ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện phong điền tỉnh thừa thiên huế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa (Trang 38)

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.1.ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Phong Điền nằm về phía Bắc của tỉnh, cách thành phố Huế 30 km, phía Tây, Tây Bắc giáp huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị; phía Đông Bắc giáp biển Đông; phía Đông Nam giáp huyện Quảng Điền, Hương Trà; phía Nam giáp huyện A Lưới.

Diện tích tự nhiên toàn huyện 95.375 ha, dân số năm 2005 là 106.106 người, chiếm 18,87% về diện tích và 9,35% về dân số so toàn tỉnh.

Có quốc lộ 1A và tuyến đường sắt xuyên Việt chạy dọc theo chiều dài của huyện (17km) với 2 ga Hiền Sỹ và Phò Trạch tạo điều kiện hết sức thuận lợi trong việc giao lưu hàng hoá trên trục Bắc - Nam và trục hành lang kinh tế Đông - Tây trong tương lai.

Huyện lỵ Phong Điền nằm ở trung tâm huyện, có địa hình cao ráo, không gian rộng rãi, với nhiều yếu tố thuận lợi để mở rộng, phát triển thành một đô thị có quy mô lớn cả về kết cấu hạ tầng, dân cư, công nghiệp-TTCN và thương mại dịch vụ.

Vị trí địa lý của huyện là một thế mạnh tạo cho huyện những điều kiện thuận lợi để phát triển một nền sản xuất hàng hóa với những ngành mũi nhọn đặc thù, tuy nhiên là một trong những huyện ở xa trung tâm tỉnh (thành phố Huế) nên bộc lộ một số hạn chế, thách thức, đặt ra cho huyện nhiệm vụ hết sức nặng nề để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội phải mở rộng liên kết kinh tế trong tỉnh, trong vùng, đưa nền kinh tế huyện nhanh chóng hòa nhập theo xu thế chung, không bị tụt hậu so với toàn tỉnh.

2.1.1.2. Địa hình

Huyện Phong Điền là một dải đất hẹp được giới hạn bởi hai con sông lớn là sông Ô Lâu ở phía Bắc và sông Bồ ở phía Nam, bề dài của huyện (tính dọc theo quốc lộ 1A) chỉ 15 km, trong khi đó bề ngang (tính từ núi xuống biển) rộng 48 km, với đầy đủ các dạng địa hình rừng núi, gò đồi, đồng bằng duyên hải, đầm phá và biển. Địa hình thấp dần từ Tây sang Đông, đơn giản và ít bị chia cắt, phần phía Tây của huyện chủ yếu là núi đồi với hơn 60 nghìn ha rừng tự nhiên, tiếp đến là các lưu vực sông Bồ, sông Ô Lâu, tạo nên các bồn địa trũng với vùng đồng bằng và các dải cát nội đông khá bằng phẳng.

Căn cứ vào các đặc điểm địa hình có thể phân chia huyện Phong Điền thành ba vùng chủ yếu như sau:

Vùng đồi núi

Bao gồm các xã Phong Mỹ, Phong Xuân, Phong Sơn với tổng diện tích tự nhiên 66,7 nghìn ha chiếm 69,9% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Địa hình thấp dần từ Tây Nam xuống Đông Bắc. Là khu vực đầu nguồn sông Bồ, sông Ô lâu nên thảm thực vật có ảnh hưởng lớn đến khu vực hạ lưu. Diện tích đất lâm nghiệp có rừng hiện tại là 29,6 nghìn ha, chiếm 82,1% diện tích đất có rừng. Diện tích đất trống, đồi núi trọc chưa sử dụng là 31,4 nghìn ha, chiếm 98,8% diện tích đất đồi núi chưa sử dụng. Đây là khu vực có nhiều tiềm năng phát triển nông lâm nghiệp của huyện, đặc biệt là các loại cây công nghiệp dài ngày, nhưng đến nay vẫn chưa được triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả.

Khó khăn của vùng này trong sản xuất nông lâm nghiệp là khô hạn trong mùa khô và xói mòn, rữa trôi mạnh trong mùa mưa.

Vùng đồng bằng ở giữa

Bao gồm các xã: Phong Hoà, Phong Bình, Phong Chương, Phong Hiền, Phong An, Phong Thu và thị trấn Phong Điền. Tổng diện tích tự nhiên toàn vùng là 20,7 nghìn ha, chiếm 21,7% diện tích toàn huyện. Là vùng có tiềm năng phát triển toàn diện các ngành kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp-TTCN, dịch vụ. Đất đai tương đối trù phú, địa hình bằng phẳng phần lớn là đất phù sa do sông Bồ và sông Ô Lâu bồi đắp hàng năm, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là lúa nước và các loại cây ngắn ngày. Trong vùng còn có 5.600 ha đất bằng chưa sử dụng, chủ yếu là đất cát nội đồng, có nhiều khả năng đưa vào sản xuất các loại cây công nghiệp ngắn ngày, rau đậu đỗ và trồng rừng nguyên liệu.

● Vùng ven biển

Bao gồm các xã vùng ngũ điền. Có diện tích tự nhiên 8 nghìn ha, chiếm 8,4% diện tích tự nhiên, phần lớn diện tích là đất cát, có 2,6 nghìn ha đất bằng chưa sử dụng, nhưng ít có khả năng sử dụng vào sản xuất nông nghiệp mà chủ

yếu được dùng trồng cây lâm nghiệp, đặc biệt là trồng rừng phòng hộ nhằm chống cát bay, cát lấp bảo vệ sản xuất nông nghiệp và dân cư.

2.1.1.3. Khí hậu thuỷ văn

Huyện Phong Điền nói riêng và tỉnh Thừa Thiên-Huế nói chung nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam nước ta.

Một số chỉ tiêu về khí hậu thể hiện như sau: Nhiệt độ trung bình năm là 25,2oC, thường dao động trong khoảng 17,4oC đến 34,6oC; tổng tích ôn hàng năm: 9000 - 9200oC; số giờ nắng trung bình: 5 - 6 giờ/1ngày; biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm chênh lệch nhau từ 7 oC - 9 oC; số ngày mưa trung bình trong năm: 180 ngày; lượng mưa bình quân năm: 2560mm, dao động trong khoảng 2677,3mm - 3005,5mm; độ ẩm bình quân: 84%, dao động trong khoảng 60,3% - 96,7%

Nhìn chung, khí hậu thời tiết khá phù hợp với sinh trưởng, phát triển nhiều loại cây trồng, đặc biệt là các loại cây công nghiệp ngắn và dài ngày. Tuy nhiên, cần chú ý do mùa mưa trùng với mùa có gió bão từ tháng 9 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2500-2700 mm, gây ra lũ lụt, ngập úng ở nhiều vùng trong huyện. Mùa khô kéo dài từ tháng 5 đến tháng 8, mưa ít, chịu ảnh hưởng gió tây, lượng bốc hơi lớn gây ra khô hạn kéo dài, hạ lưu các sông nước mặn xâm nhập vào sâu trong đất liền. Bởi vậy, việc xây dựng các công trình thuỷ lợi, trồng rừng đầu nguồn để giữ nước, chống lũ lụt, nhiễm mặn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

2.1.1.4. Tài nguyên đất

Với diện tích tự nhiên 95.375 ha, trong đó có 642 ha đầm phá, 1.787 ha sông, suối, ao, hồ. Diện tích còn lại theo nguồn gốc phát sinh được chia thành các nhóm đất chính như sau:

Nhóm đất cát

Diện tích 16.198 ha chiếm 17% diện tích tự nhiên, được hình thành ven biển và các cửa sông. Do hoạt động của biển và sông đã tạo thành những dòng chảy mạnh, các hạt lắng đọng tạo thành những dải có mức độ dài ngắn khác nhau, sự tác động của gió đã làm những cồn cát di động. Đặc điểm nhóm đất này là sự phân hóa phẫu diện không rõ, thành phần cơ giới rời rạc, hạt thô, khả năng giữ nước và độ phì kém.

Trong nhóm này, diện tích phân bố dọc bờ sông Ô Lâu, ven phá Tam Giang và vùng cát nội đồng là có giá trị nhất trong sản xuất nông nghiệp nhưng đất có thành phần cơ giới thô, không có kết cấu, dung tích hấp thụ thấp, các chất dinh dưỡng (mùn, đạm, lân...) đều nghèo, kali tổng số cao nhưng kali trao đổi thấp. Loại đất này thích hợp cho trồng các loại hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày như: mía, lạc, đậu đỗ, cây ăn quả: cam, chanh...

Hiện nay, đất cát và cồn cát biển đang được sử dụng vào mục đích nông nghiệp và lâm nghiệp (chủ yếu là trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất để bảo vệ vùng đất nội đồng, chống cát bay, cát di động và giữ nguồn nước ngọt).

Nhóm đất phù sa

Được hình thành do sự bồi tụ của các sông với diện tích 3.971 ha, chiếm 4,1% diện tích tự nhiên. Thành phần cơ giới chủ yếu là thịt nhẹ, thịt trung bình. Đây là loại đất rất thích cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là lúa, màu... phân bố chủ yếu ở Phong Chương, Phong Bình, Phong Hòa, Phong Hiền.

Nhóm đất đỏ vàng trên đá sét (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Diện tích 17.968 ha, chiếm 18,8% diện tích tự nhiên, được phát triển trên sản phẩm phong hóa của đá macma bazơ và trung tính, đá vôi... phân bố ở địa hình tương đối cao đến bằng thoải lượn sóng. Đất có thành phần cơ giới nặng đến trung bình, hàm lượng dinh dưỡng trung bình thấp, tầng đất trung bình đến dày, thoát nước tốt. Nhóm đất này rất thích hợp cho việc trồng cây ăn quả, nông lâm kết hợp (cao su, hồ tiêu, mía, thông, keo, màu...).

Nhóm đất vàng nhạt trên đá cát

Diện tích 44.664 ha chiếm 46,8% diện tích tự nhiên, được phát triển trên nhiều loại đá mẹ khác nhau: granit, macma axit, trầm tích và biến chất... Đá phong hóa yếu, có nhiều mảnh vụn nguyên sinh, trên cùng là lớp thảm mục hoặc mùn thô than bùn trên núi. Tỷ lệ mùn cao nhưng phân giải chậm, lân, kali nghèo. Nhìn chung, đây là nhóm đất tốt, có khả năng trồng được cây công nghiệp ngắn và dài ngày như mía, cao su, hồ tiêu...

Nhóm đất bạc màu

Diện tích 2.082 ha chiếm 2,2% diện tích tự nhiên, phân bố trên đất dốc, lớp mùn trên mặt thưa thớt, lẫn nhiều đá. Đây là kết quả của sự xói mòn, là hậu quả của chiến tranh và nạn phá rừng, canh tác không đúng kỹ thuật. Diện tích này cần được phủ xanh sớm bằng các chương trình phát triển lâm nghiệp.

Ngoài ra, còn có một số diện tích đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất nâu vàng trên sản phẩm dốc tụ... nhưng với diện tích không đáng kể.

Tóm lại, tài nguyên đất ở Phong Điền khá đa dạng trên cả 3 vùng sinh thái, thích hợp với nhiều loại cây trồng, song tính chất không đồng đều ấy cũng tạo cho sự canh tác phân tán manh mún, điều kiện cơ giới hóa, thủy lợi hóa gặp khó khăn. Bên cạnh đó, sự canh tác không đúng qui trình làm độ phì bị giảm kiệt, hiện tượng chua hóa, mặn ngấm quanh năm, cát bay và biển lấn vào đất liền cũng thường xảy ra đòi hỏi phải khắc phục kịp thời những hiện tượng thay đổi về môi trường đất. Do đó, trong thời gian tới cần phải bảo vệ tích cực và làm cho đất đai ngày càng tốt hơn.

2.1.1.5. Tài nguyên nước

Có 2 con sông lớn chảy qua lãnh thổ của huyện: sông Ô Lâu dài 54 km, diện tích lưu vực 931 km2, sông Bồ dài 26 km, diện tích lưu vực 1000 km2. Ngoài ra còn có các sông nhánh, các ao, hồ, các trằm, bàu... phân bố khá dày đặc, đảm bảo đủ lượng nước phục vụ tốt cho sinh hoạt và sản xuất. Tuy nhiên,

về mùa khô do nắng nóng, khô hạn nên lượng nước giảm đáng kể ảnh hưởng đến sản xuất.

Nguồn nước ngầm qua điều tra được đánh giá là nơi có nguồn nước phong phú. Tuy nhiên, hiện tại số dân được sử dụng nước hợp vệ sinh còn thấp. Theo số liệu điều tra năm 2005 của trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn, toàn huyện có 59 nghìn nhân khẩu (chiếm 55,6%) được sử dụng nước sạch. Số dân cư còn lại phải sử dụng nguồn nước chưa đảm bảo vệ sinh, nước bị nhiễm mặn, phèn và các chất thải từ khu dân cư, từ chăn nuôi và các chất hoá học sử dụng trong nông nghiệp.

2.1.1.6. Tài nguyên biển và đầm phá

Có 16 km chiều dài bãi ngang, biển Phong Điền có nhiều chủng loại hải sản, nhiều loài có giá trị kinh tế cao như: tôm hùm, cá thu... Trữ lượng khai thác bình quân 1.000 tấn/ năm.

Phong Điền có ưu thế về phát triển thủy sản ở cả 3 vùng: biển, đầm phá và nước ngọt. Vùng ven biển và vùng đầm phá có những đặc thù của hệ sinh thái ven bờ. Đặc biệt, phá Tam Giang có khả năng nuôi trồng và đánh bắt nhiều loại thủy sản có giá trị như: tôm sú, cua...Vùng nước ngọt hiện đang triển khai nuôi cá lồng, các hồ đập tự nhiên cũng được khoanh nuôi, sử dụng để nuôi cá nước ngọt.

2.1.1.7. Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản của huyện khá phong phú, đáng kể nhất là khoáng sản phi kim loại: mỏ đá vôi Phong Xuân có trữ lượng trên 240 triệu m3; mỏ than bùn Phong Chương trữ lượng trên 5 triệu m3; suối nước nóng Thanh Tân có tác dụng chữa bệnh tốt; cát, sạn, sỏi trữ lượng khai thác hàng năm trên 10.000 m3; sét gạch ngói phân bố nhiều điểm trên địa bàn huyện tạo điều kiện thuận lợi cho ngành công nghiệp phát triển, đặc biệt là công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

2.1.1.8. Tiềm năng về rừng và thảm thực vật

Theo tổng kiểm kê đất năm 2005 toàn huyện có 56,97 nghìn ha đất lâm nghiệp có rừng, chiếm 59,7% diện tích tự nhiên. Trong đó rừng tự nhiên có 28,2 nghìn ha, nhìn chung rừng tự nhiên phát triển tốt nhưng chưa được quản lý chặt chẽ. Trữ lượng gỗ khoảng 800.000 m3 với nhiều loại gỗ quí như: lim, kiền kiền, sến... và nhiều loại lâm sản khác như: mây, tre, nứa, lồ ô... Động vật rừng đa dạng và có một số loài như sao la, gà lôi mào trắng thuộc nhóm động vật quý hiếm cần được bảo vệ. Rừng trồng có diện tích 7,8 nghìn ha hiện đang được trồng chủ yếu ở các vùng gần khu dân cư (đồng bằng: 4,8 nghìn ha, đồi núi: 2,5 nghìn ha, ven biển: 0,4 nghìn ha). Diện tích đất trống đồi núi trọc còn rất lớn: 31,8 nghìn ha, đây là tiềm năng thế mạnh để phát triển nông lâm nghiệp, đồng thời cũng là một thách thức đối với huyện trong việc bảo vệ môi trường, chống xói mòn, rửa trôi và huỷ hoại đất.

Qua nghiên cứu các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của huyện Phong Điền có thể rút ra một số thuận lợi và hạn chế, thách thức như sau:

● Thuận lợi

- Ở vị trí trung độ của cả nước, nằm trên trục giao thông quan trọng là quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt nên có điều kiện thuận lợi để tiếp cận thị trường, giao lưu, trao đổi hàng hoá và tiếp thu khoa học kỹ thuật, công nghệ mới.

- Đất đai khá màu mỡ, diện tích đất trống đồi núi trọc còn rất lớn, khí hậu, thời tiết thuận lợi cho sinh trưởng phát triển nhiều loại cây trồng. Trong tương lai có thể tập trung đầu tư để phát triển vùng này thành vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh, đây là một lợi thế quan trọng cần tập trung khai thác.

- Tài nguyên khoáng sản khá phong phú, trữ lượng một số khoáng sản lớn, đủ để đầu tư khai thác công nghiệp như: đá vôi, than bùn, nước khoáng... đây chính là những tiềm năng tiềm tàng, khi có điều kiện khai thác sẽ làm thay đổi cơ bản bộ mặt kinh tế xã hội của huyện.

- Bờ biển khá dài, có đầm phá lớn và nhiều chất hữu cơ, là nơi cư trú và phát triển của tôm, cá... tạo điều kiện cho ngư nghiệp và công nghiệp chế biến phát triển.

- Là nơi có nhiều cảnh quan đẹp nằm không quá xa quần thể di tích cố đô Huế, giao thông đi lại dễ dàng, nếu được đầu tư tốt sẽ sớm trở thành điểm tham quan du lịch hấp dẫn.

● Hạn chế

- Thời tiết, khí hậu khá khắc nghiệt, hạn hán khô nóng vào mùa hè, mưa bão, lũ lụt vào mùa mưa gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân.

- Địa hình dốc, các sông, suối đều ngắn và cạn nên về mùa mưa lượng nước chảy xiết gây nên hiện tượng xói lỡ mạnh, về mùa khô nước cạn nhanh, lưu lượng thấp, gây thiếu nước ngọt cho sản xuất cũng như sinh hoạt và nạn nước biển tràn vào làm cho đất đai bị nhiễm mặn.

- Đất trống đồi núi trọc, đặc biệt là đất cát và đất bạc màu trơ sỏi đá có diện tích lớn, nếu không có biện pháp che phủ, cải tạo bằng các loại cây lâm, nông nghiệp sẽ còn tiếp tục gây ảnh hưởng xấu đến môi sinh môi trường trong tương lai.

Tóm lại, Phong Điền có đầy đủ những lợi thế và thách thức cho việc phát (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện phong điền tỉnh thừa thiên huế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa (Trang 38)