3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3. KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
thế giới
1.3.1.1. Kinh nghiệm Nhật Bản
Nhật Bản đã từ một “đống tro tàn” sau Chiến tranh thế giới thứ hai vươn lên hiện đại hoá nền kinh tế để trở thành siêu cường kinh tế đứng thứ hai sau Mỹ. Năm 1960 tỷ trọng ngành công nghiệp trong GDP đạt 45,6%, tỷ trọng ngành dịch vụ là 48% và tỷ trọng nông nghiệp là 6,4%. Đến năm 1999, tỷ trọng ngành công nghiệp chiếm 32,1% GDP, tỷ trọng ngành dịch vụ đạt 66,4%, tỷ trọng nông nghiệp chỉ còn 1,5%. Đạt được những thành tựu trong
chuyển dịch cơ cấu ngành trước hết là do Nhật Bản đã thực thi một số chính sách và biện pháp sau:
- Mạnh dạn mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực cho dù nền kinh tế còn non yếu, để tranh thủ các nguồn lực bên ngoài thực hiện công nghiệp hoá và phát triển đất nước. Thực hiện tự do hoá thương mại và đầu tư từng bước, phù hợp với điều kiện, khả năng trong từng giai đoạn của quá trình phát triển bằng việc xin bảo lưu, trì hoãn một số điều khoản khi gia nhập các tổ chức kinh tế quốc tế, từng bước cắt giảm thuế quan, giảm bớt hoặc huỷ bỏ các biện pháp phi thuế quan, tự do hoá dần một số lĩnh vực như viễn thông, giao thông vận tải, du lịch, tiền tệ.
- Bảo hộ một số ngành, thị trường khi thấy cần thiết bằng biện pháp thuế quan và phi thuế quan, mức thuế bảo hộ được xác định tùy theo khả năng cạnh tranh của từng ngành. Có chính sách nuôi dưỡng, bảo hộ các ngành ưu tiên, những ngành công nghiệp non trẻ.
- Kiên trì chiến lược cơ cấu ngành kinh tế hướng về xuất khẩu, coi xuất khẩu hàng hoá là lợi ích sống còn là động lực mạnh mẽ phát triển kinh tế và dùng nhiều biện pháp khuyến khích hỗ trợ, đẩy mạnh sản xuất xuất khẩu; nâng cao sức cạnh tranh của các ngành hàng hóa trên thị trường quốc tế.
- Nhật Bản đã lựa chọn những ngành có lợi thế so sánh động, những ngành có khả năng tăng năng suất cao; những ngành được mở rộng trong tương lai; những ngành có nền tảng công nghệ cao để đưa ra cơ cấu công nghiệp trung và dài hạn. Nhật Bản cũng coi trọng và chú ý phát triển nông nghiệp, tạo điều kiện, hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn để nông nghiệp đảm bảo nhu cầu trong nước, đảm bảo lương thực, đảm bảo sự ổn định để phát triển.
- Đa dạng hoá cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, kể cả mặt hàng chủ lực. Hướng mạnh vào xuất khẩu những sản phẩm có lợi thế so sánh, có khả năng làm gia tăng tổng kim ngạch xuất khẩu, phù hợp với từng thời kỳ và mức độ công nghiệp hóa, đáp ứng theo sự biến động của thị trường.
- Nhật Bản đã di chuyển lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, từ công nghiệp sang dịch vụ; chuyển mạnh từ lao động ít kỹ năng sang lao động nhiều kỹ năng; tăng cường đào tạo người vừa trung thành với công ty vừa năng động sáng tạo.
- Nhật Bản đã kết hợp vai trò của nhà nước và sự năng động của thị trường trong việc thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế. Chính phủ Nhật Bản đã tăng cường can thiệp vào nền kinh tế với nhiều công cụ khá đa dạng thông qua các chính sách, kế họach định hướng phát triển.
1.3.1.2. Kinh nghiệm Hàn Quốc
Hàn Quốc là một nước công nghiệp mới phát triển xếp là nước có kinh tế thị trường đứng thứ 11 trên thế giới. Hàn Quốc đã chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, khu vực: tăng tỷ trọng công nghiệp trong GDP từ 33,6% năm 1975 lên 43,2% năm 1995 và 40,2% năm 2001; tăng tỷ trọng ngành dịch vụ từ 42% GDP vào năm 1975 lên 50,9% năm 1995 và năm 2001 là 54,6%; giảm tỷ trọng nông nghiệp trong GDP từ hơn 60% xuống còn 24,5% vào năm 1975; 6,2% năm 1995 và chỉ còn 5,2% vào năm 2001. Có sự chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế ngành như trên là do:
- Hàn Quốc lựa chọn mô hình chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá “rút ngắn”: rút ngắn thời kỳ xây dựng cơ cấu ngành thay thế nhập khẩu, nhanh chóng chuyển sang xây dựng cơ cấu ngành hướng về xuất khẩu. Quá trình chuyển đổi cơ cấu ngành của Hàn Quốc bắt đầu từ cơ cấu nông nghiệp sang cơ cấu công nghiệp, từ công nghiệp nặng sử dụng nhiều vốn sang công nghiệp sử dụng công nghệ cao nhưng với thời gian rút ngắn hơn.
- Lựa chọn cơ cấu ngành dựa trên lợi thế so sánh của đất nước. Những năm 1960, để khai thác và sử dụng nguồn lao động dồi dào, Hàn Quốc phát triển mạnh các ngành công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động như dệt may, tơ sợi, giày dép và các sản phẩm thuộc da. Vào thập niên 1970 lựa chọn các
ngành công nghiệp nặng và công nghiệp hoá chất, ưu tiên phát triển các ngành công nghệ cao. Đã chuyển đổi cơ cấu công nghiệp nặng sử dụng nhiều vốn sang công nghiệp sử dụng công nghệ cao.
- Thực thi linh hoạt chính sách tự do hoá thương mại, nới lỏng các hạn chế đối với việc nhập khẩu các mặt hàng chế tạo thực hiện tự do hoá nhập khẩu; giảm tỷ lệ thuế quan bình quân từ 23,7% năm 1983 xuống 8,9% năm 1993; bỏ hàng rào phi thuế quan đối với nhiều loại hàng hoá và dịch vụ, kể cả dich vụ tài chính; đơn giản hóa các thủ tục nhập khẩu, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
- Đã từng bước thực hiện tự do hoá đầu tư nước ngoài. Để tăng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, Hàn Quốc tăng cường cải thiện môi trường đầu tư, tạo hành lang pháp lý, có chính sách ổn định tiền lương, giá thuê đất, ủng hộ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ; khuyến khích các nhà đầu tư chuyển giao công nghệ, kỹ thuật tiên tiến và đặc biệt là cải cách thể chế.
- Chuyển đổi cơ cấu nhập khẩu, lựa chọn một cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu linh hoạt theo hướng đa dạng hoá để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Suốt ba thập kỷ qua, thị trường xuất khẩu chính của Hàn Quốc là Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu và Đông Nam Á.
- Khi xu hướng khu vực hóa tăng lên, môi trường trong nước và thương mại quốc tế phát triển bất lợi, Hàn Quốc đã cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển các ngành cần nhiều lao động, công nghệ thấp sang các nước Đông Nam Á, Trung Quốc, Caribê và phát triển các ngành công nghệ cao để cạnh tranh với hàng hóa của Mỹ, Nhật Bản. Khi cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ xảy ra, mặt trái của sự phát triển quá nóng vội và cơ cấu kinh tế bất cân đối của Hàn Quốc đã bộc lộ rõ, chính điều này đã làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc giảm sút và tình hình chính trị - xã hội bất ổn. Trước thực tế này, Hàn Quốc đã tiến hành những điều chỉnh mới, ưu tiên đẩy mạnh cải cách chính sách tài chính - tiền tệ, khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng, tái cơ cấu kinh tế theo hướng tự do hóa thương mại, đầu tư, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật không ngừng để phát triển và hội nhập vào nền kinh tế thế giới [17].
Qua phân tích những thành tựu và kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của một số nền kinh tế đã, đang phát triển và chuyển đổi có thể rút ra một số bài học sau đây:
● Nâng cao khả năng tiếp thu công nghệ, hoàn chỉnh môi trường để công nghệ đó phát huy hiệu quả với phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế quốc dân thông qua chính sách đào tạo và phát triển. Đào tạo đội ngũ lao động có chất lượng cao, đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực, tư duy mới, thông thạo ngoại ngữ để chủ động trong các chương trình đàm phán, xây dựng các chính sách kinh tế.
● Thực hiện ổn định kinh tế vĩ mô, cung cấp các kết cấu hạ tầng tốt, tạo môi trường pháp lý rõ ràng, nhất quán, bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh.
● Cải cách và phát triển hệ thống tài chính - tiền tệ quốc gia phù hợp với sự di chuyển nhanh và phổ biến của dòng vốn đầu tư gián tiếp quốc tế. điều chỉnh cơ cấu vốn vay, trả nợ một cách linh hoạt và có sự kiểm soát theo hướng cân đối với quy hoạch đầu tư phát triển, cơ cấu ngành đã lựa chọn.
● Kiên trì mô hình kinh tế thị trường mở và hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế dựa vào tăng trưởng xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh “tĩnh” và “động” của đất nước.
● Đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, phát triển thị trường chứng khoán để huy động vốn, thu hút vốn nước ngoài, phát huy nguồn vốn trong nước, thực hiện đầu tư theo cơ cấu ngành đã chọn.
● Điều chỉnh cơ cấu ngành kinh tế theo hướng rút ngắn, chuyển từ cơ cấu phát triển các ngành có hàm lượng lao động cao sang phát triển các ngành có hàm lượng vốn, công nghệ cao có khả năng thích ứng với tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, đứng vững được trong cạnh tranh cả trên thị trường trong nước và nước ngoài.Chọn lựa những ngành có thế mạnh để mở cửa cạnh tranh, chỉ bảo hộ cho những ngành, lĩnh vực có khả năng cạnh tranh trong tương lai, bảo hộ có chọn lọc, có địa chỉ và có thời hạn.
● Việc hoạch định chính sách cơ cấu ngành kinh tế quốc gia theo hướng khai thác có hiệu quả nguồn lực bên trong và bên ngoài, phù hợp với tiến trình hội nhập, thích ứng với chuyển đổi kinh tế khu vực và thế giới cần tính đến vai trò của thể chế kinh tế toàn cầu, tổ chức kinh tế khu vực như WTO, APEC, AFTA..
● Tăng cường sự điều chỉnh thị trường đối với việc chọn lựa ngành, lĩnh vực đầu tư kinh doanh, phân bổ nguồn lực; giảm bớt can thiệp trực tiếp của Nhà nước vào các hoạt động của doanh nghiệp.
● Phát triển cơ cấu hàng hoá xuất khẩu theo hướng đa dạng hoá, lựa chọn mặt hàng xuất khẩu chủ lực phù hợp tiến trình chuyển dịch cơ cấu ngành trong từng thời kỳ. Thực hiện đa dạng hoá thị trường xuất khẩu để tăng kim ngạch xuất khẩu, đồng thời tránh lệ thuộc quá mức vào thị trường nước ngoài.
1.3.2. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành từ các địa phương trong nước trong nước
● Đẩy mạnh công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và sản xuất đồng thời cung cấp các thông tin thị trường cần thiết và có sự hỗ trợ cụ thể cho mỗi hộ sản xuất để có thể thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất nhanh và đạt hiệu quả cao.
Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm là một quá trình không thể thiếu trong thời đại hiện nay. Lợi ích của nó mang lại rất lớn. Chẳng hạn ở xã Quỳnh Thắng huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An khi hạch toán đối với cây dứa cho thấy suất đầu tư khoảng 6 tấn phân NPK cho một ha, thời gian đầu do chưa chủ động được chồi giống nên phải nhập với giá 600-650 đồng/chồi, nay nhờ áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật nên đã giảm được suất đầu tư giống xuống còn một nữa [36].
Vì vậy, việc cung cấp thông tin thị trường cần thiết là một trong những điểm rất mới và thiết thực đối với mỗi hộ, mỗi vùng sản xuất. Ở thành phố Hồ Chí Minh đã hình thành các trung tâm giao dịch mua bán sỉ và lẻ cho mỗi loại
cây, con, lập các trang Web để triển khai mua bán, tìm đối tác qua các chợ trên mạng Internet, thành lập trung tâm tư vấn hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp nông nghiệp.
● Phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản. Củng cố, sắp xếp và phát triển doanh nghiệp quốc doanh, ngoài quốc doanh
Đối với những địa phương là các vùng đồng bằng ven biển thì việc phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản và các Trung tâm nghiên cứu sản xuất giống thuỷ sản là rất quan trọng. Chẳng hạn như ở An Giang, “toàn tỉnh có 4 nhà máy chế biến thuỷ sản đông lạnh trong đó có 1 nhà máy của tư nhân với công suất thiết kế trên 12.000 tấn/năm với trang thiết bị hiện đại” [16,84], đã góp phần không nhỏ trong việc nâng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của An Giang lên trên 66 triệu USD năm 2002 và giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương.
● Tạo môi trường thuận lợi, thu hút mọi nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, đồng thời hai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước.
Vốn là điều kiện quan trọng trong phát triển của một nền kinh tế. Vì vậy, việc tập trung tìm kiếm các giải pháp để thu hút vốn đầu tư luôn được các địa phương quan tâm và đặt lên hàng đầu. Tỉnh Hải Dương “tỉnh luôn coi trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để tạo tiền đề và điều kiện cho việc phát triển các vùng trọng điểm, các ngành mũi nhọn”. Tổng số vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản ở Hải dương trong 4 năm (1996-1999) là 7.409 tỉ đồng. Trong năm 2001, toàn tỉnh có 36 dự án đầu tư nước ngoài và 42 dự án đầu tư trong nước” [5,41].
● Lấy hiệu quả kinh doanh thực tế là yếu tố động lực quan trọng nhất cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu sản xuất trong nội bộ ngành
Những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Hà Tây đã có bước phát triển kinh tế khá: tăng trưởng
kinh tế hàng năm trong giai đoạn 1996-2000 là 7,3%, năm 2002 là 9,8%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 48,03% (1995) xuống còn 35,9% (2002), cũng trong thời kỳ này tỷ trọng công nghiệp xây dựng tăng từ 25,3% lên 34,6%; dịch vụ du lịch từ 26,3% lên 29,55%. Trong từng ngành kinh tế cũng có những chuyển biến đáng kể.
Về nông nghiệp, khu vực kinh tế nông - lâm - thuỷ sản đã chuyển dịch khá mạnh mẽ theo hướng sản xuất hàng hoá với cơ cấu đa dạng, vừa khai thác lợi thế, tiềm năng của từng vùng sinh thái, tăng nhanh năng suất, chất lượng và hiệu quả, vừa nâng sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dần từ cây lương thực sang thâm canh các loại cây trồng khác gắn với đa dạng hoá các con vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Nếu năm 1998 ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng 68,2% thì đến năm 2001 chỉ còn 63,5%; với thời gian tương ứng, ngành chăn nuôi tỷ trọng tăng từ 29,8% lên 35,3% theo hướng nạc hoá đàn lợn.
Về công nghiệp, phát huy thế mạnh của mình tỉnh tập trung đầu tư các công trình khuyến công, mở rộng các làng nghề; nhất là khôi phục các ngành nghề truyền thống và phát triển thêm nghề mới. Hiện nay, Hà Tây có 900 làng có nghề, chiếm 56,26% tổng số làng nghề của tỉnh, trong đó 106 làng nghề được công nhận là làng nghề truyền thống. Kinh tế làng nghề phát triển đã đóng vai trò quan trọng trong phát triển ngành công nghiệp chế biến, góp phần phát triển ngành công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn tỉnh Hà Tây. Ngành công nghiệp tiêu dùng không ngừng tăng. Nếu năm 1995 ngành sản xuất chế biến thực phẩm đồ uống đạt tỷ trọng 23,2%, ngành sản xuất trang phục là 2% thì năm 2001 các tỷ trọng tương ứng là 34,79% và 6,54% góp phần cung ứng cho thị trường tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu. Mặt khác nhờ chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, kinh