Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tây nam (Trang 108 - 109)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.2 Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng

- Phân tích, đánh giá, phân loại khách hàng. Đây là một cơng việc quan trọng của nghiệp vụ tín dụng. Chính vì vậy khách hàng đặt vấn đề vay vốn, chúng ta phải nắm được các thông tin về khách hàng của mình như: tình hình tài chính, khả năng tổ chức sản xuất, hiệu quả trong tương lai, mức độ uy tín của khách hàng…bằng việc thu thập, phân tích, điều tra, đánh giá khách hàng đó. Từ đó tiến hành phân loại khách hàng, phân loại dư nợ, cũng cố khách hàng truyền thống có uy tín với Ngân hàng nhằm thiết lập mối quan hệ tín dụng lâu dài với khách hàng có uy tín.

- Hạn chế cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ của những khách hàng là người thân để tránh sự gian lận hoặc ý kiến chủ quan trong khâu thẩm định.

- Nhưng nên tăng cường công tác cho vay đối với khách hàng là cá nhân...như cán bộ cơng nhân viên vì đây là đối tượng có nguồn thu nhập ổn định, mức rủi ro xảy ra sẽ thấp. Tuy nhiên, trong hợp đồng vay kiên quyết phải có sự đứng ra bảo lãnh của đơn vị cam kết thực hiện trích lương trả nợ. Đồng thời cũng nên yêu cầu đơn vị bảo lãnh không được chuyển công tác đối với những cán bộ có vay vốn khi hợp đồng vẫn còn thời hạn. Điều này giúp ngân hàng thu hồi nợ dễ dàng hơn nữa cũng tránh tình trạng khách hàng khơng muốn trả nợ nên thay đổi đơn vị công tác mà đơn vị mới này khơng có cam kết bảo lãnh với ngân hàng.

- Ngân hàng nên phân tán rủi ro cũng như câu nói “ Khơng thể để trứng quá nhiều vào cùng một rổ” bằng cách đa dạng hóa hình thức cho vay. Hiện chi nhánh ít cho vay cá nhân tiêu dùng, chi nhánh có thể mở rộng cho vay đối tượng đó, chi nhánh chủ yếu cho vay thương mại dịch vụ nên mở rộng cho vay các ngành khác như quảng cáo, tiểu thủ công nghiệp…

- Giám sát chặt chẽ các khoản vay nếu nhận thấy khách hàng sử dụng vốn vay khơng đúng như trong hợp đồng tín dụng lập tức tạm ngưng giải ngân và có biện pháp thu hồi vốn trước hạn.

- Cần có các biện pháp, chủ trương gia hạn nợ, tạo điều kiện khuyến khích cho những khách hàng có thiện chí trả nợ nhưng tạm thời đang gặp khó khăn trong kinh doanh để họ yên tâm kinh doanh, một phần mang lại hiệu quả cho chính khách hàng, một phần sẽ tạo nên thu nhập cho ngân hàng bằng các biện pháp cụ thể như sau:

+ Có biện pháp chi trả hoa hồng, thưởng đối với công tác thu hồi các đối tượng nợ ngoại bảng nhằm kích thích, động viên tinh thần cá nhân cũng như tổ chức tham gia thu hồi.

+ Nếu có phát sinh gia hạn nợ, chi nhánh phải lên kế hoạch thu tại từng thời điểm cụ thể, không chờ đến khi nợ gia hạn đến hạn vì đây là những món nợ có ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính của đơn vị.

+ Việc lạm dụng biện pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng sẽ tạo ra tâm lý tiêu cực từ phía khách hàng, làm cho khách hàng có tư tưởng ỷ lại, không chuẩn bị đồng vốn trả nợ khi đến hạn, nguy cơ rủi ro tiềm ẩn về nợ xấu của ngân hàng sẽ lại bị đẩy lên cao. Chính vì vậy mà cần có lý do chính đáng và hợp lý thì chi nhánh ngân hàng BIDV Tây Nam việc gia hạn nợ.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tây nam (Trang 108 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)