3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.2. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành từ các địa phương trong nước
trong nước
● Đẩy mạnh công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và sản xuất đồng thời cung cấp các thông tin thị trường cần thiết và có sự hỗ trợ cụ thể cho mỗi hộ sản xuất để có thể thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất nhanh và đạt hiệu quả cao.
Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm là một quá trình không thể thiếu trong thời đại hiện nay. Lợi ích của nó mang lại rất lớn. Chẳng hạn ở xã Quỳnh Thắng huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An khi hạch toán đối với cây dứa cho thấy suất đầu tư khoảng 6 tấn phân NPK cho một ha, thời gian đầu do chưa chủ động được chồi giống nên phải nhập với giá 600-650 đồng/chồi, nay nhờ áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật nên đã giảm được suất đầu tư giống xuống còn một nữa [36].
Vì vậy, việc cung cấp thông tin thị trường cần thiết là một trong những điểm rất mới và thiết thực đối với mỗi hộ, mỗi vùng sản xuất. Ở thành phố Hồ Chí Minh đã hình thành các trung tâm giao dịch mua bán sỉ và lẻ cho mỗi loại
cây, con, lập các trang Web để triển khai mua bán, tìm đối tác qua các chợ trên mạng Internet, thành lập trung tâm tư vấn hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp nông nghiệp.
● Phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản. Củng cố, sắp xếp và phát triển doanh nghiệp quốc doanh, ngoài quốc doanh
Đối với những địa phương là các vùng đồng bằng ven biển thì việc phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản và các Trung tâm nghiên cứu sản xuất giống thuỷ sản là rất quan trọng. Chẳng hạn như ở An Giang, “toàn tỉnh có 4 nhà máy chế biến thuỷ sản đông lạnh trong đó có 1 nhà máy của tư nhân với công suất thiết kế trên 12.000 tấn/năm với trang thiết bị hiện đại” [16,84], đã góp phần không nhỏ trong việc nâng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của An Giang lên trên 66 triệu USD năm 2002 và giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương.
● Tạo môi trường thuận lợi, thu hút mọi nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, đồng thời hai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước.
Vốn là điều kiện quan trọng trong phát triển của một nền kinh tế. Vì vậy, việc tập trung tìm kiếm các giải pháp để thu hút vốn đầu tư luôn được các địa phương quan tâm và đặt lên hàng đầu. Tỉnh Hải Dương “tỉnh luôn coi trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để tạo tiền đề và điều kiện cho việc phát triển các vùng trọng điểm, các ngành mũi nhọn”. Tổng số vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản ở Hải dương trong 4 năm (1996-1999) là 7.409 tỉ đồng. Trong năm 2001, toàn tỉnh có 36 dự án đầu tư nước ngoài và 42 dự án đầu tư trong nước” [5,41].
● Lấy hiệu quả kinh doanh thực tế là yếu tố động lực quan trọng nhất cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu sản xuất trong nội bộ ngành
Những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Hà Tây đã có bước phát triển kinh tế khá: tăng trưởng
kinh tế hàng năm trong giai đoạn 1996-2000 là 7,3%, năm 2002 là 9,8%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 48,03% (1995) xuống còn 35,9% (2002), cũng trong thời kỳ này tỷ trọng công nghiệp xây dựng tăng từ 25,3% lên 34,6%; dịch vụ du lịch từ 26,3% lên 29,55%. Trong từng ngành kinh tế cũng có những chuyển biến đáng kể.
Về nông nghiệp, khu vực kinh tế nông - lâm - thuỷ sản đã chuyển dịch khá mạnh mẽ theo hướng sản xuất hàng hoá với cơ cấu đa dạng, vừa khai thác lợi thế, tiềm năng của từng vùng sinh thái, tăng nhanh năng suất, chất lượng và hiệu quả, vừa nâng sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dần từ cây lương thực sang thâm canh các loại cây trồng khác gắn với đa dạng hoá các con vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Nếu năm 1998 ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng 68,2% thì đến năm 2001 chỉ còn 63,5%; với thời gian tương ứng, ngành chăn nuôi tỷ trọng tăng từ 29,8% lên 35,3% theo hướng nạc hoá đàn lợn.
Về công nghiệp, phát huy thế mạnh của mình tỉnh tập trung đầu tư các công trình khuyến công, mở rộng các làng nghề; nhất là khôi phục các ngành nghề truyền thống và phát triển thêm nghề mới. Hiện nay, Hà Tây có 900 làng có nghề, chiếm 56,26% tổng số làng nghề của tỉnh, trong đó 106 làng nghề được công nhận là làng nghề truyền thống. Kinh tế làng nghề phát triển đã đóng vai trò quan trọng trong phát triển ngành công nghiệp chế biến, góp phần phát triển ngành công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn tỉnh Hà Tây. Ngành công nghiệp tiêu dùng không ngừng tăng. Nếu năm 1995 ngành sản xuất chế biến thực phẩm đồ uống đạt tỷ trọng 23,2%, ngành sản xuất trang phục là 2% thì năm 2001 các tỷ trọng tương ứng là 34,79% và 6,54% góp phần cung ứng cho thị trường tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu. Mặt khác nhờ chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, kinh tế ngoài quốc doanh đã có cơ hội phát triển và nâng cao tỷ trọng, đóng góp 54,46% (1998) lên 56,61% (2001) trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp.
Dịch vụ có bước phát triển và chuyển dịch khá với nhiều loại hình, mở rộng mạng lưới khắp trong tỉnh, đáp ứng nhu cầu đa dạng của sản xuất kinh doanh và đời sống. Nhìn chung các lĩnh vực của ngành dịch vụ đều phát triển: tổng mức bán lẻ hàng hoá tăng hàng năm từ 7,5% đến 12%; khối lượng vận chuyển hành khách và hàng hoá tăng đáng kể. [19,50-54].
● Phát triển và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên vùng ao đầm nước lợ,vùng biển để nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản để đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng ngành thuỷ sản
Ở tỉnh An Giang “diện tích nuôi trồng thuỷ sản được mở rộng từ 325 ha năm 1991 lên 1.788 ha vào năm 2002; lồng bè nuôi cá tăng từ 602 cái lên 4.053 cái và nâng tổng sản lượng thuỷ sản từ 67.686 tấn lên 190.666 tấn, trong đó sản lượng nuôi từ 8.180 tấn lên 111.462 tấn. Năm 1999 sau hơn một năm triển khai thực hiện Đề án chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển thuỷ sản, toàn tỉnh lợi nhuận hơn 60 tỷ đồng” [3,84].
● Thị trường đầu ra phải đủ lớn để có thể gia tăng sản lượng mà không làm tụt giá sản phẩm, từ đó ổn định hiệu quả sản xuất
Thị trường đầu ra của sản xuất ổn định là yếu tố quan trọng giúp cho sản xuất phát triển bền vững. Ở thành phố Hồ chí Minh “việc tăng sản lượng tôm sú từ 481 tấn năm 2000 lên 6.740 tấn năm 2003, tức tăng 14 lần chỉ có thể khả thi khi có thị trường tiêu thụ lớn và khá ổn định, làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó. Cụ thể mặt hàng tôm sú của Việt Nam được tiêu thụ hết ở thành phố Hồ Chí Minh và thị trường thế giới với dung lượng còn rất lớn. Việc nuôi bò sữa của thành phố trong những năm qua cũng phát triển rất mạnh, từ 25.000 con năm 2000 đã tăng lên 49.190 con năm 2004, chiếm 60% tổng số dàn trong cả nước. Không phải vì người dân thành phố tiêu thụ hết lượng sữa tươi này hàng ngày, mà do Công ty Sữa Việt Nam mua hơn 80%” [21,43].
● Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, giữ vững ổn định tình hình chính trị và an ninh xã hội ở nông thôn
Đảng về kinh tế - xã hội. Coi trọng việc tuyên truyền, giáo dục và chỉ đạo thực hiện các nghị quyết của Đảng, pháp luật và các chính sách của Nhà nước. Kiện toàn bộ máy cấp cơ sở, nhất là cấp xã. Tăng cường phối hợp giữa chính quyền với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quản lý, kiểm tra, kiểm sát các hoạt động kinh tế - xã hội, đặc biệt trong việc huy động sức dân xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn [31,51].