Một số giải pháp phát triển công nghiệp

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện phong điền tỉnh thừa thiên huế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa (Trang 117 - 118)

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.2.2.3. Một số giải pháp phát triển công nghiệp

● Giải pháp thu hút đầu tư

Phối hợp chặt chẽ cùng với tỉnh tạo cơ chế thông thoáng, cụ thể, rõ ràng nhằm khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài huyện đầu tư vào các Cụm công nghiệp trên địa bàn huyện. Có chính sách hỗ trợ về giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp, về đào tạo lao động, đặc biệt đối với doanh nghiệp thu hút nhiều lao động địa phương. Tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư, quảng bá để thu hút đầu tư. Tổ chức mời gọi các nhà đầu tư, doanh nhân thành đạt là con em quê hương Phong Điền về huyện đầu tư phát triển công nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính và giải quyết kịp thời mọi trở ngại đảm bảo về trật tự, an ninh cho các doanh nghiệp...

● Đào tạo lao động công nghiệp

Tổ chức nhiều loại hình đào tạo: đào tạo dài hạn, ngắn hạn, đào tại chỗ... nhằm tăng nhanh số lao động có tay nghề, đội ngũ công nhân kỹ thuật phục vụ phát triển của các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện. Phối hợp với các trung tâm đào tạo nghề của tỉnh, của huyện, thành phố Huế và các nhà đầu tư tổ chức đào tạo công nhân theo yêu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện. Tổ chức đào tạo lao động ngay trong quá trình sản xuất tại cơ sở, truyền nghề tại chỗ. Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật trưởng, các chủ doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho họ được học tập, đào tạo dài hạn ở các trường, các trung tâm trong và ngoài tỉnh để nâng cao trình độ lãnh đạo, quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh.

● Giải pháp khoa học-công nghệ

Chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ, sử dụng kỹ thuật tiên tiến tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường. Có chính sách ưu đãi một phần vốn tín dụng để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Hướng dẫn doanh nghiệp xúc tiến xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế (ISO) để đảm bảo sự cạnh tranh và hội nhập với thị trường khu vực và quốc tế. Tạo nguồn kinh phí cho hoạt động khoa học- kỹ thuật, quản lý tài nguyên môi trường đảm bảo cho sản xuất công nghiệp hiệu quả và phát triển bền vững.

● Giải pháp thị trường

Quan tâm mở rộng cả thị trường trong nước và quốc tế. Trước mắt phát huy nội lực trong huyện, huy động các công ty, HTX, tư nhân, các doanh nghiệp cùng bàn bạc, tháo gỡ khâu tiêu thụ hàng hóa, mở rộng thị trường. Phối hợp với trung tâm xúc tiến thương mại của tỉnh nắm bắt thông tin thị trường, tiếp thị quảng cáo, xúc tiến thương mại. Tích cực mở rộng quan hệ, liên doanh liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tìm đầu ra cho sản phẩm trên cơ sở cả đôi bên cùng có lợi. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các làng nghề, các hộ gia đình tham gia hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện phong điền tỉnh thừa thiên huế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa (Trang 117 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w