Tình hình nguồn vốn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tây nam (Trang 51 - 55)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1.1Tình hình nguồn vốn

4.1 Khái quát tình hình nguồn vốn và huy động vốn của Chi nhánh ngân hàng

4.1.1Tình hình nguồn vốn

Nguồn vốn là một trong những yếu tố kinh doanh khơng thể thiếu của bất kì một doanh nghiệp nào. Hiện nay, bất cứ một lĩnh vực kinh doanh nào muốn hoạt động tốt và mang lại hiệu quả thì cần phải có nguồn vốn dồi dào. Đối với ngân hàng, thì điều đó càng quan trọng hơn bởi hoạt động chính của ngân hàng là kinh doanh tiền tệ. Nguồn vốn không chỉ giúp cho ngân hàng thực hiện hoạt động kinh doanh, mà nó cịn góp phần quan trọng trong việc đầu tư phát triển ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Để đáp ứng đủ nhu cầu vốn của doanh nghiệp mà các doanh nghiệp phải nhờ đến sự giúp đỡ từ các ngân hàng. Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính, hoạt động của ngân hàng chủ yếu là đi vay để cho vay, do đó nguồn vốn đóng vai trị quan trọng trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Bởi vì tất cả các hoạt động của ngân hàng đều dựa trên nguồn vốn, nó là yếu tố sống cịn đối với bất cứ ngân hàng nào

BIDV Tây Nam ngoài việc sử dụng vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm , nội tệ, ngoại tệ, vàng, và tiền gởi khác từ cá nhân, tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính ngân hàng còn sử dụng vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên và quỹ dự phòng, quỹ đầu tư….Trong điều kiện nền kinh tế khó khăn như hiện nay, cơng tác huy động vốn khơng những góp phần mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng cường vốn cho nền kinh tế mà còn gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng, ổn định nguồn vốn, giảm tối đa việc sử dụng vốn từ Hội Sở. Để rõ hơn về tình hình huy động vốn của ngân hàng ta xem bảng dưới đây.

Việc tạo lập, tổ chức và quản lý, sử dụng tốt nguồn vốn là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu khơng chỉ vì lợi ích riêng của ngân hàng. nguồn vốn mạnh sẽ làm cho hoạt động kinh doanh tăng trưởng, sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng đầu tư tín dụng và vừa đáp ứng nhu cầu vay vốn của thành phần kinh tế, từ đó ngân hàng sẽ phát triển một cách nhanh chóng.

Bảng 4.1: Tổng quát về nguồn vốn của Chi nhánh ngân hàng BIDV Tây Nam từ năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm So sánh

2011 2012 6T2013 2013 30/06/2014 2012/2011 2013/2012 6T2014/6T2013

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền %

I. Nguồn vốn hoạt động 499.998 609.094 422.537 425.922 478.682 109.096 21,82 (183.172) -30,07 56.145 13,29 II.Quan hệ điều chuyển vốn nội bộ 1.450.529 1.648.192 2.021.423 3.007.792 2.868.748 197.663 13,63 1.359.600 82,49 847.325 41,92 Tổng nguồn vốn hoạt động(I+II) 1.950.527 2.257.286 2.443.960 3.433.714 3.347.430 306.759 15,73 1.176.428 52,12 903.470 36,97

Vốn huy động: Cần Thơ là một thành phố lớn là trung tâm kinh tế lớn nhất

Đồng bằng sông Cửu Long tuy nhiên tốc độ phát triển kinh tế chưa tương đồng nên phần lớn dời sống kinh tế của người dân còn nghèo, thu nhập còn thấp, đời sống chưa cao chủ yếu dựa vào nông nghiệp nên huy động vốn từ người dân chưa nhiều. Với vị trí thuận lợi, trụ sở chi nhánh nằm tại trung tâm thành phố nên có nhiều điều kiện thuận lợi trong giao dịch cũng như mở rộng mạng lưới khách hàng cho ngân hàng.

Cơ cấu nguồn vốn huy động được tạo nên từ hai thành phần chính là tiền gửi từ tổ chức kinh tế, tiền gửi dân cư, tiền gửi khác . Dựa vào Bảng 4.1 tổng vốn huy động của BIDV Tây Nam năm 2012 tăng 109.096 triệu đồng, với tốc độ 21,82% so với năm 2011. Điều này là do trong năm 2012 BIDV Tây Nam đã nổ lực đa dạng hóa danh mục sản phẩm, cụ thể tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng nhờ các dịch vụ gửi tiền như Wester union, chuyển tiền trong nước, thanh toán xuất nhập khẩu, thanh tốn hóa đơn, dịch vụ BIDV-Smart@account..., tiền gửi kho bạc nhà nước tăng do nhà nước thắt chặt chi tiêu công, cắt giảm hoặc tạm ngừng giải ngân.

Tuy nhiên, năm 2013 tổng nguồn vốn huy động đã giảm 183.172 triệu đồng tương đương giảm 30,07% so với năm 2012. Nguyên nhân do lãi suất giảm, người dân sử dụng vốn đầu tư chứng khốn thay vì gửi tiền tại Ngân hàng như trước đây, vì năm 2013 mức tăng trưởng của thị trường chứng khốn Việt Nam đạt trên 22%, điều đó làm tiền gửi dân cư giảm. Lãi suất biến động, các Ngân hàng thay nhau cạnh tranh lãi suất huy động, kho bạc nhà nước rút một phần vốn để tìm Ngân hàng cổ phần, Ngân hàng vốn nước ngoài với mức lãi suất tiền gửi cao hơn nên lượng tiền gửi khác vào chi nhánh ngân hàng cũng suy giảm. Mặc dù tiền gửi của tổ chức kinh tế năm 2013 tiếp tục tăng nhưng tổng nguồn vốn vẫn giảm. Trong 6 tháng đầu năm 2014 lượng tiền huy động của chi nhánh ngân hàng đã tăng 56.145 triệu đồng hơn so với giai đoạn cùng kỳ của năm 2013, số tăng chiếm 13,29%, kết quả kinh doanh đáng khích lệ này là kết quả của nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ nhằm mang lại sự tiện lợi và gia tăng chất lượng dịch vụ cho nhiều phân khúc khách hàng cá nhân; đồng thời với đó, Ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh liên kết với các đối tác, khách hàng doanh nghiệp nhằm giúp hiện thực hóa tối đa các cơ hội kinh doanh trên thị trường từ đó mang tới nhiều lợi ích thiết thực đặc biệt trong tình hình kinh tế cịn nhiều khó khăn như hiện nay. Từ đó cho thấy được BIDV Tây Nam luôn là người bạn đồng hành cùng khách hàng, đã chiếm giữ được niềm tin và là người bạn tin cậy để giao dịch.

Vốn điều chuyển:Vốn điều chuyển là nguồn vốn chủ yếu mà chi nhánh xin

Hội sở điều chuyển để bổ sung nguồn vốn cấp tín dụng cho khách hàng. Đây là nguồn vốn đáp ứng một cách nhanh chóng nhu cầu vốn cho chi nhánh, tuy nhiên việc sử dụng nhiều nguồn vốn điều chuyển sẽ kém hiệu quả vì phải tốn một khoản

chi phí cao hơn chi phí bỏ ra từ việc huy động vốn tại đơn vị. Điều quan trọng là tại BIDV Tây Nam vốn điều chuyển chiếm tỷ lệ lớn trong nguồn vốn của ngân hàng, năm 2012 tăng 197.663 triệu đồng chiếm 13,63% so với năm 2011, đến năm 2013 thì số này lại tăng đáng kể đến 1.359.600 triệu đồng chiếm 82,49% trong tổng nguồn vốn của ngân hàng so với năm 2012, 6 tháng đầu năm 2014 tăng 41,92% và số tăng là 847.325 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân tăng chủ yếu là với nguồn vốn huy động tại địa phương còn nhiều hạn chế trong khi nhu cầu về sử dụng vốn trên địa bàn lại rất lớn nên không thể đáp ứng đủ vốn hoạt động cho BIDV Tây Nam. Nguồn vốn điều chuyển năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014 có xu hướng tăng, do thực hiện chủ trương chung của ngành ngân hàng, hệ thống ngân hàng cần nỗ lực trong việc cho vay ưu đãi phục vụ sản xuất, cho vay hỗ trợ mua máy móc, thiết bị cho các tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp, cá nhân được hỗ trợ lãi suất. Các ngân hàng cần thực hiện hỗ trợ lãi suất cho vay chương trình cụm tuyến dân cư, cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02 của Chính Phủ, Thơng tư số 11/2013/TT- NHNN cho vay thu mua lúa gạo, nông sản, cho vay chăn nuôi thủy sản, thúc đẩy đầu tư phát triển kinh tế công nghiệp hiện nay. Dựa vào định hướng chung của hện thống ngân hàng BIDV Việt Nam, BIDV Tây Nam cũng tích cực triển khai mạnh mẽ và có hiệu quả các chương trình tín dụng trọng điểm với tổng nguồn vốn cam kết lên đến 40 ngàn tỷ đồng. Điển hình như triển khai cho vay Chương trình mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Hà Nội đến Cần Thơ; gói sản phẩm hợp tác 4 Nhà trong lĩnh vực BĐS (Ngân hàng – Chủ đầu tư – Nhà thầu – Nhà cung cấp vật liệu xây dựng) nhằm tháo gỡ khó khăn về vốn cũng như nguồn cung của thị trường.

Tại chi nhánh ngân hàng cũng có thể tồn tại loại vốn có được từ đi vay của các tổ chức tín dụng khác, vốn của chi nhánh, quỹ dự phòng, quỹ đầu tư phát triển…. Tại ngân hàng BIDV Tây Nam thì nguồn vốn này chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nguồn vốn qua các năm và hầu như không phát sinh trong ban năm gần đây. Vấn đề này không làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của chi nhánh, tùy theo từng giai đoạn và thời kì mà mức vốn này có tầm quan trọng riêng biệt. Chi nhánh cần đánh giá đúng mức vốn này, nó khơng chỉ là chỉ tiêu sau lợi nhuận mà còn cho nhiều khách hàng yên tâm với lượng vốn và quỹ được trích lập ổn định. Xét về tỷ trọng so với cơ cấu nguồn vốn theo từng năm thì nguồn vốn khác này không biến động nhiều. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, ngân hàng kinh doanh có lợi nhuận nhưng lợi nhuận đạt không nhiều nên chi nhánh trích lập các quỹ ít hơn, làm cho vốn khác liên tục giảm qua các năm.

Tóm lại, với việc tăng nguồn vốn huy động và giảm dần nguồn vốn điều chuyển đã cho thấy ngân hàng ngày càng chủ động hơn trong việc sử dụng các nguồn vốn có chi phí thấp giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bên cạnh đó được sự hỗ trợ của ngân hàng cấp trên góp phần mở rộng hoạt

động tín dụng, đáp ứng nhu cầu vốn của người dân tại địa phương, góp phần thúc đầy kinh tế phát triển.

25,63 74,37 26,98 73,02 12,40 87,60 17,29 82,71 14,30 85,70 0% 20% 40% 60% 80% 100%

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T2013 6T2014

Vốn huy động Vốn điều chuyển

Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp BIDV Tây Nam từ năm 2011đến 2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Hình 4.1: Tình hình về nguồn vốn của ngân hàng BIDV chi nhánh Tây Nam qua 3

năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tây nam (Trang 51 - 55)