Chuyển dịch cơ cấu nội bộ nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện phong điền tỉnh thừa thiên huế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa (Trang 66 - 78)

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1.4.1. Chuyển dịch cơ cấu nội bộ nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp

Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất (GO), giá trị gia tăng (VA) nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp

- Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất (GO) nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp

Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất (GO) nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp huyện Phong Điền trong giai đoạn 2000-2005 được thể hiện qua bảng 3.4

Bảng 3.4. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất (GO) nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp huyện Phong Điền thời kỳ 2000-2005 (giá cố định 94)

Năm Nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản

GO (tr đồng) Cơ cấu (%) GO (tr đồng) Cơ cấu (%) GO (tr đồng) Cơ cấu (%) 2000 102.426 80,2 16.619 13,0 8.614 6,7 2001 118.602 83,1 14.679 10,3 9.476 6,6 2002 134.897 85,0 14.573 9,2 9.183 5,8 2003 147.999 84,3 15.419 8,8 12.240 7,0 2004 161.296 82,9 16.929 8,7 16.413 8,4 2005 165.645 80,1 18.190 8,8 22.786 11,0 05/00(+/-) 1,1 -0,1 1,0 -4,2 1,2 4,3

Cơ cấu giá trị sản xuất nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp giai đoạn 2000-2005 chuyển dịch chậm giữa các ngành. Tỷ trọng giá trị sản xuất trong cơ cấu nhóm ngành lâm nghiệp đã giảm từ 13% năm 2000 xuống còn 8,8% vào năm 2005 (giảm 4,2%), tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trong giai đoạn này là 1%. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp trong cơ cấu nhóm ngành đã giảm không đáng kể từ 80,2,% năm 2000 xuống 80,1% năm 2005 (giảm 0,1%), tốc độ tăng giá trị sản xuất trong giai đoạn này là 1,1%. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành thủy sản trong cơ cấu nhóm ngành đã tăng mạnh hơn từ 6,7% năm 2000 lên 11% năm 2005 (tăng 4,3%), tốc độ tăng giá trị sản xuất trong giai đoạn này là 1,2%.

- Chuyển dịch cơ cấu giá trị gia tăng (VA) nhóm ngành nông, lâm ngư nghiệp

Chuyển dịch cơ cấu giá trị gia tăng (VA) nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp huyện Phong Điền trong giai đoạn 2000-2005 được thể hiện qua bảng 3.5

Bảng 3.5. Chuyển dịch cơ cấu giá trị gia tăng (VA) nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp huyện Phong Điền thời kỳ 2000-2005 (giá cố định 94)

Năm Nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản

VA (tr đồng) Cơ cấu (%) VA (tr đồng) Cơ cấu (%) VA (tr đồng) Cơ cấu (%) 2000 68.600 81,7 9.200 11,0 6.200 7,4 2001 74.000 82,8 9.100 10,2 6.300 7,0 2002 82.500 84,4 9.000 9,2 6.200 6,3 2003 91.100 84,4 9.600 8,9 7.200 6,7 2004 94.600 79,4 9.700 8,1 14.900 12,5 2005 97.500 69,7 10.000 7,2 32.300 23,1 05/00(+/-) 1,1 -11,9 1,0 -3,8 1,4 15,7

Nguồn: Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Phong Điền 5 năm 2006-2010

Trong giai đoạn 2000-2005, cơ cấu giá trị gia tăng nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp đã có sự chuyển dịch với tốc độ nhanh giữa các ngành. Tỷ trọng giá trị gia tăng trong cơ cấu nhóm ngành nông nghiệp đã giảm từ 81,7%

năm 2000 xuống còn 69,7% năm 2005 (giảm 11,9%), tốc độ tăng trưởng của giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp trong giai đoạn này là 1,1%. Tỷ trọng giá trị gia tăng trong cơ cấu nhóm ngành lâm nghiệp đã giảm từ 11% năm 2000 xuống còn 7,2% vào năm 2005 (giảm 3,8%), tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của ngành lâm nghiệp trong giai đoạn này là 1%. Tỷ trọng giá trị gia tăng ngành thủy sản trong cơ cấu nhóm ngành đã tăng mạnh hơn từ 7,4% năm 2000 lên 23,1% năm 2005 (tăng 15,7%), tốc độ tăng giá trị gia tăng trong giai đoạn này là 1,4%.

Như vậy, qua phân tích quá trình tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất (GO) và giá trị gia tăng (VA) nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp huyện Phong Điền giai đoạn 2000-2005 cho chúng ta thấy rằng thực trạng chuyển dịch cơ cấu trên là hoàn toàn phù hợp với xu hướng khách quan của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp của huyện.

● Cơ cấu giá trị sản xuất (GO) và giá trị gia tăng (VA) của ngành nông nghiệp

- Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất (GO) trong nội bộ ngành nông nghiệp

Chuyển dịch cơ cấu gia trị sản xuất (GO) trong nội bộ ngành nông nghiệp huyện Phong Điền giai đoạn 2000-2005 được thể hiện qua bảng 3.6

Bảng 3.6. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất (GO) nhóm ngành nông nghiệp huyện Phong Điền thời kỳ 2000-2005 (giá cố định 94)

Năm Trồng trọt (TT) Chăn nuôi (CN) Dịch vụ TT, CN

GO (tr đồng) Cơ cấu (%) GO (tr đồng) Cơ cấu (%) GO (tr đồng) Cơ cấu (%) 2000 69.958 68,3 22.554 22,0 9.914 9,7 2001 73.534 62,0 30.098 25,4 14.970 12,6 2002 84.658 62,8 34.765 25,8 15.450 11,5 2003 92.279 62,4 39.445 26,7 16.275 11,0 2004 103.969 64,5 40.575 25,2 16.752 10,4 2005 109.786 66,3 39.329 23,7 16.530 10,0 05/00(+/-) 1,1 -2,0 1,1 1,7 1,1 0,3

Giai đoạn 2000-2005, cơ cấu giá trị sản xuất trong nội bộ ngành nông nghiệp huyện Phong Điền chuyển dịch chậm và phát triển không ổn định, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện tự nhiên. Trong sản xuất nông nghiệp, trồng trọt vẫn là ngành sản xuất chủ yếu, chiếm tỷ trọng 68,3% trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2000, giảm xuống còn 66,3% vào năm 2005 (giảm 2%), tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành trồng trọt trong giai đoạn này là 1,1%. Chăn nuôi là ngành có điều kiện phát triển nhưng do dịch bệnh kéo dài làm ảnh hưởng đến giá trị sản xuất của ngành, tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi chiếm 22% năm 2000, tăng lên 23,7% năm 2005 (tăng 1,7%), tốc độ tăng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi trong giai đoạn này là 1,1%. Dịch vụ trồng trọt, chăn nuôi chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp từ 9,7% đến 10% và tăng 0,3% toàn giai đoạn nhưng tốc độ tăng giá trị sản xuất của ngành dịch vụ trồng trọt và chăn nuôi trong giai đoạn này vẫn là 1,1%.

- Chuyển dịch cơ cấu giá trị gia tăng (VA) trong nội bộ ngành nông nghiệp

Chuyển dịch cơ cấu gia trị gia tăng (VA) trong nội bộ ngành nông nghiệp huyện Phong Điền giai đoạn 2000-2005 được thể hiện qua bảng 3.7

Bảng 3.7. Chuyển dịch cơ cấu giá trị gia tăng (VA) nhóm ngành nông nghiệp huyện Phong Điền thời kỳ 2000-2005 (giá cố định 94)

Năm Trồng trọt (TT) Chăn nuôi (CN) Dịch vụ TT, CN

VA (tr đồng) Cơ cấu (%) VA (tr đồng) Cơ cấu (%) VA (tr đồng) Cơ cấu (%) 2000 48.157 70,2 14.475 21,1 5.968 8,7 2001 46.990 63,5 18.500 25,0 8.510 11,5 2002 54.120 65,6 18.480 22,4 9.900 12,0 2003 55.844 61,3 25.690 28,2 9.566 10,5 2004 64.233 67,9 19.961 21,1 10.406 11,0 2005 66.983 68,7 21.450 22,0 9.068 9,3 05/00(+/-) 1,1 -1,5 1,1 0,9 1,1 0,6

Trong giai đoạn 2000-2005, cơ cấu giá trị gia tăng trong nội bộ ngành nông nghiệp huyện Phong Điền chuyển dịch rất chậm, hầu như không đáng kể. Trong sản xuất nông nghiệp, trồng trọt vẫn là ngành sản xuất chủ yếu, tỷ trọng giá trị gia tăng trong cơ cấu nhóm ngành trồng trọt năm 2000 là 70,2%, giảm xuống 68,7% năm 2005 (giảm 1,5%), tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của ngành trong giai đoạn này là 1,1%. Tỷ trọng giá trị gia tăng trong cơ cấu nhóm ngành chăn nuôi tăng rất chậm, hầu như không đáng kể từ 21,1% năm 2000 lên 22% năm 2005 (tăng 0,9%), tốc độ tăng giá trị gia tăng của ngành trong toàn giai đoạn là 1,1%. Quá trình chuyển dịch cơ cấu giá trị gia tăng nhóm ngành trồng trọt và chăn nuôi diễn ra rất chậm nên chuyển dịch cơ cấu nhóm ngành dịch vụ trồng trọt, chăn nuôi cũng diễn ra rất chậm; tỷ trọng giá trị gia tăng trong cơ cấu nhóm ngành dịch vụ chăn nuôi, trồng trọt năm 2000 là 8,7% và đến năm 2005 là 9,3% (tăng 0,6%), tốc độ tăng giá trị gia tăng của ngành là 1,1%.

Qua phân tích sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất (GO) giá trị gia tăng (VA) của ngành nông nghiệp cho thấy rằng nền nông nghiệp huyện còn mang nặng tính thuần nông, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của huyện. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng ta cần xem xét chuyển dịch diện tích gieo trồng và tốc độ phát triển của đàn gia súc, gia cầm của huyện giai đoan 2000-2005. Được thể hiện cụ thể trong bảng 3.8 và 3.9

Cơ cấu diện tích gieo trồng các loại cây trồng của huyện Phong Điền thời kỳ 2000-2005 hầu như ít biến động; diện tích gieo trồng cây lương thực chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu diện tích gieo trồng các loại cây của huyện, chiếm 72,6% (năm 2000) và tăng lên trong các năm tiếp theo. Rau đậu các loại có giá trị kinh tế cao, tỷ trọng diện tích gieo trồng thấp và có xu hướng giảm từ 5,6% (năm 2000) xuống còn 5,2% (năm 2005). Cây công nghiệp hàng năm, cơ cấu giảm từ 16,4% (năm 2000) xuống còn 13,2% (năm 2005). Cây công

nghiệp lâu năm chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu gieo trồng nhưng lại tăng đều qua các năm, tăng từ 4,8% (năm 2000) lên 7,8% (năm 2005). Cây ăn quả có tỷ trọng diện tích gieo trồng rất nhỏ từ 0,3% đến 1,7% trong cơ cấu gieo trồng các loại cây.

Bảng 3.8. Cơ cấu diện tích gieo trồng các loại cây trồng ở huyện Phong Điền thời kỳ 2000-2005

Đơn vị tính: %

STT Loại cây trồng Năm

2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tổng cộng 100 100 100 100 100 100 1 Cây lương thực 72,7 78,4 76,9 76,1 75,4 75,0

2 Rau đậu các loại 5,6 6,2 5,9 5,7 5,3 5,2

3 Cây công nghiệp hàng năm 16,4 10,8 11,3 11,0 10,2 10,2

4 Cây công nghiệp lâu năm 4,8 4,1 5,3 6,5 7,3 7,8

5 Cây ăn quả 0,3 0,4 0,4 0,5 1,5 1,7

6 Cây khác 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phong Điền năm 2003, 2005

Hiện nay, huyện Phong Điền còn 19.402,15 ha đất chưa sử dụng, chiếm 17,4% trong tổng diện tích đất chưa sử dụng của toàn tỉnh. Diện tích đất trống này có thể khai thác để phát triển các loại cây trồng mang giá trị kinh tế cao như cao su, lạc, sắn và cây lâm nghiệp. Để chuyển dịch cơ cấu kinh tế cây trồng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần phải đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, tạo ra các vùng cây chuyên canh có giá trị kinh tế cao như cao su, sắn nguyên liệu, lạc, cây ăn quả, rau sạch và chuyển đổi một số diện tích đất trồng cây lương thực có hiệu quả thấp sang nuôi trồng thủy sản hoặc trồng các loại cây khác có giá trị kinh tế cao hơn.

Ngành chăn nuôi của huyện Phong Điền phát triển bấp bênh do trong những năm trở lại đây dịch cúm gia cầm bùng phát trên diện rộng. Nhà nước có chủ trương hạn chế phát triển nuôi gia cầm và đồng thời sản phẩm gia cầm

không tiêu thụ được nên người dân đã giảm nuôi gia cầm và chuyển sang nuôi gia súc hoặc làm những ngành nghề khác. Tính cả giai đoạn 2000-2005, tốc độ phát triển đàn trâu tăng 8,17%, đàn bò tăng 68,09%, đàn lợn tăng 55,43%, đàn gia cầm tăng 22,5%.

Bảng 3.9. Tốc độ phát triển đàn gia súc, gia cầm ở huyện Phong Điền thời kỳ 2000-2005

Năm Đàn trâu Đàn bò Đàn lợn Gia cầm

2000 100 100 100 100 2001 90,0 94,5 125,5 229,2 2002 101,1 109,2 101,0 100,4 2003 105,0 124,4 106,7 114,7 2004 107,5 122,0 106,0 91,2 2005 105,3 107,3 108,4 50,7 05/00 108,17 168,09 155,43 122,05

Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Phong Điền năm 2003, 2005

Cơ cấu giá trị sản xuất (GO) và giá trị gia tăng (VA) của ngành lâm nghiệp

- Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất (GO) nhóm ngành lâm nghiệp

Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nhóm ngành lâm nghiệp huyện Phong Điền thời kỳ 2000-2005 được thể hiện cụ thể qua bảng 3.10

Cơ cấu giá trị sản xuất trồng và nuôi rừng chiếm tỷ trọng nhỏ 8,4% (năm 2000) trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp, do công tác trồng rừng kinh tế phát triển, trở thành nghề đem lại hiệu quả cao cả về kinh tế lẫn môi trường, rừng phòng hộ được chú trọng phát triển nên cơ cấu giá giá trị sản xuất trồng và nuôi rừng có xu hướng tăng lên 21,8% (năm 2005), tăng 13,4%. Khai thác gỗ và lâm sản là hoạt động chủ yếu, đóng góp lớn nhất vào giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp huyện. Năm 2000, hoạt động này tạo ra 14.991 triệu đồng, chiếm 90,2% trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành lâm

nghiệp, cơ cấu này có xu hướng giảm trong suốt thời kỳ xuống còn 59,4% vào năm 2005 (giảm 30,8%). Dịch vụ lâm nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ 1,4% vào năm 2000 và có xu hướng tăng rất nhanh, đạt 18,9% năm 2005 (tăng 17,4%).

Bảng 3.10. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất (GO) nhóm ngành lâm nghiệp huyện Phong Điền thời kỳ 2000-2005 (giá cố định 94)

Năm Trồng và nuôi rừng Khai thác gỗ và lâm sản Dịch vụ lâm nghiệp GO (tr đồng) Cơ cấu (%) GO (tr đồng) Cơ cấu (%) GO (tr đồng) Cơ cấu (%) 2000 1.388 8,4 14.991 90,2 240 1,4 2001 2.963 20,2 9.686 66,0 2.030 13,8 2002 2.695 18,5 9.894 67,9 1.984 13,6 2003 2.845 18,5 10.354 67,2 2.220 14,4 2004 2.539 15,0 10.975 64,8 3.415 20,2 2005 4.019 21,8 10.969 59,4 3.485 18,9 05/00 (+/-) 1,2 13,4 0,9 -30,8 1,7 17,4

Nguồn: Niên giám thống kế huyện Phong Điền năm 2003, 2005

- Chuyển dịch cơ cấu giá trị gia tăng (VA) nhóm ngành lâm nghiệp

Năm 2000, cơ cấu giá trị gia tăng trồng và nuôi rừng chiếm tỷ trọng nhỏ 14,7% trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp và tạo ra giá trị tăng thêm là 1.352 triệu đồng; năm 2005 do công tác trồng rừng kinh tế phát triển, trở thành nghề đem lại hiệu quả cao cả về kinh tế lẫn môi trường, rừng phòng hộ được chú trọng phát triển nên cơ cấu giá trị gia tăng của nhóm ngành trồng và nuôi rừng có xu hướng tăng lên 26,1% (tăng 11,4%). Khai thác gỗ và lâm sản là hoạt động chủ yếu, đóng góp lớn nhất vào giá trị gia tăng của ngành lâm nghiệp huyện. Năm 2000, tỷ trọng của nhóm ngành khai thác gỗ và lâm sản chiếm 78,8% trong ngành lâm nghiệp, công tác trồng và nuôi rừng ngành càng được chú trọng nên khai thác gỗ và lâm sản ngày càng giảm trong cơ cấu ngành lâm nghiệp; năm 2005, tỷ trọng giá trị gia tăng của khai thác gỗ và lâm sản là 46,4% (giảm 32,4%). Dịch vụ lâm nghiệp chiếm tỷ trọng 6,5% vào năm 2000 và có xu hướng tăng rất nhanh, đạt 27,5% năm 2005 (tăng 21%).

Chuyển dịch cơ cấu giá trị gia tăng (VA) nhóm ngành lâm nghiệp huyện Phong Điền thời kỳ 2000-2005 được thể hiện cụ thể qua bảng 3.11

Bảng 3.11. Chuyển dịch cơ cấu giá trị gia tăng (VA) nhóm ngành lâm nghiệp huyện Phong Điền thời kỳ 2000-2005 (giá cố định 94)

Năm Trồng và nuôi rừng Khai thác gỗ và lâm sản Dịch vụ lâm nghiệp VA (tr đồng) Cơ cấu (%) VA (tr đồng) Cơ cấu (%) VA (tr đồng) Cơ cấu (%) 2000 1.352 14,7 7.250 78,8 598 6,5 2001 1.838 20,2 5.751 63,2 1.511 16,6 2002 1.935 21,5 5.382 59,8 1.683 18,7 2003 2.122 22,1 5.232 54,5 2.246 23,4 2004 2.163 22,3 5.054 52,1 2.483 25,6 2005 2.610 26,1 4.640 46,4 2.750 27,5 05/00 (+/-) 1,1 11,4 0,9 -32,4 1,4 21,0

Nguồn: Kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội 5 năm 2006-2010 của huyện Phong Điền

Qua phân tích quá trình chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất (GO), giá trị gia tăng (VA) của nhóm ngành lâm nghiệp cho chúng ta thấy rằng ngành lâm nghiệp tuy có tốc độ tăng trưởng chậm nhưng đã phát triển đúng hướng. Khâu bảo vệ, khoanh nuôi và trồng rừng được đẩy mạnh, khai thác gỗ, củi có xu hướng giảm mạnh và giữ ổn định ở mức hợp lý. Công tác khoanh nuôi bảo vệ và trồng rừng kết hợp với định canh định cư trong thời gian qua đã đạt khá, đã hình thành một số mô hình kinh tế vườn rừng, vườn đồi thực hiện nông lâm kết hợp có hiệu quả; kinh tế trang trại có xu hướng phát triển mạnh, bước đầu có tác dụng chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn.

● Cơ cấu giá trị sản xuất (GO) và giá trị gia tăng (VA) của ngành Thủy sản

- Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất (GO) nhóm ngành Thủy sản

Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nhóm ngành Thủy sản huyện Phong Điền trong giai đoạn 2000-2005 được thể hiện qua bảng 3.12

Bảng 3.12. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất (GO) nhóm ngành

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện phong điền tỉnh thừa thiên huế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa (Trang 66 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w