Một số giải pháp để phát triển nông, lâm, ngư nghiệp

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện phong điền tỉnh thừa thiên huế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa (Trang 113 - 115)

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.2.1.5.Một số giải pháp để phát triển nông, lâm, ngư nghiệp

● Giải pháp về cơ chế chính sách

Cần có cơ chế hỗ trợ, khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế trang trại tập; hỗ trợ vốn vay phát triển sản xuất cho nông dân; thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào các dự án phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm nông-lâm-ngư nghiệp, đặc biệt là đầu tư phát triển các cây trồng, vật nuôi có thế mạnh của huyện, tạo các sản phẩm hàng hóa khối lượng lớn và xuất khẩu. Có chính sách khuyến khích đầu tư vào vùng gò đồi, miền núi, vùng cát nội đồng và ven biển, phát triển các mô hình kinh tế trang trại, kinh tế vườn...

● Giải pháp về khoa học công nghệ

Đẩy mạnh ứng dụng những giống cây, con có năng suất cao, chất lượng tốt; khả năng chống chịu bệnh tốt và phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện. Tăng cường liên kết và hợp tác "bốn nhà" (nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nông) trong phát triển nông lâm thuỷ sản, ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong các khâu bảo quản sau thu hoạch, chế biến nông thuỷ sản. Có các chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư đưa các công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất.

● Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực

Có chính sách, chế độ đãi ngộ để thu hút lao động kỹ thuật chuyên môn như các kỹ sư thuỷ sản, nông nghiệp, lâm nghiệp đến công tác ổn định và lâu

dài tại huyện; đồng thời tăng cường và bồi dưỡng cán bộ quản lý nông lâm ngư nghiệp của huyện; tập huấn kỹ thuật, nghiệp vụ cho người dân thông qua những chương trình khuyến nông khuyến lâm khuyến ngư...

● Phát triển kinh tế trang trại

Mô hình sản xuất này sẽ là mô hình chủ yếu trong thời gian tới trong sản

xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các trang trại, gia trại cây trồng, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản... với quy mô lớn nhằm tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị hàng hoá, giá trị xuất khẩu.

● Tiếp tục thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa

Khuyến khích, tạo điều kiện cho người dân đổi ruộng, liên kết tích tụ ruộng đất, phát triển sản xuất nông nghiệp với qui mô tập trung, có điều kiện để ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật mới, tạo nền tảng cho công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

4.2.2. Ngành công nghiệp - TTCN

4.2.2.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển chung

- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp-TTCN tăng trưởng với tốc độ cao, tạo bước đột phá thúc đẩy phát triển kinh tế huyện. Nâng cao vai trò, vị trí của ngành công nghiệp-TTCN trở thành động lực, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo nền tảng cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

- Tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp thị trấn Phong Điền, cụm công nghiệp Hoà Bình Chương, tạo môi trường thuận lợi, thu hút các dự án công nghiệp lớn, tạo sản phẩm mũi nhọn như xi măng, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, phân bón, sản phẩm nông, lâm, hải sản chế biến...

- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp nông thôn với qui mô vừa và nhỏ, phù hợp với điều kiện sản xuất và trình độ lao động. Hình thành một số cụm, điểm công nghiệp tập trung trên địa bàn các tiểu vùng, tạo các hạt kinh tế. Chú

trọng khôi phục, mở rộng các ngành nghề TTCN, các làng nghề truyền thống tạo nhiều việc làm mới, cho sản phẩm hàng hoá xuất khẩu. Mạnh dạn du nhập các ngành nghề mới có giá trị kinh tế, đem lại hiệu quả kinh tế cao và thu hút được nhiều lao động.

- Đầu tư chiều sâu cải tiến máy móc thiết bị, tiếp cận công nghệ mới trong từng doanh nghiệp, từng hộ sản xuất, đặc biệt là trong các ngành mũi nhọn nhằm tăng hiệu quả sản xuất và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

- Phát triển công nghiệp trong mối quan hệ phát triển hài hòa với các ngành kinh tế khác như nông-ngư nghiệp, dịch vụ-du lịch; chú trọng gắn phát triển công nghiệp với chống ô nhiễm môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững.

Mục tiêu phát triển

- Phấn đấu thời kỳ 2006-2010, giá trị sản xuất công nghiệp (giá CĐ 1994) tăng bình quân 34%/năm, đến năm 2010 đạt 304 tỉ đồng. Thời kỳ 2011-2015, giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 25%/năm, đến năm 2015, đạt 927 tỉ đồng. Thời kỳ 2016-2020, giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 20%/năm, đến năm 2020 đạt 2.306 tỉ đồng.

- Trong cơ cấu toàn nền kinh tế, tỉ trọng riêng ngành công nghiệp (không kể xây dựng) chiếm 36,7% vào năm 2010, năm 2020 tăng lên 41,8%.

- Dự kiến đến năm 2010, ngành công nghiệp-xây dựng sẽ thu hút khoảng 13,3 nghìn lao động, chiếm 25,4% lao động xã hội; năm 2020 thu hút 22,8 nghìn lao động, chiếm 40%.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện phong điền tỉnh thừa thiên huế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa (Trang 113 - 115)