,53 846.011 38,70 (372.698) -26 DSTN 1.392.696 1.568.934 2.254.809 1297.777 1.321.651 175.965 12,63 685.875 43,71 23.874 2 Dư nợ 1.393.084 2.010.393 2.787.838 2.122.217 2.503.090 617.309 44,31 777.445 38,67 380.873 18

Nợ xấu 34.785 55.270 83.329 103.514 74.805 20.485 58,89 28.059 50,76 (28.708) -28

(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp BIDV Tây Nam giai đoạn từ năm 2011-2013 và tháng 6/2014)

Ghi chú:

- DSCV: Doanh số cho vay; - DSTN: Doanh số thu nợ

Qua bảng số liệu ta thấy, doanh số cho vay của ngân hàng giai đoạn từ năm 2011 do áp lực từ việc gia tăng mức lãi suất cho vay, buộc các doanh nghiệp phải kinh doanh đạt lợi nhuận cao hơn so với chi phí bỏ ra cho việc sử dụng vốn. Hơn nữa trong điều kiện kinh tế thị trường khó khăn, bất ổn chính trị nhiều khu vực điều này đã làm giá vàng và ngoại tệ trong nước tăng vọt kéo theo sự gia tăng giá cả của các mặt hàng thiết yếu làm tăng chi phí đầu vào của các doanh nghiệp trên địa bàn, nhiều doanh nghiệp phải tạm hoãn kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất, thậm chí là đình trệ quá trình sản xuất kinh doanh, chính vì những lý do đó gây khó khăn cho việc tiếp cận được nguồn vốn. Song song với việc lãi suất cho vay tăng cao thì lãi suất huy động cũng tăng (khoảng 14%/năm), thu hút một lượng lớn tiền chảy vào trong ngân hàng đã tạo nên áp lực trả tiền gốc và lãi cho khách hàng do vậy nó cũng làm hạn chế đầu ra của ngân hàng. Bước vào năm 2012, doanh số cho vay của chi nhánh là 310.095 triệu đồng có phần tăng hơn so với năm 2011 là 16,53% do thời gian này do tiếp tục chịu hâu quả ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu và khủng hoảng nợ công kéo dài ở khu vực Châu Âu nên kinh tế thế giời diễn biến khá phức tạp. Thị trường việc làm bị thu hẹp, thất nghiệp gia tăng. Trong nước, những vấn đề bất ổn tồn tại từ nhiều năm qua trong nền kinh tế chưa được giải quyết triệt để, thiên tai, tình hình kinh tế thế giới ảnh hưởng đến tình hình kinh tế trong nước, sản xuất có dấu hiệu suy giảm trong năm do tiêu thụ hàng hóa chậm, hàng tồn kho tăng, vốn huy động thiếu cùng với thị trường tiêu thụ giảm sút gây sức ép cho việc sản suất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố thành phố Cần Thơ, chính vì vậy mà các doanh nghiệp cần phải vay vốn để xoay sở hàng tồn kho buộc phải tìm đến các ngân hàng làm cho doanh số cho vay năm 2012 của ngân hàng có phần tăng lên. Năm 2013, trong điều kiện việc hấp thụ vốn của nền kinh tế và khả năng cấp tín dụng của toàn hệ thống Ngân hàng còn khó khăn, việc gia tăng tín dụng của BIDV ngay từ đầu năm đã đảm bảo nguồn vốn cho vay với các khách hàng. Điều đó thể hiện tinh thần chia sẻ của BIDV với các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong thời kỳ khó khăn nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi nền sản xuất. Trong tình hình chung của ngân hàng BIDV TƯ- chi nhánh BIDV Tây Nam cũng là ngân hàng thương mại thành công trong kiểm soát và nâng cao chất lượng tài sản có, chất lượng tài sản cho vay và triển khai các biện pháp kiểm soát nợ xấu luôn ở mức thấp trong giới hạn.

Doanh số thu nợ

Rủi ro luôn là yếu tố tiềm ẩn trong bất kỳ hoạt động kinh doanh của ngân hàng và hoạt động kinh doanh tiền tệ cũng vậy. Không thu nợ được đúng thời hạn khi cho vay là một trong những rủi ro mà ngân hàng nào cũng phải đối mặt. Ngân hàng có doanh số cho vay càng cao thì việc thu hồi vốn cho vay càng được chú trọng. Không phải doanh số cho vay nhiều là tốt mà ngân hàng muốn hoạt động hiệu

quả phải quan tâm công tác thu hồi nợ sau khi giải ngân, làm sao để bảo đảm vốn bỏ ra và thu hồi lại phải nhanh chóng, tránh thất thoát và có hiệu quả cao. Dựa vào doanh số thu nợ ta có thể biết được tình hình quản lý nguồn vốn, quá trình thẩm định, đánh giá khách hàng để cho vay vốn của cán bộ tín dụng có chú trọng khâu thâu thẩm định, đánh giá khách hàng để cho vay. Để quản lý tốt các khoản vay cán bộ tín dụng không chỉ chú trọng khâu thẩm định mà còn phải quan tâm giám sát cả quá trình thu nợ sau khi khách hàng vay vốn. Qua bảng ta thấy, doanh số thu nợ của chi nhánh ngân hàng tăng qua các năm, có thể thấy tình hình thu nợ của chi nhánh ngân hàng là rất tốt, cụ thể là vào năm 2012 doanh số thu nợ với số tăng tuyệt đối là 175.965 triệu đồng chiếm 12,63% so với năm 2011, mặc dù doanh số cho vay tăng kéo theo đó doanh số thu nợ cũng lại tăng lên cho ta thấy nhờ công tác thu hồi nợ của nhân viên ngân hàng thực hiện khá tốt, công tác thẩm định khách hàng của nhân viên tín dụng là tốt và ý thức trả nợ của người dân tương đối cao. Theo đà tăng trưởng đó thì doanh số thu nợ tiếp tục tăng vào năm 2013, tăng 43,71% so với năm 2012 với số tăng tuyệt đối là 685.875 triệu đồng và 6 tháng đầu năm 2014 chỉ tăng 2% so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân là tình hình kinh tế dần được cải thiện, quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đã có tiến triển tốt hơn, các doanh nghiệp cá nhân chủ động trả nợ cho ngân hàng, tạo dựng uy tín để có thể tiếp tục vay vốn của chi nhánh ngân hàng. Doanh số thu nợ của chi nhánh ngân hàng tăng liên tục qua các năm cho ta thấy rằng việc quản lý và đánh giá các khoản vay của cán bộ chi nhánh với khách hàng là rất tốt, từ đó sẽ hạn chế rủi ro có thể xảy ra cho chi nhánh. Nhưng với tốc độ tăng trong 6 tháng đầu năm 2014 thì Chi nhánh ngân hàng cần phải nổ lực hơn nữa để đạt được mục tiêu đề ra.

Dư nợ

Dư nợ có một ý nghĩa quan trọng trong việc phản ánh quy mô hoạt động tín dụng của ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Dư nợ cho biết số tiền mà ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng và chưa thu hồi tại một thời điểm nhất định. Trong năm 2012, theo báo cáo thường niên của BIDV thì dư nợ tín dụng tăng 15,6% trong bối cảnh toàn ngành chỉ tăng 8,91%. Không thua kém gì BIDV TW, BIDV Tây Nam cũng chạm mốc tăng trưởng dư nợ tín dụng 44,31% so với 2011. Đáng chú ý là dư nợ năm 2012 tăng, nguyên nhân do DSCV tăng trong khi DSTN chưa mang lại hiệu quả, điều này càng cho thấy rõ tình hình khó khăn trong việc thu hồi nợ. Trong tình hình kinh tế khó khăn, tăng trưởng dư nợ tín dụng toàn ngành thấp nhưng Chi nhánh ngân hạng lại có tốc độ tăng trưởng trên 40%, vì tốc độ tăng trưởng của DSCV cao hơn tốc độ DSTN cùng kỳ. Đến năm 2013, tăng trưởng dư nợ tín dụng tiếp tục tăng 38,67% so với năm 2012. Do dư nợ năm 2012 ở mức quá cao, trong khi DSCV và DSTN tăng trưởng gần mức ổn định trong năm 2013 khiến cho mức dư nợ 2013 còn

điều này cũng đã làm gia tăng dư nợ của Ngân hàng. Trong năm, Chi nhánh BIDV Tây Nam phải sử dụng một lượng lớn vốn từ Hội sở là do tùy thời điểm trong năm thì nhu cầu vay vốn khác nhau nên có lúc nguồn vốn huy động tại chỗ không đủ để đáp ứng nhu cầu cho vay Chi nhánh ngân hàng sẽ thiếu vốn để đáp ứng nhu cầu cho vay. Hơn nữa, ngoài việc cho vay thì chi nhánh còn thực hiện vào một số hoạt động đầu tư nên số dư này vào cuối năm tài chính không phản ánh thực tế về nhu cầu vốn để đáp ứng khoản cho vay của Chi nhánh.

Trên đà tăng dư nợ của năm 2013 và tốc độ tăng trong 6 tháng đầu năm đã phần nào cho thấy được tình hình khó khăn của Chi nhánh ngân hàng, dư nợ chỉ trong 6 tháng đầu năm 2014 vẫn còn cao, tăng đến 18% và số tăng tuyệt đối là 380.873 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2013. Thêm vào đó là tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bất ổn định, không được tốt, kinh doanh chưa có lãi và người vay chưa chủ động hơn trong việc trả nợ cho chi nhánh ngân hàng. Mặc dù trong năm có sự gia tăng về doanh số cho vay nhưng tốc độ tăng của doanh số thu nợ không tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh số cho vay làm cho khoản dư nợ không giảm nhiều. Các ngân hàng thương mại hoạt động mục tiêu là lợi nhuận từ lãi cho vay khách hàng, ngân hàng BIDV Tây Nam cũng không ngoại lệ. Dư nợ tác động rất lớn đến thu nhập và lợi nhuận của chi nhánh ngân hàng, dư nợ vẫn tăng qua các năm đã làm cho khoản thu nhập từ lãi tăng theo nhưng cũng làm ảnh hưởng một phần không nhỏ đến lợi nhuận của chi nhánh.

Nợ xấu

Tình hình nợ xấu trong thời gian qua có nhiều biến động. Năm 2012 là 55.270 triệu đồng, tăng 58,89% so với năm 2011, với số tăng tuyệt đối là 20.485 triệu đồng. Tuy nền kinh tế năm 2011 dần hồi phục, nhưng lạm phát ở mức cao lên đến 18,58%, doanh nghiệp thiếu nguồn nguyên liệu đầu vào, bắt đầu có những doanh nghiệp phá sản với tình hình kinh tế đang trong tình trạng khó khăn như vậy, hầu hết các ngân hàng khác thì nợ xấu đều tăng như ở ngân hàng BIDV chi nhánh Tây Nam, tỷ lệ nợ xấu tăng cho thấy công tác thu hồi nợ của cán bộ tín dụng chưa thực sự hiêu quả kéo dài đến 2012. Biết trước với tình hình kinh tế như vậy, doanh nghiêp khó có thể trả nợ cho ngân hàng đúng hạn dù công tác tốt của các cán bộ tín dụng nhiều khoản nợ được thu hồi nhưng đa phần là không thu được thì vẫn làm tỷ lệ nợ xấu tăng. Nhưng đến năm 2013, tình hình nợ xấu vẫn tăng so với 2012, sở dĩ nợ xấu vào giai đoạn này vẫn tăng lên cho thấy nợ xấu mới phát sinh chủ yếu là các khoản tín dụng đã được cấp trước đây, đặc biệt là trong giai đoạn tăng trưởng tín dụng nhanh vào năm 2011. Việc sụt giảm nhu cầu đầu tư và tiêu dùng của toàn bộ nền kinh tế là nguyên nhân khiến cho nguồn doanh thu của doanh nghiệp giảm xuống, ứ đọng hàng tồn kho, tỷ trọng hàng tồn kho của các doanh nghiệp tăng cao, ảnh hưởng đến khả

năng thanh khoản và thanh toán nợ của các doanh nghiệp vay vốn, bên cạnh đó là việc đóng băng của thị trường bất động sản, do dư nợ bất động sản chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tín dụng của các ngân hàng thương mại, nhiều doanh nghiệp đã rơi vào tình hình phá sản, việc thị trường bất động sản mất thanh khoản đã khiến quy

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tây nam (Trang 59 - 66)