Một số nguyên nhân chính làm chậm tiến độ thực hiện dự án

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số tác động của dự án “giảm nghèo khu vực miền trung” đối với sự phát triển kinh tế xã hội huyện nam đông tỉnh thừa thiên huế (Trang 74 - 80)

- Địa phương

18 Mhình lấy thức ăn từ sản phẩm cây tự trồng

3.2.6. Một số nguyên nhân chính làm chậm tiến độ thực hiện dự án

Dự án “Giảm nghèo khu vực miền Trung” đầu tư tại huyện Nam Đông là hết sức thiết thực đối với người dân địa phương, dự án đã góp phần giảm nghèo cho huyện Nam Đông nói riêng cũng như góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung.

Như đã trình bày ở các phần trên, dự án “Giảm nghèo khu vực miền Trung” bao gồm 5 hợp phần chính, mỗi hợp phần lại bao gồm rất nhiều hoạt động cụ thể khác nhau liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới công cuộc xóa đói, giảm nghèo của các cấp cơ sở và chủ yếu là người dân địa phương. Việc đầu tư các hợp phần này đã góp phần thiết lập nên một dự án có tính toàn diện trong xóa đói giảm nghèo tại một địa phương là vùng cao như huyện Nam Đông, khu vực được đánh giá là một trong các

khu vực có tỷ lệ nghèo đói cáo nhất của Việt Nam, cũng như được đánh giá là khu vực chịu nhiều thiệt thòi nhất do hậu quả của thiên tai và khí hậu biến đổi phức tạp.

Tuy dự án còn 2 năm, nhưng thời gian thuận lợi để thực hiện dự án thực tế chỉ còn 1 năm, vì khí hậu ở vùng dự án có 3-5 tháng là mùa mưa, không thích hợp để thực hiện các hoạt động ngoài trời. Nhìn chung, dự án được triển khai rất chậm.

Là dự án tổng hợp, đa mục tiêu, nhiều lĩnh vực, nhiều nội dung đầu tư, có quá nhiều hoạt động với quy mô nhỏ từ vài triệu đồng trở lên, nhưng chưa có mô hình để áp dụng, chưa có định mức đơn giá để vận dụng nên quá trình triển khai thực hiện các hoạt động gặp rất nhiều khó khăn.

Dự án được phân cấp triệt để cho địa phương nhưng cơ cấu tổ chức quản lý dự án ở tỉnh lại thiếu đồng bộ. Theo thiết kế dự án, chỉ có ban QLDA tỉnh và ban QLDA xã, cấp huyện chỉ thành lập nhóm HTKT huyện làm nhiệm vụ hướng dẫn thủ tục cho ban QLDA xã thực hiện dự án. Do không phát huy được bộ máy cấp huyện, ban QLDA tỉnh phải thực hiện khối lượng công việc rất lớn trong khi hạn chế về số lượng cán bộ và chuyên môn nghiệp vụ; ban QLDA xã tuy được đào tạo và hướng dẫn nhưng năng lực quản lý thực hiện dự án còn nhiều hạn chế.

Quy định về thủ tục đấu thầu tại Hiệp định vay không phù hợp với thực tế vùng dự án và các quy định của Chính phủ Việt Nam như: các công trình có mức vốn lớn hơn 10.000 USD đến dưới 1 triệu USD phải đấu thầu rộng rãi trong nước’ từ 10.000 USD trở xuống phải đấu thầu cạnh tranh dựa trên 3 bản báo giá của các nhà thầu; dưới 20 triệu đồng do cộng đồng tự thực hiện. Do đó việc thực hiện các thủ tục đấu thầu mất rất nhiều thời gian, nhưng mức đầu tư lại thấp, đây là một trong những nguyên nhân giải ngân chậm.

Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành còn hạn chế; quy trình thẩm định, phê duyệt các thủ tục về xây dựng, quản lý đầu tư ở tỉnh, huyện chưa hợp lý, mất nhiều thời gian chờ đợi

Hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp: các mô hình đang được triển khai bước đầu đã có những thành công nhất định. Mô hình vườn gia đình được triển khai, tuy nhiên chỉ giải quyết tự cấp, tự túc, chưa mang tính hàng hóa. Một số mô hình triển

khai, tuy nhiên chỉ phù hợp với những hộ tạm đủ về lương thực, có đủ tiềm năng để duy trì. Thành công của mô hình phụ thuộc vào kỹ thuật và điều kiện, phong tục tập quán từng địa phương. Thủ tục thực hiện còn phức tạp, chưa có định mức cụ thể về giá, đào tạo còn ít. Do đó cần đẩy mạnh công tác tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân. Triển khai các mô hình cần tính đến các yếu tố phù hợp với từng địa phương. Đơn giản hóa các thủ tục. Thống nhất các đơn giá định mức. Cần duy trì việc cấp giống, cây con cho các hộ nghèo nhằm duy trì mô hình.

Hoạt động phi nông nghiệp còn chưa được triển khai toàn diện trên toàn dự án, nguyên nhân chủ yếu do công tác lập VDP/CDP còn yếu, các nội dung chưa được đưa vào. Do đó trong kế hoạch rà soát cuối năm đối với VDP/CDP, các NGO và CF nhất thiết cần đưa nội dung các hoạt động phi nông nghiệp vào triển khai.

* Tổ chức quản lý thực hiện dự án từ Trung ương đến địa phương chưa đồng bộ và hiệu quả chưa cao: Do thiết kế dự án tại cấp Trung ương chỉ có Văn phòng dự án Trung ương; ở cấp tỉnh có ban QLDA tình; cấp huyện chỉ có nhóm HTKT huyện; cấp xã có ban QLDA xã; VPDATW chỉ là đơn vị khâu nối các hoạt động của ban QLDA các tỉnh, không có quyền quyết định để các tỉnh tuân thủ theo sự điều hành, chỉ đạo ở cấp Trung ương; Ban QLDA tỉnh chưa đủ chức năng khâu nối các sở ban ngành trong tỉnh tham gia dự án; nhóm HTKT ở huyện không gắn kết được các phòng chức năng của huyện tham gia dự án. Vì vậy, sự tham gia dự án của các bên liên quan không có sự đồng nhất theo sự chỉ đạo chung. Nhất là cấp huyện, là cấp trực tiếp thực hiện các chức năng phê duyệt, thẩm định . . . được bộ phận này lại phải chờ bộ phận khác, dẫn tới chậm trễ

- Sự phối hợp giữa ban QLDA tỉnh với huyện chưa thực sự tốt. Các hoạt động do Ban QLDA tỉnh làm chủ đầu tư thường trực tiếp từ các nhà cung cấp dịch vụ xuống xã, hầu như không thông qua huyện do đó UBND huyện cũng như nhóm HTKT huyện không nắm được các hoạt động cụ thể diễn ra trên địa bàn huyện.

- Đối với các tiểu dự án do ban QLDA xã làm chủ đầu tư, việc phê duyệt thiết kế dự toán lúc thì do UBND huyện thực hiện, lúc thì do Ban QLDA xã tự duyệt. Mức độ đầu tư cho công trình như nhau cũng khác nhau.

* Giao kế hoạch năm rất chậm nên thiếu sự chủ động trong công tác chuẩn bị đầu tư

Kế hoạch năm được giao chậm, thường vào tháng 2 của năm, đặc biệt giao chỉ tiêu kế hoạch cho xã làm chủ đầu tư thường vào tháng 3 hàng năm. Chính vì giao kế hoạch muộn nên ban QLDA cấp tỉnh, đặc biệt là cấp xã thiếu sự chủ động trong công tác chuẩn bị đầu tư dẫn đến không kịp thi công các công trình CSHT trong mùa khô, không kịp mùa vụ để thực hiện các mô hình trồng trọt, đặc biệt cây trồng ngắn ngày vụ đông xuân.

* Năng lực của ban QLDA tỉnh và nhóm HTKT huyện còn hạn chế so với nhiệm vụ đảm nhận

- Ban QLDA tỉnh làm chủ đầu tư tới 90% số vốn đầu tư nhưng tiến độ thực hiện dự án chậm

Ban QLDA tỉnh chưa linh hoạt trong điều chỉnh chênh lệch giá: lúc ký hợp đồng, giá cao hơn so với thời điểm lập dự toán, do đó ban QLDA tỉnh buộc nhà thầu phải lập dự toán lại khiến chậm tiến độ. Một số công trình quy mô nhỏ trên cùng một xã có kỹ thuật tương tự chưa được ghép lại thành một gói thầu để có giá trị lớn và giảm thủ tục hồ sơ, và sẽ hấp dẫn các nhà thầu xây dựng hơn. Việc cung cấp dịch vụ chưa kịp thời, như cây giống về quá chậm.

Số lượng công việc nhiều, cán bộ lại mỏng, riêng phần CSHT chiếm phần lớn trong dự án nhưng ban QLDA tỉnh chỉ có 3-4 cán bộ theo dõi. Hơn nữa cán bộ của dự án thay đổi nhiều lần cũng gây khó khăn trong quá trình làm các thủ tục nhất là thủ tục thanh toán.

- Năng lực của ban QLDA xã

Năng lực của ban QLDA xã còn yếu, đặc biệt về kế toán, do đó tiến độ thực hiện dự án chậm. Ban QLDA mặc dù khá đông (8 người) nhưng công việc dự án chủ yếu tập trung trong một số thành phần chủ chốt trong ban phát triển xã (Trưởng/ phó ban, kế toán). Ban QLDA xã không nắm được thủ tục và trình tự đầu tư nên thực hiện chưa đúng, còn sai sót nên phải làm đi làm lại nhiều lần

Năng lực cán bộ không đồng đều do chênh lệch trình độ giữa người kinh và người dân tộc, vùng núi và đồng bằng. Trong quá trình tập huấn thường không phân

chia lớp theo trình độ do đó nhiều khi cán bộ khá sẽ tiếp thu bài giảng nhanh hơn còn cán bộ có trình độ kém hơn không kịp tiếp thu theo bài giảng, nên bị bỏ qua và sẽ rỗng kiến thức phần đó.

Tài liệu hướng dẫn có đầy đủ tuy nhiên các cán bộ thường ngại đọc, học nên ít vận dụng được vào thực tế. Thêm nữa đây là lần đầu tiên được tiếp xúc với các từ chuyên môn và kiến thúc mới nên cũng khó tiếp thu, nhất là đối với cán bộ lớn tuổi.

Cán bộ ban QLDA xã đều làm kiêm nhiệm: một vài xã chủ tịch xã có tới 4-5 chức danh, kế toán phải làm kế toán ngân sách xã, kế toán chương trình 134, chương trình 135 . . . nên còn rất ít thời gian dành cho công tác dự án.

Công tác quản lý hồ sơ của nhiều kế toán nhiều nới còn chưa khoa học, thậm chí thất lạc, chủ yếu ở những xã vùng cao, người dân tộc, nguyên nhân do trình độ tiếp thu kiến thức tập huấn còn yếu và hồ sơ thì nhiều, hơn nữa đây cũng là lần đầu tiên thực hiện nên chưa quen việc

* Năng lực nhóm HTKT huyện: Năng lực một số thành viên của nhóm HTKT huyện còn yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu công việc. Thành viên nhóm HTKT huyện hầu hết đều có trình độ đại học và cao đẳng nhưng với nhiều chuyên môn khác nhau, do mỗi người thường phải phụ trách theo địa bàn nên khó có thê giải quyết được mọi việc, ví dụ người có chuyên môn Tài chính nhưng không thông thạo thủ tục đầu thầu cơ bản và ngược lại . . .

Các thành viên nhóm HTKT huyện phần lớn là thanh niên trẻ, mới ra trường và có ít kinh nghiệm thực tế nên cũng bị hạn chế trong công việc. Hơn nữa, đây cũng là lần đầu tiên họ tiếp xúc với loại hình công việc mới nên cũng nhiều bỡ ngỡ.

Trên thực tế thì thời gian và giáo trình tập huấn của nhóm HTKT huyện cũng giống như đối với cán bộ xã ên có chăng thì họ chỉ hơn cán bộ xã ít nhiều do năng lực tiếp thu tốt hơn.

* Các bước hướng dẫn thực hiện chưa được cụ thể hóa cho 1 tiểu dự án xây dựng CSHTcũng như các bước thực hiện mô hình sản xuất nông lâm nghiệp cho cấp xã

Theo sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án được tóm tắt thành 3 phần: (i) lập kế hoạch và quản lý đầu tư – xây dựng, (ii) thủ tục mua sắm - đấu thầu, (iii) thủ tục

thanh toán và giải ngân. Mặc dù các cán bộ dự án đã được tập huấn, song vì tài liệu quá dày lại phức tạp, có nhiều bước để thực hiện 1 tiểu dự án và 1 mô hình do đó rất khó cho sự tiếp thu của cán bộ dự án, nhất là đối với cán bộ cấp xã do trình độ có hạn.

Thời gian tập huấn có hạn, chỉ 1 lần do đó hạn chế rất nhiều tới khả năng tiếp thu cũng như tiếp cận đầy đủ với kiến thức của cán bộ

Ban QLDA tỉnh chưa lượng hóa tài liệu thành các bước thực hiện cụ thể mà hầu như là cứ trao nguyên tài liệu đó cho huyện và xã nên các Ban QLDA xã chưa thành thạo, cũng như nhóm HTKT huyện lúng túng trong công tác hướng dẫn xã, đặc biệt là đối với các thủ tục đầu tư và quản lý đầu tư.

* Phân cấp quản lý đầu tư chưa phù thợp theo Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 và Nghị định 112/2005/NĐ-CP ngày 29/9/2006.

Việc phân cấp quản lý đầu tư cho ban QLDA xã được ban QLDA tỉnh áp dụng chưa phù hợp với Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 và Nghị định 112/2005/NĐ-CP ngày 29/9/2006. Theo khoản 1 điều 1 Nghị định 112/2005/NĐ-CP quy định đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì chủ đầu tư xây dựng công trình do người quyết định đầu tư quyết định trước khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình. Tuy được UBND tỉnh phân cấp cho UBND xã làm chủ đầu tư các công trình CSHT có mức vốn đầu tư dưới 160 triệu đồng/ tiểu dự án nhưng UBND xã và Ban QLDA xã lại không có thực quyền. Theo Luật đầu tư và Luật xây dựng xác định chủ đầu tư là người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn đầu tư xây dựng công trình. Theo mục c khoản 2 điều 11 Nghị định 16/2005/NĐ-CP về thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng công trình thì chủ tịch UBND tỉnh phân cấp cho cấp xã được quyết định đầu tư các dự án thuộc ngân sách địa phương dưới 3 tỷ đồng. Việc UBND tỉnh giao cho xã làm chủ đầu tư các công trình dưới 160 triệu rất thấp so với mức được phân cấp là hoàn toàn hợp lý. Theo khoản 12 điều 1 của Nghị định 112/2005/NĐ-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư và Ban QLDA, theo đó chủ đầu tư thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng. Một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ đầu tư là tổ chức thẩm định và phê duyệt các

bước thiết kế, dự toán xây dựng công trình sau khi dự án được phê duyệt. Trên thực tế thì báo cáo KTKT do UBND huyện phê duyệt, thiết kế và dự toán do UBND xã phê duyệt. Riêng dự toán mô hình nông nghiệp và dự toán hợp phần an ninh lương thực lại do Sở chuyên ngành phê duyệt chứ không phải do chủ đầu tư phê duyệt. Đây là cách làm trước thời điểm ban hành Nghị định 16/2005/NĐ-CP

* Có quá ít nhà tư vấn khảo sát thiết kế và cung cấp dịch vụ

Đối với các công trình CSHT buộc phải thuê tư vấn thiết kế và thẩm định. Thực tế trên địa bàn, nhát là đối với các huyện có quá ít các đơn vị tư vấn thiết kế để thuê. Hơn nữa, những công trình nhỏ cũng không hấp dẫn đối với họ, do đó công tác thuê tư vấn thiết kế và thẩm định rất khó khăn, nhiều xã không thuê được tư vấn

Việc cung cấp dịch vụ cho các mô hình nông nghiệp khó khăn do thiếu các nhà cung cấp dịch vụ trên địa bàn, Một mặt do dự toán tính chưa đủ các đầu vào nên giá thấp, mặt khác quy mô của một mô hình không lớn, do đó thiếu sự hấp dẫn các nhà cung cấp dịch vụ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số tác động của dự án “giảm nghèo khu vực miền trung” đối với sự phát triển kinh tế xã hội huyện nam đông tỉnh thừa thiên huế (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w