3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.2.1.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển chung
- Phát triển toàn diện các ngành nông nghiệp, lâm, ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa phù hợp với cơ chế thị trường. Từng bước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, nâng cao năng suất và tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
- Chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên cơ sở phát huy các lợi thế về tài nguyên đất đai, tài nguyên biển, đầm phá, lao động; đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, tạo bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp, phát triển hài hòa các ngành trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp, nâng cao giá trị thu nhập trên 1 đơn vị diện tích. Hình thành các vùng phát triển cây trồng, vật nuôi tập trung, tạo khối lượng hàng hóa lớn.
- Khôi phục, phát triển các ngành nghề truyền thống nông thôn. Mở rộng các loại hình dịch vụ nông nghiệp, đảm bảo cung ứng kịp thời, đầy đủ các vật tư nông nghiệp, giống cây trồng, vật nuôi, dịch vụ kỹ thuật..., góp phần tạo thêm việc làm và chuyển đổi cơ cấu lao động khu vực nông thôn.
- Tiếp tục hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, cải tạo xây dựng hệ thống thủy lợi, kiên cố hóa kênh mương, giao thông nội đồng; củng cố mạng lưới các trạm trại kỹ thuật... tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Mục tiêu phát triển
- Phấn đấu tổng giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp đạt 376 tỷ đồng vào năm 2010; năm 2015 đạt 527 tỉ đồng; 2020 đạt 673 tỷ đồng.
- Cơ cấu nông, lâm, ngư nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng dần tỉ trọng ngành thủy sản và chăn nuôi, giảm dần tỉ trọng ngành nông. Đến năm 2010, tỉ trọng thủy sản tăng từ 21,2% năm 2005 lên 25,0% vào năm 2010 và tăng lên 34,5% vào năm 2020; tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm dần, đến năm 2020 còn 56,0%.
- Tỉ trọng lao động nông lâm ngư nghiệp giảm từ 67,3% năm 2005 xuống 56,7% năm 2010, chiếm 43,55% vào năm 2015 và giảm tiếp còn 30% vào năm 2020.
4.2.1.2.Ngành nông nghiệp
● Trồng trọt
Sản xuất lương thực. Phương hướng chính là đảm bảo an ninh lương thực cho nhân dân trên địa bàn và tạo một phần lúa hàng hóa trên cơ sở thâm canh chiều sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất. Giữ ổn định đất trồng lúa khoảng 4.500-5.000 ha. Tập trung phát triển lúa chất lượng cao trên những vùng đất có độ phì cao, chủ động nước tưới tiêu, có cơ sở hạ tầng tương đối, người dân có kinh nghiệm thâm canh. Đẩy mạnh đầu tư thâm canh tăng, phấn đấu sản lượng lương thực có hạt hàng năm đạt 40-42 nghìn tấn. Xây dựng vùng sản xuất lúa gạo ổn định và bền vững.
Cây chất bột lấy củ. Chủ yếu là sắn và khoai các loại. Mở rộng diện tích trồng sắn trên qui mô phù hợp nhằm đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Đưa diện tích lên 2.000 ha vào năm 2010 và có thể mở rộng thêm diện tích lên 2.500 ha theo khả năng tăng công suất nhà máy chế biến tinh bột sắn, ổn định diện tích khoai các loại khoảng 500 ha.
Cây thực phẩm. Phát triển đa dạng các loại rau đậu thực phẩm, trồng nấm, trồng hoa, cây cảnh ở những vùng có điều kiện. Hình thành các vùng trồng cây thực phẩm chuyên canh trên địa bàn các xã có điều kiện thuận lợi, có kinh nghiệm sản xuất như ở Phong Chương, Phong Hòa, Phong Hiền, Phong Bình. Xây dựng các cánh đồng trồng rau sạch, rau an toàn ở Điền Lộc, Điền Môn, Điền Hòa... Chú trọng sử dụng các giống rau đậu, cây thực phẩm chất lượng cao để nâng cao giá trị kinh tế.
Cây công nghiệp ngắn ngày. Mở rộng diện tích các cây công nghiệp ngắn ngày truyền thống đã phát triển trên địa bàn huyện như lạc, đậu tương, mía... Mở rộng diện tích cây công nghiệp ngắn ngày lên 2.000 ha năm 2010 và tăng lên khoảng 3.000 ha vào năm 2020.
Cây lạc. Là cây công nghiệp ngắn ngày chủ lực của huyện, tiếp tục phát triển lên 1.500 ha vào năm 2010, tăng diện tích lên 1800 vào năm 2015 và ổn định khoảng và 2.000 ha và ổn định diện tích đến năm 2020. Cây lạc trồng chủ yếu trên vùng gò đồi sát chân núi thuộc các xã Phong sơn, Phong xuân, Phong Mỹ và cát nội đồng thuộc các xã Phong Hòa, Phong Hiền, Phong An.
Cao su. Định hướng phát triển mạnh thành cây công nghiệp mũi nhọn của huyện. Mở rộng diện tích lên khoảng 1.600 ha vào năm 2010 và có thể tăng lên khoảng 1.800- 2.000 ha vào năm 2020 trên cơ sở khai hoang diện tích đất chưa sử dụng ở vùng gò đồi phía Tây. Phương thức trồng chủ yếu theo trang trại và cao su tiểu điền. Hình thành vùng nguyên liệu tập trung chủ yếu ở vùng gò đồi các xã Phong Sơn, Phong Xuân, Phong Mỹ.
Cây ăn quả. Xây dựng và cải tạo vườn, trang trại có giá trị hàng hóa cao ở gò đồi và cát nội đồng. Dự kiến đưa diện tích cây ăn quả toàn huyện lên 500 ha.
Trồng cỏ chăn nuôi. Với định hướng đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đại gia súc nhằm đáp ứng nhu tiêu dùng cầu thịt, sữa tại địa phương và cho thành phố Huế. Để đáp ứng nhu cầu thức ăn cho phát triển đàn bò, dự kiến 2010 cần trồng khoảng 700 ha diện tích đồng cỏ, trong đó cải tạo đồng cỏ tự nhiên 420 ha; trồng cỏ xen canh phân tán và trồng cỏ thâm canh 200 ha, tập trung trên địa bàn các xã Phong Hiền, Phong Xuân, Phong Thu, Điền Môn
● Chăn nuôi
- Khai thác tiềm năng về đất đai, lao động, cơ sở vật chất và các nguồn lực phát triển toàn diện ngành chăn nuôi, đưa chăn nuôi thành ngành kinh tế chính trong nông nghiệp, tương xứng với trồng trọt và đem lại hiệu quả cao.
- Tận dụng tối đa thế mạnh của từng vùng, từng địa phương để phát triển các loại gia súc, gia cầm phù hợp với điều kiện sinh thái và kinh nghiệm, trình độ sản xuất của các địa phương nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
- Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng thâm canh, sản xuất hàng hóa và hướng tới xuất khẩu. Chú trọng đầu tư chiều sâu cho phát triển chăn nuôi, ứng dụng công nghệ để tạo ra đàn bò, đàn lợn và đàn gia cầm có chất lượng cao.
- Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính. Dự kiến phát triển chăn nuôi tăng 14,2% thời kỳ 2006-2010 và tăng 8,2% thời kỳ 2011-2015, tăng 6,4% thời kỳ 2016- 2020. Tăng tỉ trọng từ 27,3% năm 2005 lên 33,5% năm 2010 và đưa lên 42,0% năm 2020, chiếm vị trí tương xứng trong cơ cấu nông nghiệp.
Đàn bò. Phấn đấu đến năm 2010 đạt khoảng 6.300 con, tốc độ tăng bình quân khoảng 15%/năm. Năm 2015 đạt 8.800 con, năm 2020 tăng lên 11.200 con, đưa tỉ lệ bò lai lên khoảng 70%. Đàn bò phát triển chủ yếu ở các xã có điều kiện về đất đai và kinh nghiệm chăn nuôi như Phong Hiền, Phong Xuân, Phong Thu, Phong Mỹ, Điền Hương, Điền Lộc, Điền Môn.
Đàn lợn. Đến năm 2010, đàn lợn đạt 62.800 con, bình quân 8%/năm, trong đó lợn siêu nạc 14.500 con, tăng tỉ lệ đàn lợn ngoại lên 23% tổng đàn. Trong các thời kỳ tiếp theo, phát triển số lượng đàn ở mức độ phù hợp, tập trung vào tăng trọng lượng và chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế. Chuyển dần chăn nuôi lợn qui mô nhỏ lẻ sang chăn nuôi bán công nghiệp theo hộ gia đình. Khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, chăn nuôi công nghiệp với qui mô tập trung, tạo khối lượng hàng hóa lớn, cung cấp ổn định đầu ra cho nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.
- Đàn gia cầm: Phương hướng chung là không phát triển mạnh tổng đàn, chỉ duy trì ở qui mô phù hợp và hiệu quả. Khuyến khích phát triển đàn gia cầm theo hình thức chăn nuôi công nghiệp, sử dụng kỹ thuật, công nghệ tiến tiến nhằm đem lại hiệu quả và có điều kiện chủ động phòng chống kịp thời các dịch bệnh. Đầu tư xây dựng một số trang trại nuôi gà tập trung công nghiệp, sản xuất hàng hóa cung cấp cho thành phố huế và các đô thị, cụm công nghiệp. Đặc biệt quan tâm phát triển các giống gia cầm mới có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện của huyện, đem lại thu nhập cao cho người chăn nuôi.