PHẦN KẾT LUẬN 1 KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số tác động của dự án “giảm nghèo khu vực miền trung” đối với sự phát triển kinh tế xã hội huyện nam đông tỉnh thừa thiên huế (Trang 122 - 126)

- Địa phương

PHẦN KẾT LUẬN 1 KẾT LUẬN

1. KẾT LUẬN

Dự án “Giảm nghèo khu vực miền Trung” được đầu tư thông qua 5 hợp phần là An ninh lương thực, tạo thu nhập, nâng cao năng lực, tăng cường thể chế, hỗ trợ dự án; trong 5 hợp phần này thì các hoạt động hỗ trợ về sản xuất nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn chiếm đa phần. Đây là những hoạt động hỗ trợ rất cần thiết và có tính thiết thực cao, chúng đã mang lại hiệu quả lớn về kinh tế - xã hội cho huyện Nam Đông nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung.

Hầu hết người hưởng lợi của dự án là những người có thu nhập hộ gia đình thấp, những người chịu cảnh thiếu lương thực trong một thời gian dài, những người có tài sản nghèo nàn như đất đai cả về số lượng lẫn chất lượng. Họ là những thành viên dễ bị tổn thương nhất trong xã hội, nghèo đói, lạc hậu, trình độ dân trí thấp. Dự án được triển khai ở vùng này, nơi có địa hình hiểm trở, điều kiện khí hậu khắc nghiệt, nhất là vào mùa mưa. Bất kỳ hoạt động phát triển nào áp dụng cho vùng này thì chi phí trên một đơn vị cao hơn so với các vùng khác và việc áp dụng các kỹ thuật sẽ chậm hơn ở vùng có trình độ dân trí cao hơn. Như vậy, sự đầu tư ở đây không những mang lại hiệu quả về kinh tế mà còn có ý nghĩa về mặt xã hội.

Vì vậy, đề tài “Nghiên cứu một số tác động của dự án “Giảm nghèo khu vực miền Trung” đối với sự phát triển kinh tế - xã hội huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế” đã đi sâu nghiên cứu và giải quyết một số vấn đề sau đây:

- Hệ thống hóa và làm rõ những tác động của dự án “Giảm nghèo khu vực miền Trung” đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế

- Khảo sát kinh nghiệm của một số nước thực hiện dự án ODA trên thế giới để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

- Đánh giá tác động của “Dự án Giảm nghèo khu vực miền Trung”, thực trạng các hoạt động của dự án “Giảm nghèo khu vực miền Trung” tại huyện Nam Đông trong những năm qua về các lãnh vực kinh tế - xã hội cụ thể: giá trị sản xuất nông nghiệp, đầu tư cơ sở hạ tầng, tổng mức đầu tư của các dự án trên địa bàn, tỷ lệ hộ dùng nước hợp vệ sinh, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, dự án đã có những tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện như trình độ nhận thức của người dân đã thay đổi; đời sống người dân ổn định hơn so với trước; hệ thống đường sá được nâng cấp, xây mới; bộ mặt nông thôn của huyện đã có những chuyển biến đáng kể . . .

Bên cạnh đó dự án cũng đã có những tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện như: sự ỷ lại, trong chờ vào các chương trình, dự án của một số người dân, các tác động xấu về môi trường, các nguồn lực tự nhiên như dòng nước, môi trường tự nhiên . . .

- Luận văn cũng đã nghiên cứu đưa ra các giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm góp phần tăng cường hiệu quả các hoạt động của dự án “Giảm nghèo khu vực miền Trung” tại huyện Nam Đông nhằm có những tác động tích cực của dự án “Gỉam nghèo khu vực miền Trung” đối với sự phát triển kinh tế - xã hội huyện Nam Đông trong giai đoạn tới.

- Một số hạn chế của luận văn: phạm vi nội dung nghiên cứu được giới hạn bởi một số nội dung chủ yếu nên có một số nội dung chưa có đủ điều kiện để phân tích sâu hơn. Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập, tổng hợp từ số liệu điều tra từ ý

kiến của hộ hưởng lợi trực tiếp từ dự án mang tính định tính nên có thể có những sai lệch nhỏ do ý kiến chủ quan của người được phỏng vấn

Tóm lại:

Việc nghiên cứu đánh giá một số tác động của “ Dự án Giảm nghèo khu vực miền Trung” trên cơ sở phân tích các hoạt động của dự án để có những giải pháp góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội huyện Nam Đông là hết sức cần thiết, vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn đối với dự án nói riêng và huyện Nam Đông nói chung. Kết quả cuối cùng của đề tài nghiên cứu và cũng là nguyện vọng của tác giả là làm thế nào để nâng cao hiệu quả các hoạt động của “Dự án Giảm nghèo khu vực miền Trung” nhằm góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội huyện Nam Đông.

2. KIẾN NGHỊ

Để nâng cao hiệu quả các hoạt động của “Dự án Giảm nghèo khu vực miền Trung” nhằm góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội huyện Nam Đông theo đúng mục tiêu và định hướng đã đặt ra, chúng tôi kiến nghị một số vấn đề cơ bản sau:

2.1. Kiến nghị đối với ADB

Thứ nhất, điều chỉnh mức đấu thầu cạnh tranh trong nước từ 1 tỷ đến 16 tỷ đồng thay vì theo Hiệp định vay quy định 10.000 USD đến 1.000.000 USD; So sánh ba báo gia theo Hiệp định vay quy định từ 20 triệu đồng đến dưới 10.000 USD đề nghị đưa lên trên 20 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng; cộng đồng thực hiện Hiệp định vay quy định dưới 20 triệu đồng đề nghị đưa lên dưới 50 triệu đồng.

Thứ hai, giảm tỷ lệ vốn đối ứng trong cơ cấu vốn đầu tư cơ sở hạ tầng từ 34% xuống còn 10% và tỷ lệ đóng góp của người hưởng lợi là 0%. Trong tỷ lệ củ thì vốn đối ứng và người hưởng lợi là 34%. Tỉnh dự án là tỉnh nghèo, thu ngân sách thấp, đời sống người dân địa phương rất khó khăn, việc cân đối ngân sách cũng như đóng góp của người hưởng lợi về vốn đối ứng hàng năm rất khó khăn. Do vậy, việc giảm tỷ lệ vốn đối ứng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là cần thiết.

2.2. Kiến nghị đối với Trung ương

Thứ nhất, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hỗ trợ hướng dẫn các thủ tục đấu thầu các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp có giá trị trên 200 triệu đồng.

Bộ cần hướng dẫn dự án xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật; đơn giá vật tư, giá cây con giống sẽ được các đơn vị dịch vụ lập trên cơ sở giá thị trường và được duyệt định kỳ của Sở tài chính tỉnh. Trên cơ sở đó, Ban QLDA mới có thể tạm ứng một phần kinh phí đê cung ứng giông với mô hình sản xuất nông - lâm nghiệp có tính thời vụ.

Thứ hai, để đánh giá tác động của dự án thông qua các kết quả đầu ra thì cần thiết phải có sự tham gia của tư vấn độc lập vào giai đoạn cuối của dự án. Do vậy, CPO cần có kế hoạch trình ADB phê duyệt công tác thuê tư vấn để tiến hành hoạt động này.

2.3. Kiến nghị đối với UBND tỉnh

Thứ nhất, cần có sự chỉ đạo của UBND tỉnh về việc phối hợp giữa các cơ quan ban ngành quản lý dự án trong tỉnh, tránh tình trạng chồng chéo về thủ tục, lãng phí thời gian trong quá trình xử lý thủ tục hành chính.

Thứ hai, sớm giao kế hoạch hàng năm cho dự án; kế hoạch tổng thể 2 năm còn lại của dự án đã được phê duyệt, tuy nhiên kế hoạch hàng năm giao cho dự án chậm, thường vào tháng 2 hàng năm, đặc biệt giao chỉ tiêu kế kế hoạch cho xã làm chủ đầu tư thường vào tháng 3, tháng 4 hàng năm. Chính vì vậy nên Ban QLDA các cấp thiếu chủ động trong công tác triển khai thực hiện

2.4. Kiến nghị đối với dự án “Giảm nghèo khu vực miền Trung”

Thứ nhất, cần có kế hoạch tuyên truyền về lợi ích của việc thực hiện các hoạt động của dự án cho người dân địa phương, đặc biệt là người dân tộc thiểu số; tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức của các hộ nghèo bằng các buổi, các khóa tập huấn.

Thứ hai, để hoạt động có được tính bền vững cần thiết phải tiếp tục cung cấp giống và các vật tư cho các hộ nghèo, đối với những hộ này, khả năng tự vận động bị hạn chế nên khi ngừng cấp giống, vật tư thì sản xuất dừng lại. Cũng có sự tham gia của các đơn vị dịch vụ hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, cung cấp các yếu tố đầu vào, thu mua sản phẩm đầu ra của người dân như trên đã đề cập.

Thứ ba, rà soát lại kế hoạch hoạt động của từng năm, đánh giá mức độ thành công và những hạn chế để từ đó xem xét nên đưa hoạt động nào vào kế hoạch thực hiện, những hoạt động nào sẽ bị loại ra. Một số hoạt động cần phải điều chỉnh nội dung, phương pháp cho phù hợp, nhất là các khóa tập huấn về kỹ thuật cho người dân. Cần có một kế hoạch tập huấn cụ thể và giám sát chặt chẽ việc thực hiện xây dựng mô hình sản xuất nông - lâm nghiệp của người dân. Đối với mô hình dịch vụ cần thiết phải có những tham vấn đánh giá khả năng đầu vào và đầu ra, tính bền vững của dịch vụ.

Thứ tư, tiếp tục hỗ trợ nâng cao năng lực cán bộ thực hiện dự án, và cán bộ các cơ quan quản lý dự án.

2.5. Kiến nghị đối với huyện Nam Đông

Thứ nhất, cần phối hợp với dự án xây dựng phương án đảm bảo tính bền vững của dự án sau năm 2009

Thứ hai, hỗ trợ thêm cán bộ thuộc các phòng ban của huyện, nhất là cán bộ kỹ thuật để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án và đảm bảo tính hiệu quả trong quá trình thực hiện các hoạt động của dự án.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số tác động của dự án “giảm nghèo khu vực miền trung” đối với sự phát triển kinh tế xã hội huyện nam đông tỉnh thừa thiên huế (Trang 122 - 126)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w