3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1.4.2. Chuyển dịch cơ cấu nhóm ngành công nghiệp
● Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất (GO), giá trị gia tăng (VA) ngành công nghiệp
- Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất (GO) ngành công nghiệp Huyện
Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất (GO) ngành công nghiệp huyện Phong Điền giai đoạn 2000-2005 được thể hiện qua bảng 3.14
Bảng 3.14. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất (GO) nhóm ngành công nghiệp huyện Phong Điền thời kỳ 2000-2005 (theo giá cố định 94)
Năm Công nghiệp khai thác Công nghiệp chế biến
GO (triệu đồng) Cơ cấu (%) GO (triệu đồng) Cơ cấu (%) 2000 2.230,0 18,3 9.930,0 81,7 2001 2.420,6 8,0 27.669,8 92,0 2002 1.811,4 4,4 38.998,4 95,6 2003 654,4 1,3 48.151,7 98,7 2004 713,1 0,9 82.934,2 99,1 2005 4.391,8 6,3 65.112,7 93,7 05/00(+/-) 1,1 -12,0 1,5 12,0
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phong Điền năm 2003, 2005
Phát triển công nghiệp có những chuyển biến tích cực, đạt mức tăng trưởng khá cao, đạt được những thành công nhất định, tạo ra những cơ sở và bước đi đầu cho việc phát triển ở các giai đoạn sau. Năm 2000, ngành công nghiệp khai thác tạo ra giá trị sản xuất 2.230 triệu đồng, chiếm 18,3% trong tổng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp và tăng lên 4.391,8 triệu đồng (năm 2005) nhưng chỉ chiếm 6,3% trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành công nghiệp, giảm 12%; tốc độ tăng giá trị sản xuất của ngành trong giai đoạn này là 1,1%.
Ngành công nghiệp chế biến đã tạo ra giá trị sản xuất 9.930 triệu đồng (năm 2000), chiếm 81,7% trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp và tăng lên 62.115,7 triệu đồng (năm 2005), chiếm 93,7% trong cơ cấu giá sản
xuất ngành công nghiệp, tăng 12%; tốc độ tăng giá trị sản xuất của ngành trong giai đoạn này là 1,5%.
- Chuyển dịch cơ cấu giá trị gia tăng (VA) ngành công nghiệp huyện
Chuyển dịch cơ cấu giá trị gia tăng (VA) ngành công nghiệp huyện Phong Điền giai đoạn 2000-2005 được thể hiện qua bảng 3.15
Bảng 3.15. Chuyển dịch cơ cấu giá trị gia tăng (VA) nhóm ngành công nghiệp huyện Phong Điền thời kỳ 2000-2005 (theo giá cố định 94)
Năm Công nghiệp khai thác Công nghiệp chế biến
VA (triệu đồng) Cơ cấu (%) VA (triệu đồng) Cơ cấu (%) 2000 1.419 17,3 6.781 82,7 2001 1.314 9,0 13.286 91,0 2002 1.019 5,6 17.181 94,4 2003 688 3,2 20.812 96,8 2004 800 2,9 26.800 97,1 2005 2.763 9,0 27.937 91,0 05/00(+/-) 1,1 -8,3 1,3 8,3
Nguồn: Kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội 5 năm 2006-2010 huyện Phong Điền
Năm 2000, giá trị gia tăng của ngành công nghiệp khai thác là 1.419 triệu đồng, chiếm 17,3% trong cơ cấu giá trị gia tăng của ngành công nghiệp, đến năm 2005, tỷ trọng giá trị gia tăng của ngành công nghiệp khai thác giảm xuống còn 9% (giảm 8,3) nhưng giá trị gia tăng của ngành là 2.763 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng của ngành trong giai đọan 2000-2005 là 1,1%. Công nghiệp chế biến là ngành công nghiệp chính của Huyện; năm 2000, tỷ trọng giá trị gia tăng của ngành chiếm 82,7% trong cơ cấu giá trị gia tăng của ngành công nghiệp và giá trị gia tăng của ngành đạt 6.781 triệu đồng; đến năm 2005, tỷ trọng của ngành chiếm 91%, tăng 8,3% so với năm 2000, giá trị gia tăng của ngành là 27.937 triệu, tốc độ tăng giá trị gia tăng của ngành trong giai đoạn 2000-2005 là 1,3%.
Qua phân tích trên cho chúng ta thấy rằng cơ cấu các ngành công nghiệp ở huyện Phong Điền có xu hướng chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng của ngành công nghiệp khai thác và tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến.
● Chuyển dịch ngành công nghiệp chế biến
Công nghiệp chế biến của huyện Phong Điền gồm có 12 ngành sản xuất các sản phẩm khác nhau, trong đó có 3 ngành: sản xuất bản in và sao bản in, sản xuất sửa chữa xe có động cơ, sản xuất phương tiện vận tải khác không phát triển liên tục trong suốt thời kỳ 2000-2005 và được thể hiện cụ thể qua bảng 3.16.
Giai đoạn 2000-2005, công nghiệp chế biến huyện Phong Điền phát triển nhanh. Tính chung toàn ngành, trong giai đoạn này giá trị sản xuất tăng 6,6 lần; trong đó, một số ngành phát triển rất nhanh như: sản xuất thực phẩm và đồ uống tăng 7,4 lần; sản xuất sản phẩm gỗ và lâm sản tăng 1,5 lần; sản xuất hóa chất tăng 11,8 lần; sản xuất sản phẩm khoáng, phi kim loại tăng 8,8 lần; sản xuất sản phẩm tái chế tăng 2,6 lần.
Các ngành công nghiệp chế biến có thế mạnh, tốc độ tăng trưởng nhanh, chiếm tỷ trọng lớn của huyện Phong Điền là các ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống; sản xuất sản phẩm khoáng, phi kim loại; sản xuất hóa chất; sản xuất sản phẩm gỗ và lâm sản; sản xuất sản phẩm tái chế.
Trong giai đoạn này, cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng các ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống, sản xuất hóa chất, sản xuất sản phẩm khoáng và phi kim loại. Bên cạnh đó một số ngành được coi là thế mạnh của huyện, tạo ra giá trị sản xuất lớn nhưng tỷ trọng trong cơ cấu ngành giảm xuống là sản xuất sản phẩm dệt, sản xuất sản phẩm bằng da, giả da, sản xuất sản phẩm gỗ và lâm sản, sản xuất sản phẩm tái chế nhưng vẫn đạt tốc độ tăng trưởng cao trong suốt thời kỳ. Điều đó chứng tỏ rằng sự chuyển dịch phù hợp với xu hướng đa ngành, đa dạng hóa sản phẩm.
Bảng 3.16. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất (GO) ngành công nghiệp chế biến huyện Phong Điền thời kỳ 2000-2005 (giá cố định 94)
Ngành Năm 2000 Năm 2005 Tốc độ phát triển bình quân hàng năm (lần) Chuyển dịch cơ cấu (± %) GO (tr.đồng) Cơ cấu (%) GO (tr.đồng) Cơ cấu (%) 2005-2000 2005-2000 1. Sx thực phẩm và đồ uống 3.060 30,82 26.689,3 40,99 1,54 10,17 2. Sản xuất sản phẩm dệt 60 0,60 55,9 0,09 0,99 -0,52 3. Sản xuất trang phục 820 8,26 546,4 0,84 0,92 -7,42 4. Sx sản phẩm bằng da, giả da 130 1,31 29,1 0,04 0,74 -1,26 5. Sx sản phẩm gỗ và lâm sản 730 7,35 1.098,4 1,69 1,09 -5,66 6. Sx bản in và sao bản in 150 1,51 - - - -1,51 7. Sản xuất hóa chất 2.560 25,78 30.115,9 46,25 1,64 20,47 8. Sx sản phẩm khoáng,
phi kim loại 525 5,29 4.632,6 7,11 1,55 1,83
9. Sx sữa chửa xe có động cơ 210 - - - - -
10. Sx phương tiện vận tải khác - - 220,8 0,34 - - 11. Sản xuất tủ, giường, bàn ghế 1.365 13,75 896 1,38 0,92 -12,37 12. Sản xuất sản phẩm tái chế 320 3,22 828,3 1,27 1,21 -1,95
Tổng số 9.930 97,89 65.112,7 100 1,46 2,11
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phong Điền các năm 2003, 2005
Nhận xét chung:
- Công nghiệp huyện trong giai đoạn 2000-2005 đã có sự tăng trưởng nhanh ở hầu hết các ngành làm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện.
- Công nghiệp chế biến là ngành công nghiệp chủ yếu, tạo ra 81,7% giá trị sản xuất công nghiệp của huyện và giữ được tốc độ tăng trưởng nhanh trong suốt thời kỳ là 6,56 lần.
- Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp chế biến đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, trong đó các ngành có thế mạnh như sản xuất thực phẩm và đồ uống, sản xuất hóa chất, sản xuất sản phẩm khoáng
và phi kim loại, sản xuất sản phẩm gỗ và lâm sản… giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu và tốc độ tăng trưởng nhanh.
Qua đó cho chúng ta thấy rằng cần phải có chính sách đầu tư và giải pháp tích cực để phát triển và chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành công nghiệp phù hợp với tiềm năng và thế mạnh của huyện.