Hợp phần phát triển cộng đồng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số tác động của dự án “giảm nghèo khu vực miền trung” đối với sự phát triển kinh tế xã hội huyện nam đông tỉnh thừa thiên huế (Trang 68 - 71)

- Địa phương

18 Mhình lấy thức ăn từ sản phẩm cây tự trồng

3.2.3. Hợp phần phát triển cộng đồng

3.2.3.1. Các hoạt động của của hướng dẫn viên cộng đồng.

Hướng dẫn viên cộng đồng ở các xã đang đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình thực hiện dự án. Trong các chuyến đi thực địa, lãnh đạo các Ban QLDA xã đã nhiều lần đề nghị kéo dài thời gian làm việc của các hướng dẫn viên cộng đồng đến khi kết thúc dự án thay vì cuối năm 2007. Các tổ chức NGO đã rất nổ lực để đào tạo và giám sát hoạt động của các hướng dẫn viên cộng đồng, hỗ trợ họ về các cơ sở và tổ chức quản lý hiệu quả. Các NGO cũng đã thiết lập các mối quan hệ làm việc chặt chẽ giữa hướng dẫn viên cộng đồng, các đơn vị cung cấp dịch vụ và người dân vùng dự án; do vậy, Ban QLDA tỉnh rất ủng hộ việc tiếp tục hoạt động của các hướng dẫn viên cộng động và các NGO. Một số vướng mắc ban đầu giữa ban QLDA tỉnh và NGO về vài trò của các hướng dẫn viên cộng đồng đã được giải quyết và sự hợp tác giữa hai bên đang được tiến hành khá thuận lợi. Nếu tiếp tục thực hiện các hoạt động của dự án mà không có hỗ trợ của các hướng dẫn viên cộng đồng sẽ là một phương án không có tính xây dựng và mạo hiểm. Phương án đơn giản nhất và đáng tin cậy nhất là kéo dài hoặc ký mới các hợp đồng với NGO với các mức độ hoạt động của dự án theo quyết định của đoàn đánh giá ADB. Quyết định chính của đoàn sẽ là tiếp tục tổ chức các hoạt động tiếp theo với hỗ trợ của các hướng dẫn viên cộng đồng, bao gồm cả vai trò quản lý của các NGO, các hoạt động tăng cường năng lực có liên quan và sử dụng phần vốn chưa được phân bổ.

3.2.3.2. Các hoạt động của nhóm sở thích.

Theo dự kiến ban đầu các nhóm sở thích được thành lập trong giai đoạn đầu thực hiện các hoạt động dự án. Người dân với nhóm sở thích sẽ xác định các nhu cầu

của họ và đưa ra các đề xuất cho các VDP/CDP. Các khóa đào tạo, mô hình nông nghiệp trình diễn và vốn vay sẽ được cung cấp đáp ứng các nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, trên thực tế quá trình này được thực hiện khá khác với dự kiến ban đầu. Các NGO đã không bắt đầu làm việc cho tới nữa cuối năm 2005 và được chỉ đạo ưu tiên lập nhanh các VDP/CDP. Việc thiết lập các nhóm sở thích mới chỉ được thực hiện sau khi các VDP/CDP được hoàn thành cuối năm 2006. Trong thời gian còn lại của dự án vấn đề cần xem xét là liệu có thể thành lập nhiều nhóm tự quản và vững mạnh không. Việc thành lập các nhóm chỉ đơn giản là để hoàn thành chỉ tiêu không có ý nghĩa cũng như không sử dụng hiệu quả thời gian làm việc của các hướng dẫn viên cộng đồng và các nguồn lức dự án khan hiếm có. Phương án tốt hơn là tập trung vào các nổ lực thành lập các nhóm sở thích cho các hoạt động giống nhau và các hợp phần khác của dự án, cụ thể là hỗ trợ các nông dân quan tâm đến việc áp dụng và tiếp tục thực hiện các kỹ thuật mới do dự án giới thiệu. Các hướng dẫn viên cộng đồng và các NGO nên tập trung hỗ trợ các hoạt động mà người dân cho rằng có giá trị đối với cuộc sống của họ trong thời gian thực hiện dự án. Việc này có thể thực hiện đồng thời với việc xúc tiến thành lập các nhóm tự quản và có thể tự tiếp tục hoạt động trong thời gian tới. Các nhóm này có thể là những nhóm phát triển cộng đồng hoạt động trên phạm vi rộng hơn ở các thôn và xã, như đề xuất của một số tỉnh để hỗ trợ và điều phối các hoạt động chuyên mô hơn hay các Nhóm sở thích. Tuy nhiên, nên nhấn mạnh vào các hoạt động mang lại nhiều lợi ích trong thời gian thực hiện dự án. Cần điều chỉnh các mục tiêu cụ thể về các nhóm sở thích, thay vào đó tập trung hỗ trợ phương pháp tổng hợp hỗ trợ cải thiện sinh kế có kết hợp chặt chẽ với lãnh đạo xã, Hội phụ nữ, Ngân hàng NN&PTN và các cơ quan cung cấp dịch vụ đào tạo và thực hiện các mô hình nông nghiệp. Các Nhóm sở thích nên tập trung vào các hoạt động hiện đang thực hiện để hỗ trợ việc áp dụng các kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cải tiến bao gồm thuỷ sản, chăn nuôi và lâm nghiệp

3.2.3.3. Quản lý tài nguyên thiên nhiên ở vùng cao.

Như đã đề cập ở trên, có rất ít hoạt động sử dụng và quản lý tài nguyên thiên nhiên ở vùng cao bền vững hơn được thực hiện. Dự án đã xây dựng các bản đồ

nhưng chưa giao cho xã. Dự án chưa bắt đầu các hợp đồng cho việc lập kế hoạch quản lý tài nguyên và hiện đang bị trì hoãn chờ khi có quyết định về vốn DFID. Có rất ít hoạt động liên quan đến việc kiểm kê tài nguyên thiên nhiên của cộng đồng. Việc đo đạc diện tích đất đang được thực hiện sẽ giúp đẩy nhanh quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đề xuất tài trợ vốn hỗ trợ việc đăng ký đất đai đã bị cắt trong kế hoạch năm 2007 do vốn DFID bị cắt giảm. Khung chính sách giao đất rất tích cực và đã cụ thể hơn bằng các quy định mới đây về việc giao đất rừng tự nhiên. Như đã đề cập trên khả năng lựa chọn có thể là bỏ hoạt động này mặc dù đây là hoạt động rất quan trọng đối với đời sống sinh kế của người dân vùng dự án hoặc tăng cường và nổ lực hơn. Việc này có thể được hỗ trợ thong qua việc thành lập các nhóm làm việc ở cấp huyện và tỉnh, các hỗ trợ phù hợp của tư vấn. Ưu tiên chính sẽ là có đủ vốn cho hoạt động giao đất và có thể sử dụng vốn vay nếu cần thiết.

3.2.3.4. Phát triển người dân tộc thiểu số.

Các dữ liệu dự án cho thấy người dân tộc thiểu số đã tham gia vào quá trình lập kế hoạch có sự tham gia xây dựng các VDP/CDP, các khóa đào tạo và các mô hình nông nghiệp, trong các nhóm ANLT được vay vốn và hưởng lợi từ các công trình cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, dự án vẫn đang gặp phải khó khăn trong quá trình làm việc với người dân tộc thiểu số. So với người Kinh, nhiều người dân tộc thiểu số được học hành ít hơn, và nhiều người không biết chữ, không nói được tiếng Việt và rất hạn chế tiếp xúc văn hóa đô thị. Nghịch lý là hầu hết những người đang thực hiện dự án là người Kinh, không nói được tiếng dân tộc thiểu số, không hiểu rõ về vấn đề văn hóa của người dân tộc và chưa từng sinh sống trong hệ thống sinh kế vùng cao. Thái độ của họ đối với người dân tộc thiểu số hình như chỉ nhấn mạnh vào các điểm yếu dễ thấy so với văn hóa chính thức của quốc gia và rất ít khi đánh giá tích cực những nét văn hóa, kiến thức bản địa và chiến lược sinh kế ở vùng cao của người dân tộc thiểu số. Phát triển chaă nuôi tập trung vào các mô hình trên cơ sở kinh nghiệm sản xuất ở vùng đồng bằng, tăng cường sản xuất quanh nhà và các vụ mùa nông nghiệp của vùng đồng bằng khi chú ý rất ít đến việc tăng cường các hệ thống sản xuất bản địa như canh tác trên đất dốc, chăn thả gia súc cảu xã và sử dụng các lâm sản phi gỗ.

Nhiều khóa đào tạo được tổ chức trong lớp học, sử dụng các bài giảng bằng tiếng Việt và các tài liệu viết trên giấy mặc dù hiện nay đã có những nổ lực chuyển sang áp dụng các phương pháp thực tiễn hơn, áp dụng nhiều hơn các kỹ thuật tập huấn đầu bờ. Dự án có thể nâng cao hiểu biết của cán bộ dự án bằng việc sử dụng các phương tiện truyền thông, tổ chức đào tạo tiếng dân tộc thiểu số với sự hỗ trợ của tư vấn, tổ chức các chuyến thăm quan học tập tới những địa điểm có ví dụ tốt điển hình về phát triển người dân tộc thiểu số. Việc thực hiện dự án có thể được điều chỉnh theo các ưu tiên , kỹ năng ngôn ngữ, cách thức học hỏi và chiến lược sinhkế của các cộng đồng người dân tộc thiểu số. Cần nhấn mạnh vào việc đào tạo trên thực tế các lớp tập huấn đầu bờ và phương pháp người nông dân nói với người nông dân.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số tác động của dự án “giảm nghèo khu vực miền trung” đối với sự phát triển kinh tế xã hội huyện nam đông tỉnh thừa thiên huế (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w