3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.5.2. Những hạn chế trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngàn hở huyện
● Trên địa bàn Huyện đã hình thành các tiểu khu tập trung sản xuất công nghiệp, các làng nghề tiểu thủ công nghiệp. Mặc dù, đã hình thành các cụm làng nghề - TTCN tập trung xong cơ sở hạ tầng đáp ứng cho nhu cầu sản xuất chưa cao. Sản phẩm hàng hóa của các làng nghề - TTCN sản xuất ra đã đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu nhưng chỉ mới qua trung gian, chưa đủ năng lực để xuất khẩu trực tiếp.
● Nền kinh tế tuy đã đạt tốc độ tăng trưởng khá nhưng thiếu bền vững. Quy mô sản xuất của các ngành kinh tế còn nhỏ bé, chưa có những công trình then chốt tạo ra được sự bứt phá để đẩy nhanh việc phát triển kinh tế-xã hội. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm, chưa theo kịp xu thế phát triển của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; cơ cấu ngành, vùng và các thành phần kinh tế chưa rõ nét, chưa chuyên sâu. Thị trấn và các trung tâm kinh tế cụm xã chưa có sức hút, thiếu năng lực cạnh tranh, chưa phát huy được vai trò động lực, hạt nhân phát triển kinh tế. Tích luỹ nội bộ thấp, thiếu vốn đầu tư cho phát triển.
● Quá trình chuyển dịch cơ cấu nông, lâm, ngư nghiệp còn chậm. Tuy năng suất, chất lượng, hiệu quả năng suất được nâng lên một bước việc sử dụng các giống cây trồng, vật nuôi mới vẫn còn hạn chế; chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi chưa mạnh mẽ; phát triển thuỷ sản chưa tương xứng với tiềm năng, chăn nuôi chưa có bước đi lâu dài và vững chắc; chưa gắn kết sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp với các cơ sở chế biến để làm tăng cao giá trị sản phẩm.
● Công nghiệp - TTCN tuy đạt được tốc độ tăng trưởng khá song chưa tạo được bước đột phá cho nền kinh tế của Huyện. Tỷ trọng công nghiệp đạt tỉ lệ thấp 21,7% cơ cấu tổng giá trị sản xuất. Khả năng ứng dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong các ngành kinh tế và trong đời sống chưa cao.
● Thương mại, dịch vụ chưa tạo được chuyển biến lớn, du lịch có tiềm năng nhưng chưa được đầu tư khai thác. Các hoạt động kinh tế, kinh doanh thương mại diễn ra chưa sôi động. Sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa còn thấp, chưa xây dựng được thương hiệu hàng hoá...
● Chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, thiếu đội ngũ lao động khoa học kỹ thuật, công nhân lành nghề. Trình độ, năng lực quản lý của một bộ phận cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ phát triển nhanh của nền kinh tế trong thời kỳ mới.
● Nhiều vấn đề xã hội bức xúc cần được giải quyết: thu nhập bình quân đầu người còn thấp. Đời sống một bộ phận dân cư ở khu vực nông thôn còn gặp khó khăn. Các tiêu cực, tệ nạn xã hội như tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại, tai nạn giao thông vẫn diễn biến phức tạp.
Chương 4
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ THEO HƯỚNG CNH, HĐH
4.1. ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ THEO HƯỚNG CNH, HĐH TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020
4.1.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước có ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế