3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.2.3.2. Một số giải pháp phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch
● Làm tốt công tác quy hoạch, từ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội, đến quy hoạch ngành, lĩnh vực, quy hoạch vùng. Trước mắt cần tập trung hoàn thành quy hoạch các trung tâm xã, quy hoạch phát triển du lịch toàn huyện (vùng đồi, vùng biển, đầm phá), quy hoạch dịch vụ hai bên quốc lộ 1A.
● Chú trọng đầu tư tôn tạo các di tích, xây dựng cơ sở hạ tầng về giao thông, điện nước, các dịch vụ nhà nghỉ, nhà hàng, bãi xe... nhằm tăng sức hấp dẫn của các điểm du lịch. Dành các nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư các công trình trọng điểm, đặc biệt là hệ thống giao thông trên địa bàn, tạo môi trường để thu hút đầu tư vào kinh doanh thương mại, dịch vụ, du lịch.
● Ban hành các chính sách ưu đãi về lãi vay, đất đai, thuế... khuyến khích mọi người dân, mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển dịch vụ, du lịch. Tạo điều kiện thuận lợi để thành lập các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, vườn sinh thái, các điểm, mô hình vui chơi hấp dẫn, lành mạnh đem lại hiệu quả.
● Tăng cường công tác xúc tiến du lịch, kêu gọi, huy động mọi nguồn vốn từ mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước để xây dựng kết cấu hạ
tầng, phương tiện kỹ thuật nhằm phát triển du lịch, dịch vụ. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch bằng nhiều hình thức trên các phương tiện thông tin đại chúng, ấn phẩm quảng cáo về các sản phẩm du lịch độc đáo của địa phương nhằm thu hút du khách.
● Đẩy mạnh xã hội hóa để phát triển các ngành dịch vụ, du lịch, nhất là trong các lĩnh vực du lịch, giáo dục, y tế, văn hóa, văn nghệ, vui chơi giải trí, thể thao... Tạo điều kiện thuận lợi cho hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp tại địa bàn phát triển kinh doanh thương mại, dịch vụ, sản xuất các sản phẩm có giá trị du lịch.
4.3. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY NHANH QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH Ở HUYỆN PHONG