Tình hình dân số lao động

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện phong điền tỉnh thừa thiên huế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa (Trang 46 - 48)

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.1.2.1. Tình hình dân số lao động

Dân số trung bình toàn huyện năm 2005 là 106.141 người. Trong những năm qua nhờ đẩy mạnh công tác kế hoạch hoá gia đình, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện đã giảm từ 1,4% vào năm 2000 xuống còn 1,23% năm 2005. Tốc độ phát triển dân số bình quân cả giai đoạn 2000-2005 là 1,01%.

Dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các xã đồng bằng ven thị xã, thị trấn, ven biển và ven các trục đường giao thông. Mật độ dân số bình quân toàn huyện là 111 người/km2 (toàn tỉnh 224 người/km2). Mật độ dân số cao tập trung ở các xã ven biển và thị trấn như Phong Hải 940 người/km2, Điền Hải 482 người/km2, Điền Lộc 476 người/km2, Phong Bình 442 người/km2, thị trấn Phong Điền 343 người/km2 .

Tình hình dân số giai đoạn 2001-2005 thể hiện ở Bảng 2.1.

Bảng 2.1. Dân số huyện Phong điền thời kỳ 2000-2005

Chỉ tiêu 2000 2004 2005 Số dân (người) Tỷ lệ (%) Số dân (người) Tỷ lệ (%) Số dân (người) Tỷ lệ (%) Tổng dân số 100.429 100 105.134 100 106.141 100 Trong đó: Thành thị 5.940 5,9 6.328 6,0 6.436 6,1 Nông thôn 94.489 94,1 98.806 94,0 99.705 93,9

Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Phong Điền năm 2005

Dân cư chủ yếu sinh sống bằng nghề nông và tốc độ đô thị hóa diễn ra rất chậm. Năm 2000, dân số nông thôn chiếm 94,1%, dân số thành thị chiếm 5,9% nhưng đến năm 2005 dân số nông thôn giảm xuống còn 93,9% và dân số thành thị là 6,1%.

Năm 2005, toàn huyện có khoảng 50 ngàn người trong độ tuổi lao động, chiếm khoảng 47% dân số trong đó có 88% tham gia trong các hoạt động kinh tế xã hội và dịch vụ. Trong số 89% lao động nông thôn có 62,8% làm nghề nông-lâm nghiệp, 22,5% làm nghề ngư còn lại là lao động trong nghề dịch vụ xem bảng 2.2.

Trong giai đoạn 2000-2005, thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động cũng chuyển đổi theo, số lao động làm việc trong các ngành công nghiệp-xây dựng và lĩnh vực dịch vụ tăng lên, lao động nông nghiệp giảm đi, song còn rất chậm (xem bảng 2.2). Nguyên nhân chủ yếu do ngành công

nghiệp-TTCN huyện cũng như ngành dịch vụ phát triển chậm, mặt khác do các cơ sở công nghiệp-TTCN hiện có trên địa bàn huyện không phải là các cơ sở thuộc nhóm ngành sử dụng nhiều lao động.

Vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là việc làm cho lao động nông thôn là vấn đề bức xúc, hiện chưa có hướng giải quyết, đòi hỏi có sự quan tâm hơn nữa của lãnh đạo các cấp, các ngành từ trung ương đến cấp tỉnh, cấp huyện.

Thu nhập của người dân nông thôn so với giai đoạn trước có được cải thiện, đời sống được nâng lên rõ rệt, nhưng so với mức bình quân chung toàn tỉnh thì huyện vẫn còn ở mức thấp.

Bảng 2.2. Cơ cấu lao động theo ngành huyện phong điền 2000-2005

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu Năm

2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 2005Năm

Số người trong độ tuổi lao động 100 100 100 100 100 100

- LĐ công nghiệp-xây dựng 1,7 1,9 5,0 6,8 8,9 10,2

- LĐ nông-lâm-ngư nghiệp 89,4 78,5 74,7 72,8 68,8 67,9

- Lao động dịch vụ 5,4 5,7 10,2 11,2 12,9 13,8

- Lao động khác 3,5 13,9 10,1 9,2 9,4 8,1

Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Phong Điền các năm 2003, 2005

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện phong điền tỉnh thừa thiên huế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w