CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ CÁC NGÀNH SẢN XUẤT

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện phong điền tỉnh thừa thiên huế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa (Trang 59)

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1.CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ CÁC NGÀNH SẢN XUẤT

3.1.1. Một số chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của huyện Phong Điền

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, xã hội chúng ta phải thừa nhận rằng, đường lối, chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước ta đã chứng minh trên thực tiễn và hoàn toàn phù hợp với thực tế khách quan rằng con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là con đường đúng đắn, điều này được thể hiện xuyên suốt trong các Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, VIII, XI và X.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII xác định: Phát triển công nghiệp, công nghệ đến năm 2000 theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng giai cấp công nhân trong giai đoạn mới. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII xác định phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, được thể hiện rất rõ nét với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh và mục tiêu đến năm 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. [9,80] Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng tiếp tục khẳng định "phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới,

đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa" với mục tiêu đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại [10,159] và Nghị quyết chuyên đề số 15 Hội nghị Trung ương 5 khóa IX tháng 3 năm 2002 về "công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn". Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng khẳng định tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa với phát triển kinh tế tri thức [11,25].

Trên cơ sở các chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa được nêu trên. Chính phủ đã ban hành một số chính sách cụ thể có tác động trực tiếp đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của một địa phương theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa như sau:

- Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 135 ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ;

- Chương trình quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường theo Quyết định số 104 ngày 25/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ;

- Chương trình phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cơ sở hạ tầng làng nghề nông thôn theo Quyết định số 132 ngày 07/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ;

- Chương trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo và việc làm theo Quyết định số 143 ngày 27/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ.

- Chính sách Dồn điền đổi thửa

Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế, mục tiêu đến năm 2020, phấn đấu xây dựng Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh cơ bản đạt trình độ phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trở thành tỉnh công nghiệp trước 2-3 năm so với mức trung bình của cả nước. Là tỉnh có chất lượng nguồn nhân lực, trình độ

khoa học và công nghệ, tạo bước phát triển cao và bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa [40,85].

Trên cơ sở mục tiêu đã đề ra, UBND tỉnh đã ban hành các Quyết định về hỗ trợ khuyến khích phát triển công nghiệp - TTCN có tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của huyện Phong Điền theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa cụ thể như sau:

- Quyết định số 92/2000/QĐ-UB về chính sách sử dụng vốn sự nghiệp công nghiệp cho khuyến công địa phương;

- Quyết định số 1301/2002/QĐ-UBND về việc sửa đổi bổ sung một số chính sách sử dụng kinh phí sự nghiệp công nghiệp cho công tác khuyến công địa phương;

- Quyết định số 53/QĐ-UB ngày 13/01/2003 về một số chính sách ưu đãi đầu tư cho làng nghề;

- Quyết định số 1546/QĐ-UB ngày 12/6/2002 về ban hành một số chính sách ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh;

- Quyết định số 2971/QĐ-UB ngày 08/12/2006 về phê duyệt quy hoạch tổng thể các cụm công nghiệp - TTCN trên địa bàn tỉnh trong thời kỳ 2006-2010. Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Phong Điền lần thứ X đã xác định phát huy tốt các tiềm năng và lợi thế để chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ, từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa để đạt tốc độ tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế - xã hội cao và bền vững hơn. Tập trung phát triển công nghiệp và dịch vụ, trong đó ưu tiên đầu tư cho tiểu thủ công nghiệp để phát huy lợi thế, tiềm năng và giải quyết việc làm, đồng thời mở ra hướng phát triển mạnh về dịch vụ. Phát triển hợp lý nông nghiệp theo hướng giảm dần tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế nhưng tăng giá trị sản xuất; đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm

nâng cao giá trị, hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích trong nông nghiệp. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về hợp tác và đầu tư, tăng cường phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, khuyến khích và tạo điều kiện để thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển [3,34].

Trên cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, huyện Phong Điền đã xây dựng các chương trình để phát triển nền kinh tế Huyện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là:

- Chương trình phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn : tăng cường khả năng đầu tư chiều sâu, khai thác tốt các lợi thế để nâng cao giá trị sản xuất/đơn vị diện tích nhằm chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn có hiệu quả.

- Chương trình phát triển công nghiệp: nhằm tạo ra sự bứt phá để tăng nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tập trung đầu tư cho các cụm công nghiệp -TTCN thị trấn Phong Điền, Phong Hòa, Phong Chương, các làng nghề để thu hút đầu tư và công nghệ; phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến ở vùng đầm phá ven biển và gò đồi.

- Chương trình phát triển kết cấu hạ tầng và đô thị: nhằm tạo ra mạng lưới kết cấu hạ tầng đồng bộ, đảm bảo cho nhu cầu phát triển kinh tế và văn hóa xã hội trong giai đoạn mới.

- Chương trình phát triển khoa học và công nghệ, bảo vệ môi trường sinh thái, yêu cầu phát triển khoa học và công nghệ, nâng cao năng lực nội sinh, coi đó là nhân tố quan trọng để thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi và vùng đồng bào dân tộc: tăng cường cơ sở hạ tầng, cải thiện điều kiện sống cho vùng nghèo, vùng khó khăn, vùng dân tộc ít người.

- Chương trình về xóa đói, giảm nghèo: Lồng ghép các chương trình, dự án để khai thác tiềm năng, thế mạnh các vùng nhằm nâng cao thu nhập cộng đồng dân cư, giảm tỷ lệ hộ nghèo.

3.1.2. Tác động của các chính sách, chương trình đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của huyện Phong Điền theo hướng CNH, HĐH dịch cơ cấu kinh tế ngành của huyện Phong Điền theo hướng CNH, HĐH

Các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước ra đời đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế của tỉnh và cả nước. Phong Điền đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực đã đạt được kết quả cụ thể như sau:

Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện năm 2005 đạt 257,05 tỷ đồng (giá 1994), tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2000-2005 là 10,32%. Đây là tốc độ tăng trưởng khá cao, cao hơn tốc độ tăng bình quân của cả tỉnh (9,58%). Tuy nhiên, giá trị tuyệt đối GDP của huyện so với toàn tỉnh còn thấp, năm 2000 GDP của huyện chỉ chiếm 7,15% so với tổng GDP toàn tỉnh và năm 2005 là 7,4%.

Các chỉ tiêu so sánh về tốc độ tăng trưởng của huyện Phong Điền và toàn tỉnh thể hiện ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. So sánh tốc độ tăng trưởng GDP huyện Phong Điền với toàn tỉnh thời kỳ 2000-2005 Đơn vị tính: tỷ đồng Ngành kinh tế Năm 2005 huyện so với toàn tỉnh (%)

Phong Điền Toàn tỉnh

Năm 2000 (tỷ đồng) Năm 2005 (tỷ đồng) Nhịp độ tăng BQ (%) Năm 2000 (tỷ đồng) Năm 2005 (tỷ đồng) Nhịp độ tăng BQ (%) Tổng sản phẩm (GDP) 7,4 157,29 257,05 10,32 2.199,4 3.475,8 9,58 Trong đó: - CN -XD 3,29 19,08 43,32 17,82 652,1 1.316 15,08 - Nông nghiệp 21,02 84,04 139,81 10,72 536,8 660,4 4,23 - Dịch vụ 4,93 54,17 73,92 6,41 1.010,5 1.499,5 8,21

Nguồn: - Báo cáo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 huyện Phong Điền

- Báo cáo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 tỉnh T.T. Huế

GDP của ngành công nghiệp, xây dựng đạt tốc độ tăng trưởng cao, bình quân thời kỳ 2000-2005 tăng 17,82%, giá trị tuyệt đối năm 2005 tăng 2,27 lần

so với năm 2000. Tuy nhiên, vẫn còn chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng GDP công nghiệp xây dựng toàn tỉnh (năm 2005 chiếm 3,29%).

Sau công nghiệp, khối nông, lâm, ngư nghiệp có tốc độ tăng trưởng khá, bình quân thời kỳ 2000-2005 tăng 10,72% (toàn tỉnh tăng 4,2%), giá trị tuyệt đối năm 2005 tăng 1,66 lần so với năm 2000 và chiếm 21,02% trong tổng GDP nông, lâm ngư nghiệp toàn tỉnh.

Khối dịch vụ tăng bình quân 6,41% thời kỳ 2000-2005 (toàn tỉnh tăng bìng quân 8,2%) và chiếm 4,93% trong tổng GDP dịch vụ toàn tỉnh.

Nền kinh tế của huyện bước đầu có tích luỹ. GDP bình quân đầu người của huyện giai đoạn 2000-2005 đạt mức tăng đáng kể (tăng bình quân 8,94%). GDP bình quân đầu người của huyện năm 2005 tăng gấp 1,53 lần so với năm 2000 (theo giá cố định 1994). Song điều cần nhấn mạnh là mức chênh lệch về GDP bình quân đầu người giữa huyện và toàn tỉnh khá lớn. GDP bình quân đầu người của huyện năm 2000 chỉ bằng 78,1% GDP bình quân đầu người toàn tỉnh và đến năm 2005 tỷ lệ này giảm xuống còn 74,2%, đây là một tỷ lệ khá thấp so với các huyện khác trong tỉnh. So sánh GDP bình quân/người giữa huyện và toàn tỉnh thể hiện ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. So sánh GDP bình quân/người huyện Phong Điền và toàn tỉnh

Chỉ tiêu ĐVT 2000 2005

GDP bình quân đầu người của huyện triệu đồng 2,5 4,6

GDP bình quân đầu người toàn tỉnh “ 3,2 6,2

So sánh GDP bình quân/người của huyện với toàn tỉnh

% 78,1 74,2

Nguồn: - Báo cáo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 huyện Phong Điền

- Báo cáo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 tỉnh T.T. Huế

3.1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo nhóm ngành kinh tế

Phát triển nền kinh tế có hiệu quả không những là mục tiêu của mỗi quốc gia, mỗi ngành mà còn là mục tiêu của mỗi đơn vị sản xuất, mỗi địa phương. Để có một nền kinh tế phát triển, đòi hỏi phải có một cơ cấu kinh tế hợp lý;

quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các nhóm ngành kinh tế thể hiện xu hướng vận động và trình độ phát triển của một nền kinh tế. Vì vậy, để đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần bắt đầu từ việc phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo nhóm ngành.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo nhóm ngành kinh tế ở huyện Phong Điền thời kỳ 2000-2005 được thể hiện qua bảng 3.3

Bảng 3.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo nhóm ngành kinh tế ở huyện phong điền thời kỳ 2000-2005 (theo giá cố định 94)

Đơn vị tính: %

Năm

Nông, lâm, ngư nghiệp

Công nghiệp và

xây dựng Dịch vụ

Huyện PĐ TTH HuyệnPĐ TTH Huyện PĐ TTH

2000 53,4 24,4 12,1 29,6 34,4 45,9 2001 52,2 23,3 14,2 31,6 33,6 45,1 2002 52,2 22,1 15,7 33,2 32,1 44,6 2003 52,5 21,3 16,3 34,9 31,2 43,8 2004 52,3 20,1 17,4 36,1 30,3 43,8 2005 54,4 19 16,9 37,9 28,8 43,1 05/00(+/-) 1,0 -5,4 4,8 8,3 -5,6 -2,8

Nguồn: - Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Phong Điền 5 năm 2006-2010 - Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế 5 năm 2006-2010

Năm 2000, xét về cơ cấu giữa ba nhóm ngành kinh tế của huyện Phong Điền có trình độ phát triển thấp so với cơ cấu kinh tế chung của toàn tỉnh. Tỷ trọng nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong GDP của Huyện chiếm 54,4% trong khi toàn tỉnh là 24,1%; tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng của huyện chiếm 12,1% so với toàn tỉnh là 30,9% và tỷ trọng ngành dịch vụ là 34,4% so với 45,9% của tỉnh. Qua phân tích cơ cấu kinh tế năm 2000 của huyện Phong Điền cho thấy rằng thực trạng nền kinh tế của huyện còn lạc hậu và thuần nông, giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng cao.

Giai đoạn 2000-2005, nền kinh tế của huyện bắt đầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tỷ trọng nhóm ngành nông lâm ngư nghiệp trong cơ cấu GDP tăng 1% trong khi của toàn tỉnh giảm 5,4%; tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng huyện tăng 4,8% trong khi tỉnh tăng 8,3%; tỷ trọng ngành dịch vụ giảm 5,6%, toàn tỉnh giảm 2,8%.

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên cho thấy nền kinh tế huyện Phong Điền có sự phát triển tích cực theo hướng phá bỏ dần thế thuần nông, cơ cấu kinh tế có nội dung công nghiệp và xây dựng phát triển; nhóm ngành nông lâm ngư nghiệp có phát triển nhưng không ổn định qua từng năm do sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên.

3.1.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ các ngành sản xuất

3.1.4.1. Chuyển dịch cơ cấu nội bộ nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp

Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất (GO), giá trị gia tăng (VA) nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp

- Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất (GO) nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp

Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất (GO) nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp huyện Phong Điền trong giai đoạn 2000-2005 được thể hiện qua bảng 3.4

Bảng 3.4. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất (GO) nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp huyện Phong Điền thời kỳ 2000-2005 (giá cố định 94)

Năm Nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản

GO (tr đồng) Cơ cấu (%) GO (tr đồng) Cơ cấu (%) GO (tr đồng) Cơ cấu (%) 2000 102.426 80,2 16.619 13,0 8.614 6,7 2001 118.602 83,1 14.679 10,3 9.476 6,6 2002 134.897 85,0 14.573 9,2 9.183 5,8 2003 147.999 84,3 15.419 8,8 12.240 7,0 2004 161.296 82,9 16.929 8,7 16.413 8,4 2005 165.645 80,1 18.190 8,8 22.786 11,0 05/00(+/-) 1,1 -0,1 1,0 -4,2 1,2 4,3

Cơ cấu giá trị sản xuất nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp giai đoạn 2000-2005 chuyển dịch chậm giữa các ngành. Tỷ trọng giá trị sản xuất trong

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện phong điền tỉnh thừa thiên huế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa (Trang 59)